Hệ quả của thế chấp và Xử lý tài sản thế chấp là phần vốn góp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 49 - 60)

2.2. Pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp phần vốn góp trong cơng ty

2.2.5. Hệ quả của thế chấp và Xử lý tài sản thế chấp là phần vốn góp

Hệ quả của thế chấp tài sản là phần vốn góp.

Mối quan hệ giữa bên nhận thế chấp và bên thế chấp thể hiện qua mối quan hệ phụ thuộc giữa thế chấp và nghĩa vụ được bảo đảm - Biện pháp thế chấp có mối quan hệ mang tính chất phụ thuộc vào nghĩa vụ mà nó bảo đảm. Về ngun tắc, khơng thể xác lập thế chấp trước khi phát sinh nghĩa vụ được bảo đảm và thế chấp sẽ khơng cịn hiệu lực khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm. Do đó, việc thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ bảo đảm sẽ kéo theo việc chấm dứt giao dịch thế chấp và việc nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu sẽ kéo theo việc thế chấp vô hiệu. Sự vô hiệu của nghĩa vụ được bảo đảm khác với sự vô hiệu của hợp đồng vay.

Quyền quản lý và sử dụng tài sản thế chấp - Thế chấp là biện pháp bảo đảm không kéo theo việc chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận thế chấp. Do đó, trong q trình thế chấp tài sản, chừng nào chưa xử lý tài sản thế chấp thì tài sản này vẫn do bên thế chấp quản lý và sử dụng trừ trường hợp tài sản do

44

bên thứ ba giữ theo ủy quyền của bên thế chấp hay theo quy định của các hợp đồng, giao dịch giữa bên thứ ba và bên thế chấp. Tuy nhiên, bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó và được quyền yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp việc khai thác, sử dụng tài sản có nguy cơ làm mất hay làm giảm sút giá trị của tài sản.

- Quyền chiếm hữu và hưởng dụng tài sản: bên thế chấp được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trừ trường hợp các bên thỏa thuận hoa lợi, lợi tức thuộc tài sản thế chấp.

- Quyền định đoạt tài sản thế chấp: Bên nhận thế chấp chỉ được bán tài sản thế chấp nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh và quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được hoặc tài sản hình thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán. Bên thế chấp chỉ được bán, trao đổi, tặng cho tài sản không phải là hàng hóa ln chuyển trong q trình sản xuất kinh doanh nếu được bên nhận thế chấp đồng ý. Như vậy, về bản chất, bên thế chấp chỉ có một quyền định đoạt có điều kiện đối với tài sản thế chấp

Tài sản thế chấp khơng cịn: Một trong các căn cứ chấm dứt hợp đồng dân sự là hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng khơng cịn. Pháp luật công nhận một số ngoại lệ trong trường hợp thế chấp tài sản.

Thứ nhất, trong trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm

cũng thuộc tài sản thế chấp. Chẳng hạn, trong trường hợp một tòa nhà là tài sản thế chấp được bảo hiểm thì nếu có thiệt hại đối với tài sản thì số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả sẽ được thanh toán cho bên nhận thế chấp. Thứ

45

hai, khi bên thế chấp tự ý bán tài sản thế chấp mà khơng có sự đồng ý của bên nhận thế chấp, các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán. Như vậy, giá trị có được khi bán tài sản thế chấp ban đầu phải được đặt vào vị trí thay thế cho tài sản thế chấp đã bán

Thế chấp tài sản của người thứ ba - Tài sản bảo đảm có thể thuộc sở hữu của bên thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Trường hợp này khác trường hợp thế chấp tài sản trong khuôn khổ bảo lãnh ở chỗ bên thế chấp là bên thứ ba dùng tài sản của mình để bảo đảm trực tiếp nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên nhận thế chấp, trong khi mà bên bảo lãnh thế chấp tài sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh. Nếu bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm, bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp. Nếu giá trị tài sản thế chấp không đủ để thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm, bên thế chấp khơng phải thanh tốn phần cịn thiếu.

Mối quan hệ giữa bên nhận thế chấp và các chủ nợ khác. Quyền ưu tiên thanh toán - Quyền ưu tiên thanh toán được thực hiện trên giá bán tài sản bảo đảm. Lúc này, biện pháp thế chấp được chuyển thành quyền đối với giá bán tài sản thế chấp.

Một tài sản được sử dụng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ - Trong trường hợp một trong các nghĩa vụ được bảo đảm đến hạn và bên thế chấp không thực hiện hay thực hiện khơng đúng nghĩa vụ này thì bên nhận thế chấp này được quyền xử lý tài sản thế chấp và có nghĩa vụ thơng báo cho các bên nhận bảo đảm khác và lúc này các nghĩa vụ được bảo đảm khác dù chưa đến

46

hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản.

