NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ HẠN CHẾ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần vận tải xây dựng và thương mại Việt Hà (Trang 39 - 56)

VỐN CỦA CÔNG TY

1. Những hạn chế trong hiệu qủa sử dụng vốn

Qua phận tích tháng qua các bảng số liệu ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty so với tiềm năng hiện có còn ở mức thấp, còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

- Thứ nhất: Với việc đầu tư của mình mức doanh thu tuy qua các năm đang tăng dần nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của công ty. Hệ số doanh lợi sau thuế còn thấp so với các công ty khác. Trong thị trường, mặc dù công ty đã đầu tư nhiều máy móc thiết bị hiện đại nhưng như vậy còn quá ít, hơn nữa việc dửa chữa bảo hành có lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng bên cạnh đó còn tồn t ại một số cán bộ trì trệ dựa dẫm vào sự quen biết mà thiếu tinh thần trách nhiệm, không là đúng năng lực của mình. Dù chiến lược quảng cáo làm tăng uy tín của công ty trên thị trường nhưng công ty vẫn còn phải đẩy nhanh hơn nữa việc quảng cáo này:

- Thứ hai: Trong phần trên chúng ta đã phân tích, tỷ trọng vốn cố định của công ty đang có xu hướng giảm dần : Tỷ trọng này trong các năm tới giảm xuống còn 20% trong tổng tài sản, công ty chuyên thi công các công trình lớn, hiện đại cần phải có máy móc hiện đại cần có sự cân đối giữa TSCĐ và tài sản lưu động .

- Thứ ba: Khả năng thanh toán tgiao động từ 2 đến 4% và ngày càng có xu hướng giảm. Trong khi tỷ suất thanhtoán tức thời nằm trong khoảng từ 10 đến 50% thì tình hình thanh toán tương đối khả quan. Vì vậy ảnh hưởng tới hoạt động của công ty đặc biệt là các chủ nợ nósẽ gây một ấn tượng không tốt, lượng tiền mặt dùng để thanh toán tức thời là ít trong khi nợ ngắn hạn ngày càng tăng lên.

- Thứ tư: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa cao. Vòng quay vốn lưu động còn thấp. Như trong năm 2006 vòng quay vốn lưu động 0,25 vòng trong một năm. Bước sang năm 2007, 2008, 2009 mặc dù tốc độ số vòng quay vốn lưu động của công ty trong khoảng hơn một vòng quay trong một năm. Vì vậy mà lợi

nhuận tuy có tăng lên nhưng với kết cấu như vậy các đối thủ còn tăng hơn nhiều, hơn nữa trong cơ cấu nguồn vốn của mình vốn của công ty đa phần là VCSH chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn thấp .Là một công ty cần phải có sự cân đối giữa chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn cho hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn mới cao.

- Thứ năm: Mặc dù nhà máy có lên kế hoạch về dự trữ sản phẩm, hàng hoá và tiền mặt nhưng kế hoạch chưa được thực hiện như: Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản lưu động và lượng tiền dùng cho thanh toán tức thời của công ty là thấp. Hơn nữa về công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá của công ty còn thiếu sót , một số hàng gửi bán bị trả lại, chất lượng hàng hoá, như một số công trình thi công song bị khách hàng phản bác.

- Thứ sáu: Mức doanh lợi vốn cố định còn thấp như trong năm 2006 trung bình một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 0,009 đồng lợi nhuận. Bước sang năm 2007, 2008, 2009 chỉ tiêu này tăng lên lần lượt là 0,014; 0,02; 0,03 nhìn chung chỉ tiêu này là rất thấp. Nguyên nhân là do công ty sử dụng vốn lưu động còn nhiều lãng phí.

2. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế

- Để tìm hiểu kỹ hơn những hạn chế trong việc sử dụng vốn của công ty chúng ta nghiên cứu về nguyên nhân dẫn tới hạn chế đó. có tăng lên nhưng chỉ dao động.

