Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá
2.7.1. Phần đánh giá sự hài lòng [5]
Bộ cơng cụ đánh giá sự hài lịng trong nghiên cứu này được tham khảo từ bộ công cụ khảo sát sự hài lòng của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế nằm trong bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam [5]. Bộ công cụ đã được đánh giá, khẳng định có giá trị, độ tin cậy tốt và được sử dụng đánh giá mức độ hài lòng trong tất cả các bệnh viện hiện nay cũng như nhiều nghiên cứu đánh giá sự hài lòng khác của trường Đại học Y Hà Nội và trường Đại học Y tế Công Cộng. Bộ công cụ đã được kiểm nghiệm hệ số Cronbach’s alpha, chỉnh sửa trước khi đưa vào nghiên cứu (Phụ lục 4).
Bộ công cụ với 34 tiểu mục thuộc 6 khía cạnh (Phụ lục 2): - Khả năng tiếp cận: 5 tiểu mục;
- Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị: 5 tiểu mục; - Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh: 9 tiểu mục; - Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế: 7 tiểu mục; - Kết quả cung cấp dịch vụ: 5 tiểu mục;
- Đánh giá chung: 3 tiểu mục.
Thang đo được sử dụng đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh với chất lượng chăm sóc dựa trên thang đo Likert. Thang đo Likert với câu hỏi đóng một mệnh đề và 5 lựa chọn. Thang đo Likert được phát triển từ thang đo khoảng bởi nhà tâm lý học người Mỹ Rensis Likert vào năm 1932. Mục đích của thang đo dùng để đo lường “Attitude” – Thái độ, quan điểm. Đây là thang điểm được sử dụng rộng rãi nhất để chia tỷ lệ các phản hồi của đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu điều tra.
Thang điểm phân loại mức độ hài lòng:
- Hài lịng: 4 điểm
- Bình thường: 3 điểm
- Khơng hài lịng: 2 điểm
- Rất khơng hài lịng: 1 điểm
Theo phân tích, suy luận logic với thang điểm của Likert, thì mức độ hài lòng bắt đầu từ mức 4 (4 điểm), vì thế thang điểm Likert mã hóa thành 2 nhóm: nhóm chưa hài lịng (1-3 điểm) và nhóm hài lịng (4-5 điểm) đối với từng tiểu mục, từ đó tính tỷ lệ hài lịng theo từng tiểu mục.
Cách tính điểm trung bình hài lịng chung cho từng mục:
- Điểm trung bình hài lịng chung cho mục A - Khả năng tiếp cận: A = (A1+A2+A3+A4+A5)/5
Bà mẹ hài lòng với khả năng tiếp cận khi tiểu mục này có tổng điểm từ 20 điểm trở lên hay A ≥ 4 điểm (tính trên thang điểm 5)
- Điểm trung bình hài lịng chung cho tiểu mục B - Sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị:
B = (B1+B2+B3+B4+B5)/5
Bà mẹ hài lòng với sự minh bạch thông tin và thủ tục khám bệnh, điều trị khi tiểu mục này có tổng điểm từ 20 điểm trở lên hay B ≥ 4 điểm (tính trên thang điểm 5) - Điểm trung bình hài lịng chung cho tiểu mục C - Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh:
C = (C1+C2+C3+C4+C5+C6+C7+C8+C9)/9
Bà mẹ hài lòng với cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ người bệnh khi tiểu mục này có tổng điểm từ 36 điểm trở lên hay C ≥ 4 điểm (tính trên thang điểm 5).
- Điểm trung bình hài lịng chung cho tiểu mục D - Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế:
D = (D1+D2+D3+D4+D5+D6+D7)/7
Bà mẹ hài lòng với thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế khi tiểu mục này có tổng điểm từ 28 điểm trở lên hay D ≥ 4 điểm (tính trên thang điểm 5).
- Điểm trung bình hài lịng chung cho tiểu mục E - Kết quả cung cấp dịch vụ: E = (E1+E2+E3+E4+E5)/5
Bà mẹ hài lòng với kết quả cung cấp dịch vụ khi tiểu mục này có tổng điểm từ 20 điểm trở lên hay E ≥ 4 điểm (tính trên thang điểm 5).
- Điểm trung bình hài lịng chung của bà mẹ: F = (A+B+C+D+E)/5
Bà mẹ hài lịng với chất lượng chăm sóc tại bệnh viện khi điểm trung bình hài lịng chung F ≥ 4 điểm (tính trên thang điểm 5).
- Tỷ lệ % bà mẹ hài lịng với chất lượng chăm sóc tại bệnh viện: (Điểm trung bình hài lịng chung x 100%)/5
2.7.2. Phần đánh giá thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau sinh [8]
Quy trình đánh giá thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh được tham khảo từ quy trình “Chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ” với trẻ thở được. Quy trình đã được Bộ Y tế phê duyệt theo Quyết định số 4673/QĐ-BYT ngày 10 tháng 11 năm 2014 8. Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau đẻ được sử dụng ở tất cả các tuyến xã, huyện, tỉnh, thành phố trong cả nước. Bộ công cụ đã được kiểm nghiệm hệ số Cronbach’s alpha, chỉnh sửa trước khi đưa vào nghiên cứu (Phụ lục 5).
