Tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp cho các điều tra viên, Kiểm sát

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 97 - 101)

3.2. Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật

3.2.2. Tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp cho các điều tra viên, Kiểm sát

Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân

Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, đạt được

nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm đối với cơng tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tạo mơi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, những kết quả đó mới là bước đầu và mới tập trung vào giải quyết những vấn đề bức xúc nhất. Cơng tác tư pháp cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn cịn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.

Cùng với những mặt hạn chế nêu trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng trước nhiều thách thức. Tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, tham nhũng, hối lộ có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn. Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.

Thứ nhất. Hồn thiện chính sách, pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hồn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, cơng khai, minh bạch, tơn trọng và bảo vệ quyền con người.

Nghiên cứu bổ sung và cụ thể hóa Cơng ước LHQ về chống tham nhũng về hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ và làm mơi giới hối lộ của người có chức vụ, quyền hạn vào trong Mục A - Các tội phạm về tham nhũng để nâng cao hiệu quả cơng tác

đấu tranh phịng, chống tham nhũng hiện nay [35, tr.10].

Thứ hai. Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý,

khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó, xác định tịa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp.

Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính dân chủ, cơng bằng, nghiêm minh. Hoàn thiện cơ chế để nâng cao chất lượng và hiệu quả tranh tụng, coi đây là khâu đột phá của cải cách tư pháp.

Thứ ba. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có

chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh.

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì cơng lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Có cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết, đủ đức, tài vào làm việc ở các cơ quan tư pháp. Mở rộng nguồn để bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp, không chỉ là cán bộ trong các cơ quan tư pháp, mà còn là các... luật sư. Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển để chọn người bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp. Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm khơng có kỳ hạn

Có chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng phù hợp với lao động của cán bộ tư pháp. Tăng cường kiểm tra, thanh tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài đối với hoạt động của các chức danh tư pháp.

sát của các cơ quan dân cử, của công luận và của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.

Thứ năm. Chun mơn hóa đối với những người tiến hành tố tụng, nhất là

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết vụ án hình sự liên quan đến tham nhũng, hối lộ. Có như vậy, những người tiến hành tố tụng mới có những kinh nghiệm trong việc giải quyết vụ án hình sự liên quan đến tham nhũng, hối lộ và những hiểu biết khác.

Nâng cao kỹ năng thực hiện các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự có tội danh tham nhũng, hối lộ giúp cho người tiến hành tố tụng có phẩm chất tâm lý bình tĩnh, thận trọng và vơ tư, giúp cho việc giao tiếp tư pháp (trong xác minh; thu thập chứng cứ) đạt hiệu quả cao hơn, mặt khác giúp cho người tiến hành tố tụng ln chủ động, phán đốn, suy luận logic và có niềm tin nội tâm (trong xây dựng các giả thuyết điều tra; lập kế hoạch điều tra; đánh giá chứng cứ, chứng minh tội phạm và áp dụng pháp luật) được khách quan, chính xác, cơng bằng.

Thứ sáu. Chiến lược cải cách tư pháp đã đề ra giải pháp "Tăng quyền hạn,

trách nhiệm tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để họ chủ động thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trong hoạt động tố tụng". Trách nhiệm hay nghĩa vụ là một khái niệm mang màu sắc pháp lý, tuy vậy lại là một tố chất của đạo đức nghề nghiệp. Người tiến hành tố tụng có trách nhiệm ý thức được rằng hành vi của mình khơng phải chỉ liên quan đến một người, một tổ chức trong xã hội mà có thể cịn liên quan đến nhiều người, nhiều gia đình, nhiều tổ chức trong xã hội. Nếu một Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng nhưng thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án hình sự thì khơng thể nói đó là một người người tiến hành tố tụng có đạo đức nghề nghiệp. Chỉ vì một chút thiếu trách nhiệm trong điều tra, xác minh thu thập chứng cứ, chứng minh buộc tội, xét xử, ra bản án hoặc quyết định thì cũng có thể sẽ gây ra những hậu quả khơng lường trước được.

Thứ bảy. xác định chủ trương “nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên

này chúng ta phải có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có việc đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm sát viên, thẩm phán, luật sư để tham gia tranh tụng, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm cơ chế tranh tụng, theo Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tội nhận hối lộ trong luật hình sự Việt Nam (Trang 97 - 101)