của Đảng và nhà nước
Sự thành công của đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Với quan điểm, đường lối chỉ đạo gắn liền với sự đổi mới trong hoạt động kinh tế đã tác động to lớn đến toàn bộ hệ thống các quy định pháp luật. Trong đó, các giao dịch đảm bảo như thế chấp phần vốn góp trong cơng ty đang tăng lên từng ngày.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 20-1-2016 đến ngày 28-1-2016, tại Thủ đô Hà Nội. Sau khi thảo luận các văn kiện do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI trình, đại hội đề đề ra các nội dung như sau:
“Mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016 - 2020
Năm năm tới, tình hình thế giới và khu vực sẽ còn nhiều diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp đến nước ta, tạo ra cả thời cơ và thách thức. Hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn. Tồn cầu hố, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh. Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có khu vực
67
Đông Nam Á đã trở thành một cộng đồng, tiếp tục là trung tâm phát triển năng động, có vị trí địa - kinh tế - chính trị chiến lược ngày càng quan trọng; đồng thời, đây cũng là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn, có nhiều nhân tố bất ổn; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đơng cịn diễn ra gay gắt.
Ở trong nước, thế và lực, sức mạnh tổng hợp của đất nước tăng lên, uy tín quốc tế của đất nước ngày càng được nâng cao. Nước ta sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết trong cộng đồng ASEAN và WTO, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hội nhập quốc tế với tầm mức sâu rộng hơn nhiều so với giai đoạn trước. Thời cơ, vận hội phát triển mở ra rộng lớn. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều khó khăn, thách thức. ….Để tận dụng, phát huy tốt nhất thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn qn ta cần đồn kết một lịng, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu, các chỉ tiêu và nhiệm vụ sau:
Mục tiêu tổng quát:
Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hồ bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để
68
phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.”[ ]
Theo đó, các u cầu về việc hồn thiện hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến các giao dịch đảm bảo như cầm cố, thế chấp nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng là mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật mà Đại hội Đảng đã đề ra và tiến hành thực hiện trong giai đoạn kết tiếp sau này.
Thực tế về áp dụng pháp luật về thế chấp quyền tài sản nói chung và thế chấp phần vốn góp trong cơng ty nói riêng tại thời điểm hiện tại đã cho chúng ta thấy rằng những quy định của hệ thống pháp luật chưa đáp ứng được những yêu cầu để những quy định về thế chấp phần vốn góp trở thành một cơng cụ pháp lý có hiệu quả nhằm bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong quan hệ tranh chấp.
Những quy định của pháp luật về thế chấp phần vốn góp trong cơng ty cần phát huy hơn nữa chức năng và nhiệm vụ của mình nhằm đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. Những quy định này cần đáp ứng những u cầu đó là: an tồn, mang tính chất mềm dẻo, linh hoạt và phải đạt hiệu quả về kinh tế. Đây là những yêu cầu mà hệ thống pháp luật về thế chấp phần vốn góp trong cơng ty cần phải hồn thiện trong thời gian tới.
Không chỉ vậy về thế chấp phần vốn góp trong cơng ty như đã phân tích ở chương 2 cho thấy một trong những nguyên nhân làm cho các quy định của pháp luật chưa phát huy được hiệu quả là do chưa thiết lập được một cơ chế tốt để thực hiện. Cơ chế về luật sư, công chứng, bán đấu giá hay các quy định về thủ tục tố tụng dân sự, thi hành án là những yếu tố cơ bản góp phần hiện thực hóa các quy định về tài sản thế chấp và xử lý phần vốn góp trong cơng ty một cách hiệu quả.
69
Đề xảy ra những tình trạng “lách luật” trong một số hợp đồng thế chấp là điều mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phải thay đổi trong khung pháp lý về thế chấp phần vốn góp và xử lý phần vốn góp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.