Mối quan hệ giữa bên nhận thế chấp và người thứ ba mua tài sản thế chấp - quyền truy địi. Trường hợp hàng hóa ln chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh về nguyên tắc sau khi một tài sản được thế chấp, bên thế chấp khơng được tự ý định đoạt tài sản đó (chẳng hạn bán cho bên thứ ba). Hai lựa chọn được mở ra cho bên nhận thế chấp trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp mà khơng có sự đồng ý của bên nhận thế chấp: (1)- Bên nhận thế chấp có thể thực hiện quyền thu hồi tài sản thế chấp và bên mua, bên nhận trao đổi, hay bên được cho tặng có nghĩa vụ phải giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. (2)- Các khoản tiền thu được, quyền yêu cầu thanh toán hoặc tài sản khác có được từ việc mua bán, trao đổi tài sản thế chấp trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán, trao đổi.

Như vậy về nguyên tắc, bên nhận thế chấp được pháp luật bảo vệ chống lại sự gian tình của bên thế chấp.

Chấm dứt thế chấp. Thế chấp cũng có thể chấm dứt khi nghĩa vụ được bảo đảm vẫn tồn tại trong trường hợp việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hay được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Hoặc, thế chấp cũng mặc nhiên chấm dứt sau khi đã xử lý tài sản thế chấp.

Xư lý tài sản thế chấp là phần vốn góp.

Một bước tiến so với quy định của BLDS 2005, tại quy định của BLDS 2015 không quy định về việc xử lý tài sản thế chấp. Điều đó có nghĩa là Bộ luật Dân sự năm 2015 tăng cường quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận, tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch bảo đảm theo tinh thần và

47

nguyên tắc của Hiến pháp năm 2013, đồng thời đã đơn giản hóa thủ tục giao kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm và hoàn thiện cơ chế xử lý tài sản bảo đảm theo hướng tăng cường tính chủ động của bên nhận bảo đảm trong việc xử lý tài sản bảo đảm, qua đó, góp phần thúc đẩy tiến trình xử lý nợ xấu cho nền kinh tế. Trên tinh thần của BLDS 2015 và Luật doanh nghiệp 2014, Luật phá sản 2014 thì phần vốn góp khi được thế chấp được đưa ra xử lý khi nghĩa vụ trả được bảo đảm có sự vi phạm hoặc trong các trường hợp khác do pháp luật quy định đều được khuyến khích các bên tự chủ động thực hiện. Tuy nhiên, quá trình xử lý phần vốn góp trong cơng ty là đối tượng của hợp đồng thế chấp cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc xử lý

Trong q trình xử lý phần vốn góp làm tài sản thế chấp cần tuân thủ những những nguyên tắc pháp lý cơ bản được pháp luật quy định, cụ thể như sau:

Tôn trọng sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ thế chấp được cụ thể hóa trong hợp đồng và tuân thủ những quy định của pháp luật thế chấp tài sản trong các giao dịch bảo đảm. Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên được coi

là nguyên tắc cơ bản và xuyên suốt trong quá trình thực hiện việc xử lý tài sản thế chấp tài sản là phần vốn góp trong cơng ty nói riêng và thế chấp tài sản nói chung. Xử lý phần vốn góp là một trong các điều khoản cơ bản của hợp đồng thế chấp và là kết quả từ sự thỏa thuận của các bên. Các bên có thể thỏa thuận về chủ thể thực hiện việc xử lý phần vốn góp trong cơng ty, các trường hợp xử lý và các phương thức xử lý được tiến hành như thế nào.

Nếu những thỏa thuận này được ghi rõ trong nội dung của hợp đồng đã phát sinh hiệu lực pháp luật thì có giá trị thi hành như pháp luật đối với các bên. Những nội dung trên chỉ thay đổi nếu chính các bên muốn thỏa thuận để sửa đổi chúng. Do vậy, nếu đến khi phải xử lý phần vốn góp mà bên thế chấp không

48

tuân thủ các cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng thì đồng nghĩa với việc bên thế chấp đã vi phạm nghĩa vụ đã cam kết. Việc xử lý phần vốn góp cũng có thể được các bên thỏa thuận vào thời điểm khi phải xử lý phần vốn góp trong cơng ty được đưa ra thế chấp thì nội dung thỏa thuận đó cũng vẫn có hiệu lực thi hành. Chỉ khi nào các bên khơng có sự thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được có phát sinh tranh chấp thì Tịa án mới ra phán quyết về phần vốn góp đã được thế chấp trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về thế chấp tài sản.

Đảm bảo tiết kiệm về thời gian và chi phí. Khi tiến hành xử lý phần vốn góp

cũng là lúc bên nhận thế chấp đối mặt với rủi ro về việc thu giữ vốn đối với khoản vay được bảo đảm bằng tài sản đó. Trong bối cảnh hiện tại, rủi ro mất vốn, chậm thu giữ vốn kết hợp với rủi ro thanh khoản đang ở nguy cơ cao dẫn đến bên cho vay có xu hướng hành động "càng sớm càng tốt" bằng tất cả khả năng có thể. Do vậy, việc rút ngắn thời gian xử lý bảo đảm trở thành một vấn đề trọng yếu trong q trình xử lý rủi ro tín dụng hiện nay. Do vậy việc giản đơn các thủ tục pháp lý và hành chính khơng cần thiết liên quan đến q trình xử lý phần vốn góp trong cơng ty nói riêng, tìm ra được phương thức xử lý tối ưu thích hợp với đặc điểm của phần vốn góp trong cơng ty được xử lý để rút ngắn tối đa thời gian xử lý là một nguyên tắc cần phải được triệt để tuân thủ.