2.1 Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất: Do trình độ chuyên môn của công ty còn nhiều hạn chế như mức độ hiên đại trong trang bị máy móc có thể coi là hiện đại nhưng với trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân so với các công ty khác không thể bằng họ được, đội ngũ cán bộ đa phần là cán bộ trẻ thiếu kinh nghiệm người của tầng lớp cán bộ đi trước, mặc dù có nhiều sáng kiến mạnh dạn đầu tư.Nhưng bước đi thì chưa chắc chắn tính toán chưa kỹ càng .Giữa nhân công và máy móc cho hợp lý , số lượng đội ngũ cán bộ gửi đi đào tạo thêm còn ít. Cần phải nâng cao thêm cho phù hợp.

- Thứ hai: Bên cạnh về nghiên cứu thị trường của công ty còn yếu, các thông tin còn ít, trong khi hàng tồn kho lớn nhà máy mở chiến dịch quảng cáo chưa rầm rộ như chi phí quảng cáo trên các tuyến đường.Mà chưa quảng cáo nhiều trên báo chí, tivi , mà đây là những chương trình thu hút nhiều khách hàng nhất .

- Thứ ba: Hơn nữa tính cân đối của công ty chưa cao, tính cân đối giữa vốn, thiết bị, công nghệ và con người tạo ra sản phẩm chất lượng còn có sự chênh lệch lớn. - Thứ tư: Một lý do khác nữa là xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty . Do công ty phải thi công các công trình với khối lượng vốn lớn. Nên việc thu tiền các khoản nợ gặp khó khăn. Khách hàng luôn gửi lại cho mình một phân lợi nào đó của công ty. Sau đó một thời gian mới trả hết. Có thể nói công ty bị chiếm dụng vốn lớn.

2.2. Nguyên nhân khách quan:

- Thứ nhất: Do trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, nên việc tiêu thụ sản phẩm ngày càng khó khăn, lượng hàng tồn kho ngày càng tăng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà máy . Trong tương lai khi mà đất nước đang mở rộng quan hệ với bên ngoài thì những thách thức với công ty là rất lớn. Việc nhà nước ban hành một số văn bản thuế, luật doanh nghiệp, hướng dẫn hoạt động kinh doanh đã có nhiều tiến bộ hơn song vẫn tồn

tại nhiều bất cập cần giải quyết. Việc sửa đổi bổ xung các thông tư nghị định, dự thiếu đông bộ trong các văn bản trở thành rào cản đối với công ty cụ thể.

- Thứ hai: Về việc ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp. Nhà nước trong việc ưu đãi cho các doanh nghiệp còn chưa rõ ràng như vậy đã gây cho công ty nhiều bất cập trong việc xác định thuế thu nhập được miễn giảm như thế nào.

- Thứ ba: Do hệ thống ngân hàng của nước ta chưa phát triển. Nên việc thanh toán vẫn chưa phổ biến chưa đáp ứng được yêu cầu nhanh đảm bảo và an toàn. Vì vậy mà ngân hàng vãn chưa nắm bắt đầy đủ những thông tin về khách hàng của mình từ đó dẫn đến độ tin cậy với khách hàng không cao. Việc quy định thuế xuất chưa

thống nhất, với sản phẩm này nếu ở miền nam thì quy định một mức thuế còn ở miền bắc thì một mức thuế khác.

Vì vậy các chính sách của nhà nước đã tác động tới công ty, gây khó khăn cho công ty. Trong việc thực hiện mục tiêu đề ra của mình.

- Thứ tư: Thiên nhiên cũng ảnh hưởng tới tình hình hoạt động của Công ty. Chúng ta thấy nước ta luôn bị thiên tai làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình, làm cho công trình luôn bị ngưng trệ, kéo dài thời gian hoàn thành của mình.

- Thứ năm: Do tập quán của người Việt Nam ta là tính theo năm âm lịch nên việc thanh toán tiền hàng đều thực hiện vào đầu quý một năm sau. Sau đó làm cho công lợi của năm trước dâng cao, gây ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.

