- Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân: Một quỹ TDND với 24 CN
2.2.4.3. Thực trạng khả năng thanh khoản
- Khi mức tăng tín dụng cao hơn mức tăng huy động vốn, phản ánh rủi ro thanh khoản của NHTM tăng lên. Biểu đồ 2.5 cho thấy từ năm 2007 đến năm 2011 (ngoại trừ năm 2010) tỷ lệ tín dụng trên tổng số huy động tiền gửi không ngừng gia tăng. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam đã bắt đầu tăng trong những năm gần đây, nhất là vào năm 2007, năm 2009 và các tháng đầu năm 2011. Trong các tháng đầu năm 2011, lượng tín dụng tăng 5,1% trong khi huy động vốn hầu như không tăng, dẫn tới tỷ lệ tín dụng trên vốn huy động đat mức khá cao (131%), đã hàm chứa nhiều rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam.
Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ tín dụng /tổng huy động của hệ thống NHTM Việt Nam 2001-2011
Đơn vị: %
Nguồn: [28], [64]
So sánh với các nước khác trong khu vực, thì tỷ lệ tín dụng trên huy động tiền gửi năm 2009 và năm 2010 của các NHTM Việt Nam và Hàn Quốc dẫn đầu bảng. Nếu năm 2009, Hàn Quốc là nước có tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi trong
khu vực dẫn đầu bảng, kế tiếp là Việt Nam; thì sang đến năm 2010 các NHTM Việt Nam có tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi vượt lên trên và dẫn đầu bảng trong khu vực; tỷ lệ này của Việt Nam đã tăng cao một cách đột biến trên 130%, cách xa so với mức trung bình dưới 80% của các nước khác trong khu vực.
Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ cho vay / huy động tiền gửi của hệ thống ngân hàng các nước trong hai năm 2009 - 2010
Nguồn: [64], [66]
Đến cuối năm 2013 tỷ lệ tín dụng so với nguồn vốn huy động tuy có giảm xuống, từ mức 89,35% năm 2012, giảm xuống còn 86,19% nhưng vẫn còn cao hơn mức tăng bình quân của các nước trong khu vực. Điều đó, cho thấy hệ thống NHTM Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro so với các quốc gia khác và dễ bị tổn thương hơn nếu như cùng chịu tác động các cú sốc kinh tế từ bên ngồi.
Bảng 2.10: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (thị trường 1-TT1) của hệ thống NHTM Việt Nam
Đơn vị: tỷ đồng, %
Loại hình Ngân hàng Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (TT1) 31/12/2012 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (TT1) 30/9/2013 Khối NHTMNN 96.77 95.04 Khối NHTMCP 79.01 74.67 Toàn hệ thống 89.35 86.19 Nguồn: [28]
Khó khăn thanh khoản của hệ thống NHTM khơng chỉ được thể hiện qua con số về tỷ lệ tín dụng trên tổng huy động tiền gửi, mà còn biểu hiện thông qua lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng lên. Khó khăn thanh khoản trong hệ thống NHTM khiến các ngân hàng phải đi vay để tài trợ cho các khoản tín dụng; cùng với chính sách tiền tệ được điều chỉnh theo hướng thắt chặt do mức lạm phát biến động, đã đẩy mặt bằng lãi suất huy động và cho vay lên rất cao.
Mặt khác, trần lãi suất cho vay được thả nổi, trong khi khống chế trần lãi suất huy động càng đẩy tỷ lệ tín dụng trên tổng huy động tiền gửi lên mức rủi ro hơn nữa. Thực tế trong năm 2011, nhiều ngân hàng đã dùng những biện pháp lách trần lãi suất, xuất hiện những cuộc chạy đua lãi suất hoặc phá vỡ những thỏa thuận về lãi suất huy động vốn.
Ngoài ra, thanh khoản kém còn được thể hiện ở việc các mức lãi suất trong ngắn hạn cũng bị đẩy cao và thậm chí xấp xỉ mức lãi suất tiền gửi dài hạn. Thông thường mức lãi suất trong dài hạn (12 tháng trở lên) luôn cao hơn trong ngắn hạn (một tháng, ba tháng, sáu tháng).
Tuy nhiên, trên thị trường liên ngân hàng của Việt Nam các tháng trong năm 2011 thì diễn biến các mức lãi suất này lại ngược lại. Mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng khá sát và thậm chí có lúc thấp hơn mức lãi suất đối với kỳ hạn ba tháng.
Biểu đồ 2.9: Biến động các loại lãi suất trên thị trường liên ngân hàng