Nhóm kỹ thuật tấn cơng

Một phần của tài liệu Tài liệu môn cầu lông Học viện Ngân hàng (Trang 34 - 39)

- Kết thúc: Sau khi tiếp xúc cầu VĐV nhanh chóng trở về vị trí và tư thế

2. Nhóm kỹ thuật tấn cơng

Trong thi đấu cầu lông, những kỹ thuật tấn công ln được các VĐV chú trọng sử dụng với mục đích là để ghi điểm trực tiếp hoặc đưa đối phương vào thế bị động từ đó VĐV chủ động trong những đường cầu tiếp theo để ghi điểm. Kỹ thuật tấn cơng có thể được thực hiện ở những vị trí khác nhau như trên lưới, giữa sân haycuối sân bằng những đường cầu khác nhau như cao hoặc thấp, thẳng hoặc chéo kết hợp với những điểm rơi khác nhau trên sân đối phương. Vì vậy, kỹ thuật tấn cơng trong cầu lơng rất phong phú và đa dạng.

Có 3 kỹ thuật tấn cơng cơ bản thường được sử dụng là kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay, đánh cầu cao trái tay và đánh cầu trên đầu thuận tay.

2.1. Kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay

Kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay được sử dụng khi đối phương đánh cầu sang phía bên tay thuận của VĐV với đường cầu cao hoặc bay song song với mặt sân về phía nửa sau của sân. Với kỹ thuật này, VĐV có thể thực hiện đường cầu cao sâu, lao sâu hoặc bỏ nhỏ gần lưới để đánh trả sang sân đối phương tùy thuộc vào tình huống cụ thể và ý đồ chiến thuật của mình.

- Tư thế chuẩn bị : VĐV ở tư thế chuẩn bị khi cầu đang trong cuộc.

- Động tác đánh cầu: khi cầu bay sang, VĐV bước chân cùng bên với tay

cầm vợt sang bên phía vị trí đánh cầu, đồng thời tay cầm vợt theo cách cầm vợt thuận tay cũng đưa sang bên phía đánh cầu, khuỷu tay co, cổ tay mở, đầu vợt hướng ra phía sau. Khi cầu đến vừa tầm đánh, VĐV ổn định tư thế thân người, thực hiện động tác duỗi cánh tay, gập cổ tay, kết hợp xoay cẳng tay đưa đầu vợt chuyển động nhanh từ sau ra trước, từ trên xuống dưới tiếp xúc mặt phải vợt vào đế cầu ở vị trí 1 giờ, 2 giờ hoặc 3 giờ chếch trước thân người. Ở giai đoạn này VĐV cần chú ý điều khiển góc độ mặt vợt và lực tác động phù hợp để đưa cầu sang sân đối phương theo ý đồ chiến thuật của mình.

- Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc cầu, theo quán tính vợt tiếp tục lăng ra

trước, VĐV chủ động dừng vợt rồi nhanh chóng trở về vị trí và tư thế chuẩn bị cơ bản để sẵn sàng thực hiện các động tác đánh cầu tiếp theo.

Tùy thuộc vị trí đánh cầu gần hay xa vị trí chuẩn bị của mình mà VĐV có thể sử dụng bước đệm, hoặc bước chéo để di chuyển đến vị trí đánh cầu một cách nhanh nhất và có tư thế đánh cầu thuận lợi nhất.

Đánh cầu cao thuận tay cũng có thể thực hiện với động tác bật nhảy bằng cách dùng chân trụ đạp đất đẩy người bật nhảy về phía cầu đến để thực hiện động tác đánh cầu trên không để đường cầu tấn công hiệu quả hơn.

2.2 Kỹ thuật đánh cầu cao trái tay

Kỹ thuật đánh cầu cao trái tay được sử dụng khi đối phương đánh cầu sang phía bên trái tay của VĐV với đường cầu cao hoặc bay song song với mặt sân về phía nửa sau của sân. Với kỹ thuật này, VĐV có thể thực hiện đường cầu cao sâu, lao sâu hoặc bỏ nhỏ gần lưới để đánh trả sang sân đối phương tùy thuộc vào tình huống cụ thể và ý đồ chiến thuật của mình.

- Tư thế chuẩn bị: VĐV ở tư thế chuẩn bị khi cầu đang trong cuộc.