CHƯƠNG III:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY I. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới

Cùng với việc chuyển đổi cơ chế kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, nhà nước đang tiến hành các chính sách tự do hóa thương mại để hoà nhập vào khu vực và trên thế giới như triển khai hiệp định thương mại Việt -Mỹ, tham gia vào khu mậu dịch tự do châu á (AFTA). Trong năm tới nước ta đang từng bước hoàn thiện các chính sách tình hình kinh tế để ra nhập tổ chức WTO ( tổ chức thương mại thế giới). Chính vì nhà nước mở rộng quan hệ với các nước bên ngoài, kéo theo đó là các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Hơn nữa nhà nước khuyến khích đầu tư nên các công ty mới xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này tạo ra cơ hội nhưng cũng gây ra thách thức cho công ty. Vì vậy công ty đặt ra cho mình những mục tiêu cần đạt được trong thới gian tới như sau:

- Mục tiêu ngắn hạn: Bước sang năm 2010 Ban lãnh đạo cùng các cán bộ công ty đề ra những mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới. Cụ thể: mức doanh thu thuần phải đạt 11962 triệu đồng, tức tăng 208 triệu đồng so với năm 2009. Tổng chi phí đạt 20182 triệu đồng tăng 1162 triệu đồng so với năm 2009. Mức lợi nhuận mà

công ty đề ra trong năm 2010 là trên 500 triệu đồng. Thực hiện nộp ngân sách nhà nước khoảng 160 triệu đồng. Mặc dù mục tiêu đề ra cho công ty là tương đối cao trong tình hình thị trường đang cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy công ty cầnphải cố gắng hết mình, mặc dù mục tiêu đặt ra như vậy là rất cao nhưng với tiềm lực của mình cùng đội ngũ cán bộ trẻ trung đầy khí thế thì mục tiêu đặt ra có thể đạt được. - Mục tiêu dài hạn: Bên cạnh mục tiêu ngắn hạn mà công ty đặt ra cho năm 2010, công ty phải đặt ra những mục tiêu dài hạn cho những năm tiếp theo. Để đi đến thành công bằng con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất các mục tiêu đề ra :

+ Đẩy mạnh công tác quảng cáo, công tác thị trường. + Xây dựng mạng lưới thông tin trên thị trường.

+ Mở rộng thêm các chi nhánh trong nước và tiến tới thâm nhập ra nước ngoài. + Xây dựng các kho chứa và bảo quản hàng hóa hiện đại và đa năng.

+ Mở rộng hoạt động kinh doanh, thị trường bán sản phẩm.

+ Tuyển chọn và đào tạo thêm các chuyên viên có năng lực để phục vụ cho việc mở rộng thị trường, mở rộng quy mô hoạt động của công ty.

+ Mua sắm thêm các máy móc hiện đại để phù hợp với tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

II. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty

1. Phân cấp cải tiến, đổi mới, sử dụng hiệu quả và quản lý chặt chẽ tài sản cố định

TSCĐ đối với một doanh nghiệp đặc biệt đối với doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực xây dựng nó chiếm vị trí quan trọng, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Một khi TSCĐ được khai thác hiệu quả và triệt để thì mới được coi là sử dụng vốn hiệu quả. Do đó trong thời gian tới công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Tiến hành phân loại và đánh giá lại những tài sản cũ, lạc hậu, không cần dùng để tiến hành thanh lý, nhượng bán chúng với giá tốt nhất, nhanh chóng thu hồi vốn để

tái đầu tư vào TSCĐ khác.

- Ngoài ra công ty phải đầu tư chiều sâu tài sản cố định. Qua 4 năm hoạt động nhìn chung tài sản cố định có xu hướng giảm dần, mặc dù công ty đã đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định hiện đại, tân tiến của thời đại. Nhưng công ty chưa quan tâm tới phân loại tài sản cố định đã khấu hao nay đã giảm năng lực sản xuất. Cứ như vậy năng lực sản xuất của công ty sẽ giảm dần. Vì vậy công ty

cần mua sắm thêm nữa tài sản cố định nhằm tăng năng lực sản xuất cho công ty. Công ty cần phải tăng tỷ trọng tài sản cố định lên nhằm phục vụ tốt cho quá trình sản xuất, chuyên chở và bảo quản sản phẩm. Muốn làm được điều này công ty cần phải tăng cường quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận của mình.

