.Thiết kế màn hình tra cứu

Một phần của tài liệu giao_trinh_nhap_mon_cong_nghe_phan_mem (Trang 114 - 116)

3.1 Mơ tả màn hình tra cứu

ƒ Ý nghĩa sử dụng

Màn hình tra cứu là màn hình cho phép người dùng tìm kiếm và xem các thơng tin về các đối tượng.

ƒ Nội dung

+ Tiêu chuẩn tra cứu: Các thông tin được sử dụng cho việc tìm kiếm (thơng thường là các thuộc tính).

+ Kết quả tra cứu: Cho biết có tìm thấy hay không. Các thông tin cơ bản về đối tượng tìm kiếm (các thuộc tính). Các thơng tin về q trình hoạt động của đối tượng (quan hệ với các đối tượng khác).

ƒ Hình thức trình bày

+Tiêu chuẩn tra cứu: Biểu thức logic, Cây, tích hợp

+ Kết quả tra cứu: Thông báo, danh sách đơn, xâu các danh sách, cây danh sách. ƒ Thao tác người dùng: Nhập các giá trị cho các tiêu chuẩn tra cứu, yêu cầu bắt đầu tra

cứu, xem chi tiết các kết quả tra cứu.

3.2 Thể hiện tiêu chuẩn tra cứu 3.2.1 Tra cứu với biểu thức logic 3.2.1 Tra cứu với biểu thức logic

Tiêu chuẩn tra cứu được thể hiện dưới dạng một biểu thức logic có dạng như sau: <Biểu thức logic>=<biểu thức cơ sở>

Phép toán logic …

Phép toán AND, OR, NOT, phép so sánh

3.2.2 Tra cứu với hình thức cây

Tiêu chuẩn tra cứu được thể hiện qua cây mà các nút chính là các bộ phận trong tổ chức của thế giới thực. Hình thức này rất thích hợp với các thế giới thực có cấu trúc tổ chức phân cấp.

3.2.3 Tích hợp

3.3 Thể hiện kết quả tra cứu

3.3.1 Kết quả tra cứu dùng thông báo

Với hình thức này kết quả tra cứu chỉ đơn giản là câu thơng báo cho biết có hay khơng đối tượng cần tìm. Đây là hình thức đơn giản nhất và có tính tiện dụng thấp nhất. Với hình thức này người sử dụng không biết thêm thơng tin gì của đối tượng tìm thấy.

3.3.2 Kết quả tra cứu dùng danh sách đơn

Với hình thức này kết quả tra cứu là danh sách các đối tượng tìm thấy cùng với một số thông in cơ bản về đối tượng. Hình thức này cho phép người dùng biết thêm thơng tin cơ bản về đối tượng tìm thấy nhưng không biết chi tiết về các hoạt động của đối tượng qua các quan hệ với đối tượng khác.

3.3.3 Kết quả tra cứu dùng xâu các danh sách

Với hình thức này kết quả tra cứu bao gồm nhiều danh sách mà trong đó danh sách thứ k dsk chứa các mô tả cho một phẩn tử trong danh sách thứ k-1 dsk-1. Danh sách đầu tiên chính là danh sách đơn trong hình thức trên.

Hình thức này không những cho phép xem các thông tin cơ bản về đối tượng tìm thấy mà cịn cho biết chi tiết về hoạt động của đối tượng qua các quan hệ với các đối tượng khác.

3.3.4 Cây các danh sách

Với hình thức này kết quả tra cứu là cây mà các nút chính là các danh sách. Danh sách tương ứng trong một nút con sẽ là các thông tin mô tả chi tiết về một phần tử được chọn trong danh sách của nút cha. Danh sách đầu tiên chính là danh sách đơn trong hình thức phía trên.

Hình thức trình bày này cho phép xem được quá trình hoạt động của đối tượng với nhiều quan hệ, nhiều loại hoạt động khác.

3.4 Thao tác người dùng và xử lý của phần mềm

ƒ Nhập giá trị cho các tiêu chuẩn tra cứu:

- Có thể nhập một số hoặc tất cả tiêu chuẩn tra cứu

-Với các tiêu chuẩn thường dùng có thể dùng giá trị định sẳn (loại sách thường tìm, loại hàng thường mua, …) để tiện dụng hơn cho người dùng.

- Trong q trình nhập liệu thơng thường phần mềm sẽ khơng có xử lý tính tốn nào ngoài việc chờ nhập giá trị cho các tiêu chuẩn tra cứu.

- Nhấn vào nút tra cứu.

- Dựa vào giá trị các tiêu chuẩn tra cứu phần mềm sẽ tiến hành đọc và xuất các kết quả tra cứu tương ứng (xử lý tra cứu).

ƒ Xem xét chi tiết các kết quả tra cứu

- Chọn đối tượng cần xem chi tiết trong danh sách của kết quả tra cứu..

- Nhập phạm vi thời gian cần quan sát (thông thường là thời gian từ ngày … đến này … hoặc đơn vị thời gian cụ thể tháng … năm …).

- Dựa vào đối tượng được chọn và dựa vào phạm vị thời gian, phần mềm sẽ đọc và xuất các kết quả tra cứu cấp chi tiết hơn theo từng loại hoạt động.

ƒ Yêu cầu kết xuất

- Có thể bổ sung các nút điều khiển tương ứng với việc in ấn hoặc ghi lên tập tin các kết quả tra cứu. Thơng thường mỗi kết quả tra cứu sẽ có một nút riêng, nhưng cũng có thể dùng chung một nút cho mọi kết quả tra cứu (dựa vào kết quả hiện hành).

- Việc kết xuất thông thường là qua máy in, tuy nhiên cũng có thể cho phép người dùng xác định lại đích của kết xuất (tập tin Excel, trang web,…) tùy theo mục đích sử dụng.

Một phần của tài liệu giao_trinh_nhap_mon_cong_nghe_phan_mem (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)