- Động tác đánh cầu: khi cầu sang, VĐV xoay người, bước chân cùng bên

tay cầm vợt sang phía vị trí đánh cầu; đồng thời tay cầm vợt theo cách cầm vợt trái tay đưa sang bên trái tay lên cao trên vai, khuỷu tay nâng cao đưa ra trước, đầu vợt hướng ra sau, mắt quan sát đường cầu đến. Khi cầu đến vừa tầm đánh, VĐV ổn định tư thế thân người, thực hiện động tác duỗi thẳng cánh tay, xoay cẳng tay kết hợp mở cổ tay đưa đầu vợt chuyển động nhanh từ sau ra trước, từ trên xuống dưới để tiếp xúc mặt trái của vợt vào đế cầu; điểm tiếp xúc cầu ở vị trí 9 giờ, 10 giờ

hoặc 11 giờ chếch trước thân người. Ở giai đoạn này VĐV cần chú ý điều khiển góc độ mặt vợt và lực tác động phù hợp để đưa cầu sang sân đối phương theo ý đồ chiến thuật của mình.

- Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc cầu, theo quán tính vợt tiếp tục lăng ra

trước, VĐV chủ động dừng vợt rồi nhanh chóng trở về vị trí và tư thế chuẩn bị cơ bản để sẵn sàng thực hiện các động tác đánh cầu tiếp theo.

Tùy thuộc vị trí đánh cầu gần hay xa vị trí chuẩn bị mà VĐV có thể sử dụng bước đệm, hoặc bước chéo để di chuyển đến vị trí đánh cầu một cách nhanh nhất và có tư thế đánh cầu thuận lợi nhất.

2.3. Kỹ thuật đánh cầu trên đầu thuận tay:

Kỹ thuật đánh cầu trên đầu thuận tay được sử dụng khi đối phương đánh cầu sang với đường cầu cao và điểm rơi ở phía cuối sân. Đây là kỹ thuật tấn cơng chủ yếu thường được áp dụng trong các trận thi đấu cầu lơng do tận dụng được tối đa lực của tồn thân cũng như đánh cầu ở điểm cao nhất có thể. Với kỹ thuật này, tùy thuộc vào ý đồ chiến thuật VĐV có thể thực hiện đường cầu cao sâu cuối sân, bỏ nhỏ gần lưới hoặc đập cầu để tấn công đối phương.

- Tư thế chuẩn bị : Cũng như các kỹ thuật đánh cầu khác, tư thế chuẩn bị của

VĐV là tư thế chuẩn bị khi cầu đang trong cuộc.

- Động tác đánh cầu: từ vị trí chuẩn bị, VĐV lùi chân cùng bên với tay cầm

vợt ra sau về phía vị trí đánh cầu, đồng thời xoay thân người, mở vai, tay cầm vợt theo cách cầm vợt thuận tay đưa ra sau và lên cao; khuỷu tay co, đầu vợt hướng lên trên; tay không cầm vợt đưa lên cao và co tự nhiên, mắt quan sát đường cầu đến, trọng tâm dồn vào chân sau.

Khi cầu đến vừa tầm, VĐV đạp chân sau đẩy người vươn lên cao kết hợp xoay vai từ sau ra trước theo hướng đánh cầu; đồng thời nâng cao khuỷu tay đưa đầu vợt hướng xuống dưới. Khi tiếp xúc cầu thực hiện động tác duỗi thẳng cánh tay lên trên đầu, gập cổ tay đưa đầu vợt từ sau ra trước, từ trên xuống dưới tiếp xúc mặt phải của vợt vào đế cầu; điểm tiếp xúc cầu ở vị trí ở vị trí 12h trên đầu. Ở giai đoạn này VĐV chú ý điều khiển góc độ mặt vợt và lực tác động phù hợp để đưa cầu sang sân đối phương theo ý đồ chiến thuật của mình.

- Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc cầu, theo quán tính vợt tiếp tục lăng ra

trước, VĐV chủ động dừng vợt, sau đó nhanh chóng trở về vị trí và tư thế chuẩn bị cơ bản để sẵn sàng thực hiện các động tác đánh cầu tiếp theo.

Tùy thuộc vị trí đánh cầu gần hay xa vị trí chuẩn bị của mình mà VĐV có thể sử dụng bước đệm, hoặc bước chéo để di chuyển đến vị trí đánh cầu một cách nhanh nhất và có tư thế đánh cầu thuận lợi nhất.

Để đường cầu tấn công hiệu quả hơn, VĐV có thể kết hợp với động tác bật nhảy đánh cầu trên khơng. Sau khi di chuyển đến vị trí đánh cầu, VĐV dùng chân sau hoặc cả 2 chân đạp đất đẩy người bật lên cao. Khi cơ thể ở độ cao nhất thì nhanh chóng thực hiện động tác đánh cầu.

Một phần của tài liệu Tài liệu môn cầu lông Học viện Ngân hàng (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w