Tiết kiệm chi phí là một nguyên tắc quan trọng của quá trình xử lý. Các chi phí xử lý phải là những chi phí cần thiết và hợp lý. Có thể phát sinh các chi phí liên quan đến việc thuê giám định tài sản thế chấp, chi phí bảo quản trơng coi tài sản trong khi chờ xử lý, chi phí liên quan đến việc thu giữ tài sản thế chấp...Về nguyên tắc, những chi phí này phải được thanh tốn trước tiên sau đó mới đến các chủ nợ có thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm. Do vậy, có những trường hợp số tiền thu được cịn lại sau khi đã thanh toán các

49

chi phí trên là vừa hết hoặc cịn q ít hoặc khơng đủ để thanh toán cho các chủ nợ có bảo đảm của bên thế chấp.

Đảm bảo tính cơng khai và minh bạch. Nguyên tắc này đảm bảo quyền được biết thơng tin của những người có liên quan về q trình xử lý phần vốn góp trong cơng ty. Bởi lẽ, trong q trình xử lý phần vốn góp trong cơng ty có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động cơng ty đó. Do vậy, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp thì cần đảm bảo ngun tắc này.

Khơng mang tính kinh doanh của bên có quyền xử lý. Việc xử lý tài sản thế

chấp nói chung và xử lý phần vốn góp nói riêng nhằm mục đích để khấu trừ có nghĩa vụ bảo đảm có sự vi phạm mà hồn tồn khơng phải là hoạt động có tính kinh doanh của bên có quyền xử lý tài sản thế chấp đó. Điều này được thể hiện ở chỗ bên có quyền xử lý (có thể là bên thế chấp hoặc bên nhận thế chấp nếu các bên có thỏa thuận hoặc cơ quan Tịa án) phải triệt để tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự thủ tục các bước xử lý phần vốn góp trong cơng ty.

Những căn cứ xử lý tài sản thế chấp

Việc xử lý tài sản thế chấp là phần vốn góp một trong những căn cứ làm chấm dứt hợp đồng thế chấp. Theo đó, quyền sở hữu đối với tài sản của bên thế chấp cũng chấm dứt và được dịch chuyển cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba để bù đắp cho những lợi ích của bên nhận thế chấp. Những hậu quả pháp lý do quá trình xử lý tài sản thế chấp mang lại sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều các chủ thể khác nhau, do vậy việc xử lý tài sản thế chấp chỉ được thực hiện khi có căn cứ luật định đã xảy ra.

Khi nghĩa vụ được bảo đảm trong hợp đồng thế chấp phần vốn góp bị vi phạm khi đến hạn: Nghĩa vụ được bảo đảm thường là nghĩa vụ trả nợ trong hợp

đồng vay. Trong hợp đồng vay thường có 2 thời hạn: thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả gốc và trả lãi của cả thời hạn; thời hạn trả lãi theo định kỳ.

50

Khi nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm trước thời hạn do sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hay do pháp luật có quy định.

Pháp luật quy định phần vốn góp phải được xử lý để bên thế chấp thực hiện các nghĩa vụ khác.

Các trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Tài sản thế chấp bị xử lý trong trường hợp này khơng phải do hành vi có lỗi của bên thế chấp mà do ý chí của các bên.

Chủ thể có quyền xử lý tài sản là phần vốn góp

Nếu theo lý thuyết về vật quyền bảo đảm tại BLDS 2015 thì quyền của bên nhận thế chấp đối với tài sản thế chấp có giá trị đối kháng khơng chỉ với người thứ ba mà cịn với chính chủ sở hữu của tài sản. Thời điểm phải xử lý là thời điểm của bên nhận thế chấp thực thi lợi ích của mình. Do vậy, quyền định đoạt đối với tài sản thế chấp phải thuộc về bên nhận thế chấp chứ không phải là chủ sở hữu (tức bên thế chấp) đối với tài sản thế chấp và cần được coi đây là quyền mặc nhiên của bên nhận thế chấp.

Các phương thức xử lý tài sản thế chấp là phần vốn góp

Phương thức xử lý phần vốn góp là cách thức định đoạt tài sản đó nhằm bù đắp quyền lợi cho bên nhận thế chấp khi nghĩa vụ được bảo đảm có sự vi phạm. Như vậy, kết quả của sự định đoạt đối với phần vốn góp trong cơng ty bao giờ cũng được quy đổi ra tiền - được xem là thước đo ngang giá chung so với giá trị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật Việt Nam (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)