- Công ty cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời phải thực hiện kiểm soát, kiểm kê, phân tích hiệu quả, kết quả TSCĐ với từng cán bộ nhân viên, cần phải sử dụng TSCĐ có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí trên phần TSCĐ mà mình được giao. Từ đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng TSCĐ chung của từng công ty. Bên cạnh đó công ty phải tiến hành thiết lập một bộ phận chuyên về lĩnh vực đánh giá trực trạng kỹ thuật, thẩm định tài sản. Như tài sản đem nhượng bán phải được đem thông báo công khai và phải tổ chức bán đấu giá. Tài sản thanh lý dưới hình thức huỷ bỏ, dỡ bỏ, hư hỏng phải tổ chức một hội đồng quản lý dưới sự điều hành trực tiếp của công ty.

- Bên cạnh đó công ty cần tăng cường hơn việc quản lý, giám sát vốn cố định, lựa chọn và xác định phương pháp khấu hao hợp lý để tránh bị ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tiến hành mua bảo hiểm TSCĐ. Còn với TSCĐ có giá trị hao mòn vô hình lớn, công ty cần áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh để thu hồi vốn đầu tư, đẩy nhanh tốc độ đổi mới TSCĐ mà không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

xuất, giảm chi phí, tăng chất lượng sản phẩm.

Như vậy về tài sản cố định công ty cần phải tìm cho mình phương pháp tính mức khấu hao hợp lý nhằm thu hồi vốn, có những biện pháp xử lý kịp thời những tài sản lỗi thời, mất giá qua quá trình sử dụng.

2. Giải pháp về vốn lưu động

2.1. Tiến hành công tác kế hoạch hóa vốn lưu động

Công ty xây dựng kế hoạch sử dụng vốn lưu động hiệu quả cần thực hiện các biện pháp như:

-Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh trong kỳ: đối với kế hoạch kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào đề rất quan trọng, nó là nền tảng, là sự khởi đầu để doanh nghiệp huy động nguồn lực của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với công ty cần xây dựng kế hoạch như xác định, định hướng về nhu cầu vốn mà công ty cần. Đây là cơ sở để công ty tiến hành xác định các hạn mức tín dụng vay được, phải được tiến hành kịp thời và chính xác.

- Mức hao phí thực trạng sử dụng vốn trong thời gian qua của công ty cần phải định mức rõ ràng. Từ đó công ty định hình được mức hao phí năm nay, số vốn lưu động cần cho năm nay. Từ đó công ty có kế hoạch phù hợp để huy động vốn cho kịp thời và hiệu quả.

- Yếu tố cuối cùng của công tác kế hoạch không kém phần quan trọng đó là năng lực, trìng độ quản lý của công ty. Một công ty có huy động vốn và kế hoạch thực hiện tốt mà năng lực quản lý yếu kém, không hiệu quả thì công tác kế hoạch hóa vốn lưu động cũng trở nên không có ý nghĩa. Công ty cần căn cứ cụ thể vào các năm qua từ đó mới có biện pháp nhằm nâng cao khâu quản lý lên.

Thực hiện công tác kế hoạch hóa nguồn vốn lưu động trên cơ sở xem xét các nhân tố chủ quan; khách quan sẽ giúp công ty đáp ứng được yêu cầu về nguồn vốn kinh doanh của mình.

Theo số liệu bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua 4 năm hoạt động của mình. Thì chỉ tiêu hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, mặc dù không bằng các khoản phải thu. Nó chiếm vị trí thứ hai trong nguồn vốn lưu động và có sự tăng lên qua các năm. Tuy nhiên lượng hàng tồn kho qua các năm vẫn tăng lên là do một số nguyên nhân như tình hình làm ăn của công ty bị nhiều đối thủ cạnh tranh chèn ép, nên việc tiêu thụ hàng hoá chậm. Vì chi phí sản xuất kinh doanh của công ty đang dang dở lại tăng lên. Hàng tồn kho tăng lên như vậy nó sẽ ảnhhưởng đến tính lưu động, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty. Bởi vậy công ty cần giảm hàng tồn kho là điều cấp bách cần phải làm ngay. Công ty cần áp dụng một số biện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần vận tải xây dựng và thương mại Việt Hà (Trang 39 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w