. 2 Các hoạt động du lịch chủ yếu tại vườn quốc gia Cúc Phương
.6.2 Khó khăn
4.3.5. Nhóm giải pháp tới khách du lịch
4. . .1. ục tiêu của giải pháp
- Nâng cao nhận thức của du khách về mơ hình DLST theo hướng bền vững tại VQG.
- Có các tiêu chí giúp khách lựa chọn các chương trình DLST đích thực khi tham quan các khu vực trong VQG.
- Tăng thêm mức đóng góp của khách trong các nỗ lực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa.
- Nâng cao giáo dục mơi trường và trải nghiệm cho khách du lịch sau mỗi chuyến đi.
4. . .2. Cơ sở của giải pháp
Khách du lịch khi tới VQG không chỉ tham quan thắng cảnh thiên nhiên mà còn đến để thưởng thức khơng khí mát mẻ, sảng khối sau các đợt làm việc căng thẳng hoặc trong các dịp nghỉ lễ. ột phần, họ muốn tìm hiểu về vai trị, ý nghĩa của rừng, cây và các loài động vật, tầm quan trọng của cơng tác bảo tồn, từ đó có ý thức và trách nhiệm hơn với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, khi có các hoạt động du lịch thì cơ sở hạ tầng, vật chất được cải thiện, nâng cấp và khách du lịch sẽ được hưởng phần nào những dịch vụ từ hoạt động du lịch đem lại.
Các VQG có nhiều tiềm năng cung cấp các các trải nghiệm nói trên nhưng chưa có các phương pháp đầy đủ để định hướng du khách có được hành vi đúng đắn đối với hoạt động du lịch sinh thái.
140
Những khách muốn có trải nghiệm du lịch sinh thái thực thụ chưa có nhiều cơ hội để lựa chọn các công ty cung cấp các sản phẩm du lịch sinh thái đạt chuẩn. 4. . . . Nội dung chính của giải pháp
Tổ chức các hoạt động cộng đồng như hội thảo, tọa đàm, giới thiệu trong website... về DLST và phát triển bền vững nói chung và mơ hình DLST theo hướng bền vững nói riêng tại VQG với những đặc thù rất khác biệt của các VQG để thu hút sự chú ý của các khách du lịch hiện có và tiềm năng.
Xây dựng website, các ấn phẩm quảng cáo, sử dụng các công ty du lịch để tuyên truyền tới du khách. Lập danh mục các công ty và các sản phẩm DLST đạt chuẩn để du khách có thể tìm hiểu và lựa chọn được các cơng ty cung cấp các sản phẩm DLST theo hướng bền vững thực thụ và có chất lượng phù hợp.
Hộp 4.3. Đặc trưng của một điểm đến du lịch sinh thái
- Phát triển mật độ thấp: khu vực tự nhiên chiếm đa số, cảnh quan được xây dựng không chiếm ưu thế.
- Chứng tỏ rằng du lịch không gây hại đến hệ thống tự nhiên như kênh rạch, khu vực ven biển, đầm lầy và khu vực có động vật hoang dã.
- Phát triển các doanh nghiệp cộng đồng nhỏ, bao gồm quầy hàng ăn uống và các loại hình doanh nghiệp thủ công khác được sở hữu bởi cộng đồng địa phương.
- Nhiều khu vui chơi ngoài trời được thiết kế nhằm bảo vệ tài nguyên dễ bị xâm phạm, bao gồm cả đường xe đạp hoặc đường mòn được chia sẻ giữa người dân địa phương và khách du lịch.
- Phát triển nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng và các doanh nghiệp do cộng đồng địa phương sở hữu cung cấp dịch vụ thân thiện với nhân viên mến khách và năng động.
- Tổ chức hàng loạt những lễ hội và sự kiện địa phương thể hiện lòng tự hào về cộng đồng địa phương, môi trường tự nhiên và di sản văn hóa.
141
đồng địa phương như phịng tắm cơng cộng hay nhà vệ sinh công cộng.
- Tổ chức hoạt động tương tác một cách thân thiện giữa cộng đồng địa phương và khách du lịch ở những địa điểm gặp gỡ tự nhiên như cửa hàng địa phương hay ghế nghỉ chân trên bờ biển.
(Megan Epler Wood,2002)[59]