Bộ công cụ với 41 tiểu mục thuộc 3 khía cạnh (Phụ lục 3): - Chuẩn bị trước sinh: 10 tiểu mục;
- Đỡ đẻ: 12 tiểu mục;
- Các việc cần làm ngay sau khi sinh cho mẹ và con: 19 tiểu mục.
Mỗi bước trong thang điểm đánh giá quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh ngay sau sinh được sử dụng đánh giá trong nghiên cứu chia làm 2 mức để phân loại:
- Làm đúng và đủ bước;
2.7.2.1. Chuẩn bị
- Bàn hồi sức trẻ sơ sinh:
+ Bề mặt bàn phẳng, khô, sạch và ấm, được trải khăn sạch. + Bóng hút hoặc máy hút nhớt, ống hút dùng 1 lần.
+ Bóng tự phồng và mặt nạ sơ sinh.
- Bàn để dụng cụ đỡ đẻ:
+ Dụng cụ cắt khâu TSM: 01 kéo cắt TSM, 01 kẹp phẫu tích, 01 kìm kẹp kim, 01 hộp đựng dung dịch sát khuẩn, gạc sát trùng, kim chỉ khâu.
+ Dụng cụ cặp và cắt dây rốn: 02 kẹp phẫu tích có mấu, 01 kéo cắt dây rốn, kẹp dây rốn nhựa.
+ Hai khăn khô, sạch (trải 01 khăn lên bụng bà mẹ để đón bé và lau khô trẻ, 01 để ủ ấm cho trẻ).
+ Hai đôi găng tay vô khuẩn. + Mũ sơ sinh để ngoài bàn dụng cụ.
- Thuốc:
+ Lấy sẵn 10 đơn vị Ocytocin trong bơm tiêm.
+ Thuốc gây tê TSM.
2.7.2.2. Tiến hành - Tư vấn cho bà mẹ:
+ Tiếp xúc da kề da: giúp điều hòa thân nhiệt cho trẻ, làm tăng sự gắn kết tình cảm mẹ con, giúp cho trẻ bắt đầu bú sớm. Tiếp xúc da kề da liên tục không gián đoạn sẽ giúp trẻ bú lần đầu thuận lợi.
+ Cách phối hợp với cán bộ y tế để ôm trẻ ngay sau khi sinh, không để bà mẹ bỡ ngỡ khi người đỡ đẻ đặt trẻ lên bụng, để cho trẻ tiếp xúc da kề da và an toàn cho trẻ.
+ Tiêm Ocytocin với mục đích làm cho tử cung co bóp sớm giúp bong rau, rút ngắn thời gian sổ rau, hạn chế mất máu sau đẻ.
+ Lợi ích của việc kẹp và cắt dây rốn muộn: giúp cho trẻ sơ sinh nhận thêm được một lượng máu và nguồn dự trữ sắt có từ người mẹ, có thể ngăn ngừa
được nguy cơ xuất huyết não thất, nhiễm khuẩn huyết muộn, giảm nguy cơ phải truyền máu vì thiếu máu nhất là đối với trẻ sinh non và nhẹ cân.
+ Hợp tác với nhân viên y tế, xoa đáy tử cung đạt hiệu quả tốt. Có thể hướng dẫn bà mẹ tự xoa đáy tử cung hoặc người nhà hỗ trợ xoa đáy tử cung trong trường hợp cần thiết.
- Tiến hành đỡ đẻ:
+ Người đỡ đẻ rửa tay; trải 01 tấm khăn khô, sạch lên bụng của bà mẹ và mang sẵn 02 đôi găng vô khuẩn (nếu một người đỡ đẻ), nếu có 02 người thì găng của người chăm sóc rốn cũng phải vơ khuẩn.
+ Khi cổ tử cung đã mở hết, đầu đã lọt thấp, bà mẹ chuẩn bị rặn đẻ, người đỡ đẻ cần nhắc lại các bước và hướng dẫn bà mẹ cách cho trẻ tiếp xúc da kề da và biết cách ôm trẻ nằm trên bụng mẹ
+ Thông báo cho bà mẹ ngày, giờ, phút sinh và giới tính của trẻ. + Đặt trẻ vào khăn khơ trên bụng mẹ.
+ Nhanh chóng lau khơ trẻ trong 05 giây đầu tiên theo trình tự (lau mắt, mặt, đầu, ngực, bụng, tay, chân, lưng, mông, cơ quan sinh dục…) vừa đánh giá nhanh toàn trạng chung của trẻ theo thường quy.
