Lý luận cơ bản về du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia việt nam theo hướng phát triển bền vững ( nghiên cứu điểm vqg cúc phương) (Trang 33)

6. Kết cấu của luận án

1.2. Lý luận cơ bản về du lịch sinh thái

1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái (DLST) là một khái niệm tương đối mới và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm

23

rộng, được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau. Đối với một số người “ Du lịch sinh thái ” được hiểu đơn giản là sự kết hợp của hai từ ghép “ Du lịch ” và “ Sinh thái ”. Song đứng ở góc độ rộng hơn, tổng qt hơn thì một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã có từ đầu những năm 1 00. Với khái niệm này, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi… đều được hiểu là DLST.[23]

Theo tổ chức bảo tồn thực vật hoang dã ( World Wild Fund-WWF)

DLST đề cập tới các hoạt động du lịch đi tới những khu vực tự nhiên hoang dã, gây tác động tối thiểu tới môi trường tự nhiên và cuộc sống của các loài động thực vật hoang dã trong khi mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương và những người địa phương phục vụ tại đó.

Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO)

DLST là loại hình du lịch được thực hiện tại những khu vực tự nhiên cịn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích chính là để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà khách đến thăm. Ngồi ra, DLST phải đóng góp vào cơng tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với mỗi người dân địa phương và du khách đến thăm.

Theo tổ chức DLST của Hoa Kỳ

DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm tới những khu vực tự nhiên. Nó được sử dụng để bảo vệ môi trường, cải thiện phúc lợi xã hội và kinh tế cho người dân địa phương.

Theo cơ quan quản lý du Lịch của chính phủ Thái Lan

DLST là loại hình có trách nhiệm diễn ra ở những nơi có những nguồn tài nguyên tự nhiên mang các đặc tính địa phương cũng như những nguồn tài nguyên mang tính lịch sử và văn hoá gắn với hệ sinh thái ở địa phương đó, với mục đích chính là hình thành nhận thức của các bên liên quan về sự cần thiết và các biện pháp

24

bảo tồn các hệ sinh thái, hướng vào việc lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng như cung cấp những kinh nghiệm học hỏi trong quản lý môi trường và phát triển du lịch bền vững.

Bảng 1.1. Tổng hợp một số khái niệm DLST

Tiêu chí WWF UNWTO Hoa Kỳ Thái Lan

1. Điều kiện tài nguyên

khu vực tự nhiên hoang dã,

khu vực tự nhiên cịn ít bị can thiệp bởi con người

du lịch có trách nhiệm tới những khu vực tự nhiên

nguồn tài nguyên tự nhiên mang các đặc tính địa phương cũng như những nguồn tài nguyên mang tính lịch sử và văn hố gắn với hệ sinh thái ở địa phương đó

2. Giáo dục mơi trường

nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với mỗi người dân địa phương và du khách đến thăm.

cung cấp những kinh nghiệm học hỏi trong quản lý môi trường và phát triển du lịch bền vững.

. Sự tham gia của người dân

mang lại một số lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững

cải thiện phúc lợi xã hội và kinh tế cho người dân địa phương

hướng vào việc lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương

Nguồn: tổng hợp của tác giả

Mặc dù các khái niệm DLST có khác nhau về cách diễn đạt và ngơn từ thể hiện. Nhưng trong các khái niệm về DLST đều có sự thống nhất cao về nội dung của du lịch sinh thái ở ba điểm:

Thứ nhất: Du lịch sinh thái phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên

còn hoang sơ hay tương đối hoang sơ gắn với văn hoá bản địa.

Thứ hai: Du lịch sinh thái có tính giáo dục mơi trường cao và phải có trách

25

Thứ ba: Du lịch sinh thái phải mang lợi ích kinh tế trực tiếp cho cư dân địa

phương và phải có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.

1.2.2. Những đặc trưng của du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đặc thù gắn liền với tài nguyên du lịch thiên nhiên và các yếu tố văn hóa, lịch sử bản địa. DLST có những đặc trưng:[2 ]

- Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hoá bản địa

Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên, và kể cả những nét văn hoá bản địa đặc sắc. Đặc biệt, những khu tự nhiên cịn tương đối ngun sơ, ít bị tác động lớn. Chính vì vậy, hoạt động DLST thường diễn ra và thích hợp tại lãnh thổ các VQG và các khu tự nhiên có giá trị.

- Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn

Đây là một đặc trưng khác biệt nổi bật của DLST so với các loại du lịch khác vì nó được phát triển trong mơi trường có những hấp dẫn ưu thế về mặt tự nhiên. Trong DLST hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được duy trì và quản lý cho sự bền vững của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch. Điều này được thể hiện ở qui mơ nhóm khách tham quan thường có số lượng nhỏ, yêu cầu sử dụng các phương tiện, dịch vụ về tiện nghi của du khách thường thấp hơn các yêu cầu về đảm bảo kinh nghiệm du lịch có chất lượng. Các hoạt động trong DLST thường ít gây tác động đến mơi trường và du khách sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường.

- Có giáo dục mơi trường

Đặc điểm giáo dục môi trường trong DLST là một yếu tố cơ bản phân biệt DLST với các loại hình du lịch khác. Giáo dục và thuyết minh môi trường bằng các nguồn thông tin, truyền tải thông tin đến du khách thông qua tài liệu, hướng dẫn viên, các phương tiện trên điểm, tuyến tham quan là những hình thức quan trọng trong việc làm giàu kinh nghiệm du lịch, nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn.

26

Giáo dục mơi trường trong DLST có tác dụng trong việc làm thay đổi thái độ của du khách, cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn, và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của những khu tự nhiên.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích du lịch

DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương trên cơ sở cung cấp về kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năng tham gia vào quản lý, vận hành dịch vụ DLST. Đó cũng là cách để người dân có thể trở thành những người bảo tồn tích cực.

- Cung cấp các trải nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách

Việc thoả mãn những mong muốn của du khách là nâng cao hiểu biết và những kinh nghiệm du lịch lý thú là sự tồn tại sống cịn lâu dài của ngành DLST. Vì vậy, các dịch vụ du lịch trong DLST tập trung nhiều vào việc đáp ứng những nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch hơn là các dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi. Thoả mãn những nhu cầu này của khách DLST chỉ nên đứng sau công tác bảo tồn và bảo vệ những gì mà họ tham quan.

1.2.3. Du lịch sinh thái và phát triển bền vững

1.2.3.1. Quan hệ giữa du lịch sinh thái và phát triển bền vững

Du lịch sinh thái khơng những cần có các yêu cầu để tồn tại mà cần có những điều kiện để phát triển bền vững lâu dài. Do vậy trong phát triển DLST cũng cần quan tâm đến quan điểm bền vững. Quan điểm bền vững trong DLST thể hiện ở mối quan hệ giữa DLST với phát triển cộng đồng và công nghệ quản lý đối với DLST phải luôn hướng tới giảm thiểu tác động tối đa tới môi trương nhưng vẫn đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách.

ục tiêu của DLST là sử dụng các nguồn lực địa phương. Qua đó, dân cư địa phương phát huy vai trò làm chủ cuộc sống của họ. Vì vậy, các biện pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng phải là quá trình từng bước và lâu dài, từ thu thập thông tin, tư vấn, quyết định, thực hiện và đánh giá.

Cộng đồng có thể tham gia vào quản lý tài nguyên VQG như sự tham gia cử đại diện địa phương vào quy hoạch của khu bảo tồn thiên nhiên, tập huấn và tuyển

27

người địa phương vào làm nhân viên của khu BTTN, các chủ thầu, người hướng dẫn viên du lịch... ặt khác yêu cầu các nhân viên của khu BTTN tham gia vào công việc của địa phương. Sự hỗ trợ của VQG cho người dân địa phương về y tế, giáo dục và sản xuất cũng là biện pháp tốt để địa phương tích cực hơn trong bảo vệ tài nguyên VQG.

Phát triển DLST là một phương thức khai thác các giá trị cảnh quan, giải trí, nhằm mang lại nguồn lực cho hoạt động bảo tồn và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Trong q trình đó, DLST khơng thể khơng tác động đến môi trường. Tuy nhiên, DLST sẽ không nguy hại đến môi trường và không mâu thuẫn với hoạt động bảo tồn nếu không tác động vượt quá khả năng tự phục hồi của các thành phần môi trường. Giới hạn cho phép của phát triển du lịch ở VQG là ngưỡng mà nó khơng ảnh hưởng đáng kể tới các thành phần mơi trường, khơng làm suy thối các chức năng của VQG. Đây là giới hạn chịu đựng của VQG với hoạt động DLST. Phát triển du lịch bền vững là phát triển du lịch bằng những phương thức quản lý mới, những công nghệ mới.

Công nghệ mới trong quản lý du lịch là công nghệ giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường và những công nghệ phát triển du lịch thỏa mãn những nhu cầu của du khách. Những công nghệ mới thường hướng vào thiết lập các tuyến du lịch, xây dựng đường xá, nhà cửa, bãi cắm trại, hướng dẫn du lịch, chăn nuôi động vật hoang dã, gây trồng cây thuốc, cây cảnh, sản xuất hàng lưu niệm, dịch vụ ẩm thực, giải trí. Các cơng nghệ mới sẽ là những cơng nghệ thân thiện với môi trường và thỏa mãn yêu cầu cao của hoạt động du lịch; vừa nâng cao được sức chịu tải du lịch của VQG, vừa tăng nguồn kinh phí cho bảo tồn và phát triển ở địa phương. 1.2.3.2. Nguyên tắc của du lịch sinh thái bền vững

Du lịch sinh thái khi hướng đến mục tiêu bền vững cần thực hiện các nguyên tắc cơ bản sau đây:[2][42][59]

- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn. Cân đối hài hòa trong việc sử dụng một cách bền vững nguồn tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất của việc phát triển DLST.

28

- Bảo tồn tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa,… vì DLST lấy bảo tồn là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động, khai thác du lịch chỉ là hoạt động thứ yếu.

- Thúc đẩy chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các loại tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Tác động giảm thiểu mức tiêu thụ tài nguyên hiện có, giảm thiểu lượng chất thải một cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng mơi trường.

- Trong q trình khai thác hoạt động DLST, cần phối hợp mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, góp phần tạo tính tương tác bền vững cho hoạt động DLST từ địa bàn sở tại.

- Phối hợp lồng ghép hài hòa giữa chiến lược phát triển du lịch của địa phương, vùng và của quốc gia.

- Tạo điều kiện thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.Với sự tham gia tích cực của cộng đồng sở tại không chỉ đem lại lợi ích cho riêng cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà cịn góp phần tăng cường khả năng đáp ứng tính đa dạng sản phẩm của DLST.

- Triển khai các hoạt động tư vấn các nhóm lợi ích và cơng chúng. Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh.

- Marketing du lịch một cách trung thực và có trách nhiệm. Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn nhu cầu của du khách.

- Tổ chức đào tạo c á n b ộ quản lý, chuyên nghiệp hóa các nhân viên phục vụ trong họat động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

1.3. Những vấn đề cơ bản về quản lý và khai thác du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia

1.3.1. ối quan hệ giữa du lịch sinh thái và các vườn quốc gia

1.3.1.1. Khái niệm vườn quốc gia

29

quản lý VQG. Có thể khái quát một số khái niệm như sau:

Theo Hiệp hội bảo vệ thiên nhiên thế giới [60]

VQG là một lãnh thổ tương đối rộng trên đất liền hay trên biển mà:

- Ở đó có một hay vài hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác hoặc chiếm lĩnh của con người. Các loài động - thực vật, các đặc điểm hình thái, địa mạo và nơi cư trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp trong đó là mối quan tâm cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục và giải trí.

- Ở đó có Ban quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ càng nhanh càng tốt sự khai thác hoặc chiếm lĩnh và tăng cường sự tôn trọng những đặc trưng về sinh thái, hình thái học và cảnh quan.

- Ở đó cho phép khách du lịch đến thăm, dưới những điều kiện đặc biệt, cho các mục đích nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, giải trí và lịng ngưỡng mộ.

Việc thiết lập các VQG và các khu bảo tồn nhằm vào ba mục tiêu chủ yếu là bảo tồn đa dạng sinh thái học và tính tồn vẹn lãnh thổ; phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục; tạo môi trường du lịch. Như vậy, VQG là những địa bàn khá phù hợp cho sự phát triển của DLST.

Theo tiêu chí phân loại rừng đặc dụng của Việt Nam[39]

Theo Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Quyết định số 62/200 /QĐ-BNN ngày 12 tháng 10 năm 200 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành văn bản quy định tiêu chí phân loại rừng đặc dụng thì rừng đặc dụng của Việt Nam được chia làm các loại sau:

- Vườn quốc gia: là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất

ngập nước/biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít; bảo tồn các lồi sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau. VQG là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động DLST được kiểm sốt và ít có tác động tiêu cực.

- Khu dự trữ thiên nhiên: là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp

30

hoặc ít bị biến đổi và có các lồi sinh vật đặc hữu hoặc đang bị đe doạ. Khu BTTN

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia việt nam theo hướng phát triển bền vững ( nghiên cứu điểm vqg cúc phương) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)