- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân: Một quỹ TDND với 24 CN
6 Chưa qua đào tạo 9,
3.1.2. Nguyên tắc, quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Trong thời gian tới, kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi nhưng cịn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Với độ mở cửa kinh tế lớn, những diễn biến
của kinh tế thế giới sẽ có tác động đan xen cơ hội và thách thức đến nền kinh tế nước ta nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng. Ở trong nước, với những kết quả tích cực đạt được về diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ là điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện các mục tiêu về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cịn thấp, các cân đối vĩ mơ chưa vững chắc. Tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đặt ra yêu cầu “Phát triển bền vững về
kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu”.
Trên cơ sở bám sát chủ trương chỉ đạo tại các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, các kết quả đạt được và đánh giá tình hình trong thời gian tới, NHNN đã đề ra mục tiêu tổng quát trong điều hành hoạt động ngân hàng giai đoạn 2016-2020 như sau: “Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính
sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao vai trị quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Hệ thống các TCTD cấu trúc hợp lý, hoạt động an tồn, hiệu quả vững chắc, có sức cạnh tranh cao hơn trong quá trình hội nhập quốc tế; thực hiện tốt vai trò huyết mạch của nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, phục vụ đắc lực cho q trình phát triển bền vững của nền kinh tế”
Để thực hiện mục tiêu trên, hệ thống Ngân hàng thương mại tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, trong đó tiếp tục rà sốt, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đảm bảo đồng bộ với hệ thống pháp luật các ngành khác, phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế.
- Đổi mới từng bước khn khổ chính sách tiền tệ phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện phát triển của thị trường tài chính trong nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác phân tích, dự báo kinh tế vĩ mơ, tiền tệ để hỗ trợ tích cực cho cơng tác hoạch định và điều hành chính sách.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách quản lý ngoại hối, quản lý thị trường vàng theo hướng chống đơ la và vàng hóa trong nền kinh tế, chuyển từ quan hệ huy động, cho vay sang quan hệ mua bán ngoại tệ, tiến tới xóa bỏ tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế.
- Kiện tồn cơng tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các TCTD để có biện pháp xử lý nghiêm, kịp thời những sai phạm và các vấn đề phát sinh, đảm bảo sự ổn định hệ thống và hỗ trợ các TCTD phát triển an toàn, bền vững.
- Phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ với các chính sách vĩ mơ khác trong nền kinh tế; trong điều hành chính sách, thực hiện các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cần theo hướng khơng ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm sốt lạm phát.
- Phát triển hệ thống các TCTD hiện đại, hoạt động an toàn, cung cấp dịch vụ hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh và từng bước xây dựng năng lực cạnh tranh quốc tế, hoàn thành việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011- 2015.
- Nâng cao chất lượng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và hoạt động thanh tốn; mở rộng các hình thức thanh tốn qua ngân hàng và thanh tốn khơng dùng tiền mặt, hoàn thiện khn khổ pháp lý về hoạt động thanh tốn trong nền kinh tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ thanh toán.
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, kết hợp đồng bộ các chính sách về quản lý nhân sự để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ và phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Ngân hàng.
- Tập trung triển khai có hiệu quả cơng tác cải cách hành chính, đẩy mạnh cơng tác thơng tin truyền thơng, minh bạch hóa về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.