Q trình phân tích

Một phần của tài liệu giao_trinh_nhap_mon_cong_nghe_phan_mem (Trang 26 - 28)

1 .Tổng quan

1.1 Q trình phân tích

1.1.1 Phân tích phạm vi dự án

Người phân tích hệ thống dùng thuật ngữ phạm vi để chỉ trách nhiệm dự án phải thực thi. Ngược lại, phạm vi dự án là nhiệm vụ lớn và phức tạp được thực hiện bởi chương trình.

Để xác định phạm vi dự án, bằng xác định quá trình nghiệp vụ ứng dụng sẽ đối đầu. Đó là những phạm vi vấn đề của ứng dụng. Nói chung, có hai phần đối với bất kỳ giải pháp nghiệp vụ: phần triển khai ứng dụng và phần thực hiện bởi con người hay chương trình. Định ra ranh giới ứng dụng tức là xác định qui trình trách nhiệm.

Một khi đã định nghĩa trách nhiệm của dự án:

• Chia trách nhiệm thành những nhiệm vụ con để đưa ra ý tưởng cho chính mình về bao nhiêu mơ đun chương trình khác nhau u cầu?

• Xác định bao nhiêu vùng địa lý liên quan (chi nhánh văn phịng). • Ước lượng số người dùng ứng dụng và thời gian ứng dụng được duy trì. • Tính chính xác.

• Cuối cùng, hiểu khách hàng mong đợi dự án được triển khai.

Tại thời điểm này, chúng ta có ý tưởng phạm vi dự án. Cân nhắc độ lớn dự án đối với thời gian và ràng buộc ngân sách. Nếu dự án quá lớn về thời gian và tiền bạc cho chi trả thì

bàn bạc vấn đề với khách hàng để đưa ra quyết định thương lượng cho thõa đáng. Chúng ta phải chọn lựa hoặc nhiều thời gian hơn, hoặc nhiều tiền hơn hoặc cả hai. Hoặc chúng ta phải giảm phạm vi dự án xuống. Phân tích tất cả những tình huống ở giai đoạn đầu của dự án sẽ làm cho dự án thành công nhiều hơn.

1.1.2 Phân tích mở rộng yêu cầu nghiệp vụ a. Xác định yêu cầu nghiệp vụ a. Xác định yêu cầu nghiệp vụ

Mỗi dự án sẽ có một hay nhiều yêu cầu nghiệp vụ. Mỗi yêu cầu nghiệp vụ là một mô tả tác nhiệm cụ thể trong nghiệp vụ của khách hàng. Ví dụ. lưu vết q trình đầu tư. Một tác vụ như kiểm soát đầu tư cần chia nhỏ thành những phần chắc chắn cho đến khi mỗi phần đủ để mơ tả cơng việc chính xác

Khi mức độ của thành phần chia nhỏ dưới mức tối thiểu, xác định lại trình tự thành phần.

Mỗi tác vụ được gọi là yêu cầu nghiệp vụ hay quy tắc nghiệp vụ. Quy tắc doanh nghiệp được viết theo ngôn ngữ được hiểu bởi những người khơng chun máy tính sao cho người dùng có thể kiểm tra luật một cách chính xác

b. Xác định yêu cầu chất lượng khách hàng

Mỗi dự án phần mềm có thể yêu cầu nhanh, bảo mật, phụ thuộc, dễ dùng, hay bug-free. Trong thế giới thực, thời gian và ràng buộc tài chính làm cho khơng thể tạo ra những chương trình dự án hồn chỉnh. Thay vào đó, điều quan trọng để quyết định dựa trên mức độ chấp nhận của chất lượng thõa mãn khách hàng.

Ví dụ: khi khách hàng quyết định ứng dụng phải sẵn sàng 23 giờ trong ngày, bỏ qua thời gian vận hành không giảm. Chất lượng khác bao gồm số người dùng truy cập hiện hành, thời gian tối đa phải chờ để hồn thành cơng việc trong ứng dụng (sự phản hồi), độ bảo mật ứng dụng, hay hơn nữa.

c.Phân tích hạ tầng cơ sở hiện hành

Phần quan trọng trong thiết kế giải pháp là phân tích kỹ thuật thay thế. Điển hình, giải pháp phần mềm được đưa vào hơn là thay thế hệ thống hiện hành. Dự án cần làm việc trên phần cứng và phần mềm mà người dùng hiện có. Biết được hệ điều hành đang được cài trên máy của người dùng, loại mạng đang sử dụng, và nếu người dùng đang chạy phần mềm khơng tương thích với chương trình mới hơn. Nên bỏ thời gian tìm hiểu máy chủ hiện hành, hệ điều hành, phần mềm đang chạy.

Khi đưa giải pháp, nhớ rằng cơ sở hạ tầng hiện hành đảm bảo giải pháp của chúng ta có thể tương thích.

d. Phân tích ảnh hưởng kỹ thuật

Nếu cần mở rộng chức năng cho hệ thống hiện hành, chúng ta mong ước thay đổi hệ thống cũ cả việc cải thiện hệ thống cũ và tích hợp dễ dàng hơn hệ thống mới. Ví dụ, chức năng của chương trình kế tốn lưu trữ dữ liệu nhỏ như CSDL hướng đến tập tin Access. Để tạo dữ liệu truy xuất hiệu quả hơn và thõa mãn yêu cầu của giải pháp mới, chúng ta mới chuyển toàn bộ dữ liệu sang hệ quản trị csdl SQL Server. Việc suy nghĩ trước sẽ tiết kiệm thời gian sau đó: trãi qua thời gian tìm hiểu sự khác biệt về giao tác, bảo mật, và những chức năng khác giữa kỹ thuật cũ và giải pháp mới.

Chúng ta nên tìm hiểu thủ tục chuyển đổi dữ liệu từ kỹ thuật cũ sang kỹ thuật mới. Đảm bảo được phép thực nghiệm những thủ tục này, và có kế hoạch bảo lưu trong trường hợp thực hiện vấn đề này bị lỗi. Đảm bảo chắc chắn những tác động chuyển đổi trên mọi thành phần của hệ thống, không chỉ phần tử gần nhất thay đổi.

Một phần của tài liệu giao_trinh_nhap_mon_cong_nghe_phan_mem (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)