Để nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng nói chung, điều khoản CFR trong hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa nói riêng, doanh nghiệp cần phải:
Thứ nhất, trước khi thiết lập hợp đồng, doanh nghiệp cần nghiên cứu thật kĩ về điều kiện CFR, nội dung, bản chất của điều kiện này, mối quan hệ của nó với các điều khoản khác trong hợp đồng. Xem xét liệu rằng điều kiện CFR có phù hợp với tình hình hiện tại cũng như mục đích giao kết của doanh nghiệp hay không để lựa chọn phù hợp, giảm thiểu sự giải thích và áp dụng khơng thống nhất, phát sinh tranh chấp không cần thiết.
Thứ hai, các doanh nghiệp khi đã thống nhất lựa chọn điều kiện CFR thì phải ghi rõ điều kiện CFR là hiểu theo Incoterms năm nào. Trong hợp đồng hãy ghi rõ: “CFR” Incoterms năm …”. Nhất thiết phải ghi chữ INCOTERMS: bao hàm ý là doanh nghiệp chiểu theo phiên bản Incoterms của Phòng Thương mại quốc tế ICC. Nếu sơ suất khơng ghi Incoterms, chỉ ghi CFR có thể hiểu là tập quán thương mại quốc tế chung và có thể được giải thích khác đi. Bên cạnh đó, các bên cũng phải thỏa thuận về CFR tại cảng nào để thống nhất áp dụng theo tập quán CFR tương ứng. Một khi đã lựa chọn áp dụng điều kiện CFR thì bên bán và bên mua phải thống nhất thực hiện tốt các quyền cũng như nghĩa vụ của mình.
Thứ ba, khi phát sinh tranh chấp, các doanh nghiệp cần hiểu rõ luật của quốc gia mình kí kết, cũng như luật của Việt Nam, phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu mang lại hiệu quả trong giải quyết tranh chấp để có sự chủ động khi tham gia giải quyết tranh chấp.
29
Thứ tư, thông qua thực tiễn áp dụng các điều kiện của Incoterms, điều kiện CFR trong thực tiễn thời gian qua, doanh nghiệp cần đúc rút ra được những vướng mắc, khó khăn thường gặp phải, hoặc tham khảo kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong việc áp dụng các điều kiện này để học hỏi, vận dụng sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.
Thứ năm, doanh nghiệp cũng có thể chuyển sang điều kiện CPT thay vì CFR. Khi đóng hàng trong container, người bán thường giao hàng cho các hãng tàu ở các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy nhưng người bán là người phải chịu tất cả mọi rủi ro liên quan đến hàng cho đến khi hàng đã được bốc lên tàu cảng bốc, và rủi ro cho hàng trong quá trình bốc hàng lên tàu do người bán chịu. Đoạn đường từ ICD ra cảng thường là do hãng tàu tự sắp xếp vận chuyển, người bán hoàn tồn khơng thể kiểm sốt được rủi ro cho hàng của mình suốt quảng đường này.
Cuối cùng, về phương thức thanh tốn, nếu giữa hai doanh nghiệp khơng có sự tin tưởng, chưa hợp tác lâu dài thì nên sử dụng phương thức thanh tốn bằng L/C để an tồn hơn. Hiểu theo một cách đơn giản, L/C là thư cam kết của ngân hàng về việc trả tiềncho người xuất khẩu. Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không, chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm). Khách hàng cũng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.