+ Bỏ khăn đã lau cho trẻ.
- Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay sau đẻ nếu trẻ khóc hoặc trương lực cơ tốt thì: + Đặt trẻ nằm sấp tiếp xúc da kề da trên ngực mẹ, đầu nằm nghiêng
giữa hai bầu vú, ngực áp vào ngực mẹ, tay để sang hai bên.
+ Đội mũ cho trẻ.
+ Dùng 1 khăn khô, sạch để che lưng cho trẻ. Nếu trời lạnh có thể dùng thêm áo ấm của mẹ hoặc khăn bơng ấm đắp bên ngồi cho cả mẹ và con.
+ Hướng dẫn người mẹ ôm ấp, vuốt ve trẻ. - Tiêm Ocytocin:
+ Sờ nắn tử cung qua thành bụng để bảo đảm khơng cịn thai trong TC + Tiêm 10 đơn vị Ocytocin vào mặt trước đùi bà mẹ.
+ Người đỡ đẻ tháo bỏ đơi găng bẩn bên ngồi.
+ Chờ cho đến khi dây rốn ngừng đập (khoảng 1-3 phút) mới tiến hành kẹp và cắt dây rốn một thì.
+ Kẹp dây rốn bằng kẹp nhựa cách chân rốn 2 cm, vuốt máu về phía
mẹ đồng thời kẹp thứ 2 cách kẹp thứ nhất 3 cm. Cắt dây rốn sát kẹp thứ nhất bằng kéo vô khuẩn.
- Kéo dây rốn có kiểm sốt:
Người đỡ đẻ đứng bên cạnh hoặc giữa 2 chân bà mẹ:
+ Đặt bàn tay lên bụng dưới bà mẹ để kiểm tra cơn co tử cung. Chỉ khi có cơn co tử cung mới thực hiện kéo dây rốn.
+ Một tay cầm kẹp và dây rốn, giữ căng dây rốn, bàn tay còn lại đặt lên trên khớp vệ, giữ và ấn tử cung theo hướng ngược lên phía xương ức trong khi tay cầm kẹp dây rốn kéo với lực vừa phải theo hướng cơ chế đẻ (lúc đầu kéo xuống, tiếp đến kéo ngang rồi kéo lên). Động tác này nhằm đề phòng lộn đáy tử cung và để rau sổ theo hướng cong của khung chậu.
+ Khi bánh rau đã ra đến âm hộ thì tay giữ dây rốn hạ thấp xuống cho trọng lượng bánh rau kéo màng rau bong ra theo. Nếu màng rau khơng bong ra thì hai tay người đỡ giữ bánh rau xoay theo một chiều để màng rau sổ ra ngoài.
+ Nếu kéo dây rốn trong 30-40 giây mà bánh rau khơng tụt xuống thấp thì dừng lại khơng tiếp tục kéo dây rốn nữa. Lúc này chỉ giữ dây rốn và chờ đến khi tử cung co bóp trở lại.
+ Tiếp tục lặp lại động tác kéo dây rốn vừa phải kết hợp với ấn ngược tử cung về phía xương ức khi có cơn co tử cung.
+ Khi kéo nếu thấy dây rốn dài ra, khó thao tác có thể cuộn dây rốn vào kẹp rốn cho dây rốn ngắn lại, nếu cần thiết thì cặp lại dây rốn sát với âm hộ.
- Xoa tử cung:
+ Ngay lập tức sau khi rau sổ ra ngoài phải xoa tử cung qua thành bụng cho đến khi tử cung co chặt lại.
+ Cứ 15 phút xoa đáy tử cung một lần trong hai giờ đầu (có thể hướng dẫn cho bà mẹ hoặc gia đình hỗ trợ).
+ Bảo đảm tử cung vẫn co tốt sau khi kết thúc xoa tử cung.
- Tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ bà mẹ cho con bú sớm:
+ Quan sát trẻ, khi nào thấy dấu hiệu trẻ đòi ăn (mở miệng, chảy nước
dãi, thè lưỡi, liếm...), hướng dẫn mẹ giúp trẻ hướng về phía vú, đẩy nhẹ miệng trẻ gần sát vú.
+ Hướng dẫn tư thế và cách ngậm bắt vú: giữ cổ trẻ không gập hay
vẹo sang một bên, bảo đảm miệng trẻ đối diện với vú mẹ, mũi trẻ đối diện núm vú và cằm chạm vào vào vú; giữ người trẻ sát với ngực mẹ, ơm tồn bộ người trẻ. Chờ đến khi trẻ mở rộng miệng, kéo trẻ về phía vú, đưa mơi dưới của trẻ vào phía dưới núm vú.
+ Các dấu hiệu trẻ ngậm và bú tốt: Miệng mở rộng; mơi dưới mở về
phía ngồi; cằm trẻ chạm vào vú; bú chậm, sâu và có khoảng nghỉ.