Giai đoạn 1: Từ khi hình thành đến năm 1975

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu về nghề đúc đồng ở huyện ý yên, nam định (Trang 37 - 39)

5. Bố cục khóa luận

3.2. Sự phát triển của nghề đúc đồng

3.2.1.1. Giai đoạn 1: Từ khi hình thành đến năm 1975

Kể từ khi thầy Nguyễn Minh Không ra đi vào năm 1118, các học trị như: ơng Lâm, ông Thường, ông Tâm… đã tiếp thu được tinh hoa của người, rồi

hướng dẫn cho con cháu đời này qua đời khác. Từ đó nghề đúc của làng Tống Xá ngày càng mở mang phát triển thịnh vượng, cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Chính vì thế mà dân làng Tống Xá đã xây dựng đền thờ ông rất trang nghiêm và tơn kính.

Hầu hết các gia đình sống chủ yếu bằng nghề nông, nhưng mở thêm nghề đúc để có thêm việc làm và tăng thêm thu nhập. Đây là các lò tư nhân, tự quản lý tồn bộ về cơng nghệ và tiêu thụ. Mặc dù cơng việc đúc hồn tồn là của các gia đình, nhưng ngay từ thời đó, đã có tính cộng đồng khá cao.

Các cụ nghệ nhân cao tuổi thường được cử ra để điều hịa các cơng việc lớn từ khâu đầu vào, sản xuất và tiêu thụ như: ấn định ngày đúc hàng tháng cho các lò; thống nhất hàng ngày buổi sáng từ 5h mới được nổi lửa, buổi tối 7h phải tắt lửa; qui định giá cả và nơi mua, nơi bán cho các lò trong làng.

Thời gian này, từ các lị đúc đã hình thành nên các phường như: phường cày, phường đồng. Từng phường đã có sự phối hợp với nhau để hạn chế việc tranh mua tranh bán, giữ gìn lương tâm người thợ, khơng làm ẩu hoặc gian dối để ảnh hưởng đến thanh danh làng nghề và tình làng nghĩa xóm. Đồng thời phải chú ý đến giữ gìn bí quyết nghề nghiệp của ơng cha ta để lại.

Trong thời kỳ kháng pháp (1945 - 1954): sau năm 1945 các gia đình có lị đúc vẫn tiếp tục nối rõi nghề nghiệp của cha ông, song quy mơ sản xuất và trình độ cơng nghệ vẫn lạc hậu như trước năm 1945, khơng có gì tiến triển hơn. