Tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội nhận hố

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 93 - 97)

3.2. Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội nhận hố

luật hình sự Việt Nam về tội nhận hối lộ

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội nhận hối lộ nhận hối lộ

Một số đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành của BLHS đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm và phù hợp với yêu cầu của Công ước của LHQ

Thứ nhất. Nghiên cứu sửa đổi khái niệm người có chức vụ, quyền hạn quy

định tại Điều 277 BLHS đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu mở rộng chủ thể của tội phạm tham nhũng, hối lộ đối với người nước ngoài và mở rộng sang lĩnh vực tư. Như trình bày ở trên, BLHS Việt Nam hiện hành quy định chủ thể của tội nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn, là các cán bộ, công chức của Nhà nước hay những người khác được giao thực hiện công vụ, đại diện cho quyền lực cơng. Điều này có nghĩa, đối tượng hối lộ gồm những người có quyền hạn, ảnh hưởng nhất định trong lĩnh vực công quyền của quốc gia. Trong khi đó, các Điều 15, 16, 21 của Công ước của LHQ thể hiện đối tượng được hối lộ gồm: Công chức quốc gia; công chức nước ngồi hoặc cơng chức của tổ chức quốc tế công; người điều hành hay làm việc, ở bất kỳ cương vị nào, cho tổ chức thuộc khu vực tư.

Như vậy, một trong những hướng nghiên cứu hiện nay là chỉ cần điều chỉnh khái niệm “người có chức vụ, quyền hạn” trong BLHS Việt Nam hiện nay theo

hướng không chỉ gắn với việc bầu, bổ nhiệm mà cịn gắn với “vị trí cơng tác” của chủ thể. Nói cách khác, có thể thay khái niệm người có chức vụ quyền hạn bằng khái niệm: người có được những quyền hạn do có được “vị trí cơng tác” (có thể cả vị trí cơng tác trong lĩnh vực cơng và lĩnh vực tư). Nếu theo hướng này, thì khơng cần thiết phải bổ sung thêm các tội phạm tham ô, hối lộ trong lĩnh vực tư nữa.

Thứ hai. Nghiên cứu đề xuất bỏ tội mơi giới hối lộ, vì trong thực tiễn rất khó

phân biệt trường hợp nào người môi giới chủ động và trường hợp nào người môi giới làm theo sự chỉ đạo của người khác. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước thì thấy rằng có rất ít quốc gia quy định hành vi môi giới thành tội độc lập mà chỉ nên coi là người giúp sức trong một vụ đồng phạm về tội đưa hối lộ và tội nhận hối lộ. Quy định theo hướng này sẽ đáp ứng tốt hơn các khuyến nghị của các công ước quốc tế.

Thứ ba.. Quy định tội nhận hối lộ là hành vi nhận hoặc chấp nhận lời mời hoặc đòi hỏi người khác đưa lợi ích khơng chính đáng dưới bất kì hình thức nào, cho mình hoặc cho bất kì người nào khác.

Thứ tư. Mở rộng phạm vi khái niệm “của hối lộ” tới những loại giá trị phi vật

chất. Thực tiễn tổng kết thi hành BLHS cho thấy, để đạt được mục đích của mình, người “đưa hối lộ” có khi khơng dùng tiền hoặc các lợi ích vật chất như trong BLHS hiện hành quy định mà cịn sử dụng những hình thức tác động khác về tinh thần như: hối lộ tình dục hoặc các hình thức tạo điều kiện để thăng tiến… Trong một xã hội hiện đại, các hành vi này sẽ càng nhiều.

Do đó, nên mở rộng khái niệm của hối lộ thành: các lợi ích vật chất, hay các hình thức hối lộ khác về tinh thần, miễn sao để chủ thể làm hoặc khơng làm một việc có lợi cho người đưa “của hối lộ”. Nghiên cứu hình sự hóa một số hành vi theo tinh thần Công ước của LHQ Phương án này chỉ đặt ra khi không sửa đổi khái niệm người có chức vụ, quyền hạn như trình bày ở trên. Trong trường hợp này cần nghiên cứu để hình sự hóa một số hành vi sau:

Hình sự hóa hành vi nhận hối lộ của cơng chức nước ngồi và công chức quốc tế hiện nay, việc áp dụng các điều luật hiện hành để truy cứu TNHS đối với trường hợp nhận hối lộ của công chức nước ngoài gặp trở ngại về cơ sở pháp lý:

Một là, Điều 279 quy định người nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn, trong khi khái niệm người có chức vụ, quyền hạn vẫn được hiểu là chỉ bao gồm cán bộ, công chức Việt Nam và chỉ giới hạn trong phạm vi các cơ quan, tổ chức của Việt Nam. Trong khi đó, cơ quan có thẩm quyền chưa ban hành một văn bản nào hướng dẫn việc áp dụng luật trong trường hợp này. Do đó, hành vi nhận hối lộ cơng chức nước ngồi dễ bị hiểu lầm về tính chất pháp lý. Nói một cách khác hành vi này thường được cho là khơng có tội theo luật hình sự Việt Nam.

Thực tế đó cùng với yêu cầu của Cơng ước LHQ về chống tham nhũng chính là những cơ sở quan trọng cho việc kiến nghị hình sự hóa hành vi nhận hối lộ cơng chức nước ngồi trong luật hình sự Việt Nam. Điều đó vừa có ý nghĩa khẳng định về mặt pháp lý sự tồn tại của loại tội phạm này trong luật, vừa phù hợp với xu thế lập pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngồi ra, quy định đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đấu tranh ở bình diện quốc tế với hình thức hối lộ đang trở nên gia tăng này. Quy định tội nhận hối lộ cơng chức nước ngồi cịn đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế và quan trọng là phù hợp với tinh thần của Công ước của LHQ. Về hình thức quy định hành vi hối lộ cơng chức nước ngồi, tổ chức OECD gợi ý rằng các quốc gia có thể quy định một tội phạm hồn tồn mới trong BLHS hoặc trong một văn bản luật hình sự, hoặc có thể xây dựng riêng một luật về loại tội phạm này. Những hình thức lập pháp này đều có ý nghĩa khẳng định sự khác biệt của loại tội nhận hối lộ.

Hình sự hóa hành vi nhận hối lộ trong khu vực tư Theo quy định hiện hành của luật hình sự Việt Nam, các tội phạm về hối lộ chỉ cấu thành trong những trường hợp hành vi hối lộ nhằm tới đối tượng là những người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực công hoặc hành vi được thực hiện bởi những chủ thể đặc biệt này. Quy định đó hiện nay đã trở nên thiếu thực tế bởi hoạt động hối lộ còn diễn ra trong khu vực tư và hồn tồn có khả năng thực hiện bởi các chủ thể hoạt động trong khu vực tư. Nên chăng luật hình sự Việt Nam quy định thêm tội hối lộ trong khu vực tư với các hành vi tương tự như các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm môi giới hối lộ trong BLHS hiện hành. Vấn đề này cũng đã được khuyến nghị trong các công ước quốc tế

và được luật hình sự của nhiều quốc gia quy định trên thực tế. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước của LHQ về chống tham nhũng và Công ước này khuyến nghị các quốc gia thành viên tội phạm hoá các hành vi tham nhũng trong khu vực tư. Như đã đề cập ở trên, quan điểm cần tội phạm hoá các hành vi hối lộ trong khu vực tư đã khá thống nhất. Vai trò kinh tế của khu vực tư ngày càng trở nên quan trọng và việc sử dụng pháp luật hình sự bảo vệ một số giá trị có ý nghĩa đối với sự phát triển của khu vực này là cần thiết. Các ý kiến đều cho rằng tính liêm chính của viên chức trong khu vực tư cũng cần được xem là quan trọng và cần được bảo vệ. Việc hình sự hố hành vi hối lộ trong khu vực tư cịn có ý nghĩa bảo vệ lợi ích của người sử dụng lao động trong khu vực này.

Căn cứ vào hình thức lỗi thì luật hình sự Việt Nam nên quy định những tội danh riêng cho các hành vi hối lộ trong khu vực tư, vì: Hình thức hối lộ này có những đặc điểm riêng, do đó dấu hiệu pháp lý cũng khác với các tội phạm về hối lộ trong khu vực cơng; Tính nguy hiểm cho xã hội của hối lộ trong khu vực tư khác so với hối lộ trong khu vực cơng nếu đặt trong hồn cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam, do đó hình phạt được quy định đối với các tội về hối lộ trong khu vực tư sẽ khơng giống như hình phạt đối với các tội phạm về hối lộ trong khu vực công. Việc quy định bổ sung này các tội phạm về hối lộ trong khu vực tư cũng đồng nghĩa với việc xác định những điểm khác biệt của hình thức hối lộ này so với hối lộ trong khu vực công.

Quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân liên quan đến hành vi hối lộ Trước hết cần thống nhất về nhận thức rằng, việc xử lý trách nhiệm hình sự của pháp nhân khơng phải nhằm triệt tiêu pháp nhân vì cịn liên quan đến đời sống của nhiều người, do đó trong chính sách xử lý cần tính tốn sao cho vừa đủ để vừa trừng trị hành vi vi phạm, nhưng lại vẫn để pháp nhân tồn tại và phát triển và không tiếp tục tái phạm. Việc quy định TNHS của pháp nhân trong mối liên hệ với các tội phạm hối lộ trước hết phải trên cơ sở quy định TNHS chung của pháp nhân. Trong báo cáo nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập tới vấn đề TNHS của pháp nhân trong mối quan hệ với tính đặc thù của tội phạm hối lộ. Nghiên cứu kinh nghiệm lập pháp hình sự của một số nước cho thấy xu thế quy định trách nhiệm hình sự của pháp

nhân ngày càng nhiều. Do đó, việc nghiên cứu để hình sự hóa TNHS của pháp nhân là cần thiết. Cụ thể: - Về điều kiện truy cứu TNHS đối với pháp nhân: Không phải pháp nhân nào cũng có thể bị truy cứu TNHS, chỉ với những điều kiện sau đây:

a, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS trong trường hợp cá nhân là thành viên pháp nhân thực hiện hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân (đại diện của pháp nhân hoặc đại diện theo ủy quyền);

b, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS trong trường hợp cá nhân thực hiện hành vi phạm tội vì lợi ích của pháp nhân.

c, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS trong trường hợp cá nhân thực hiện hành vi theo chủ trương hoặc có sự chỉ đạo từ pháp nhân, thoả mãn điều kiện của pháp nhân. Trường hợp này việc buộc pháp nhân phải chịu TNHS là hoàn toàn thoả đáng

Về giới hạn loại pháp nhân phải chịu TNHS: Nghiên cứu pháp luật của một số nước thì thấy rằng, mỗi quốc gia đều có quy định riêng nhưng đều thống nhất ở một điểm là đều loại trừ trách nhiệm của Nhà nước. Ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng, TNHS đối với pháp nhân là một vấn đề mới, nên cần vận dụng một cách thận trọng. Do vậy, trước mắt chỉ nên giới hạn loại pháp nhân phải chịu TNHS là pháp nhân kinh tế.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, vì các quy định của BLHS hiện nay được thiết kế chủ yếu để xử lý TNHS của cá nhân, nên theo chúng tôi, để thuận tiện cho việc áp dụng, trước mắt chỉ nên quy định hai hình phạt đối với pháp nhân là phạt tiền và đình chỉ hoạt động, trong đó hình phạt tiền là cơ bản, hình phạt đình chỉ hoạt động là biện pháp cuối cùng và chỉ áp dụng đối với các “doanh nghiệp phạm tội có tính chất chuyên nghiệp”.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 93 - 97)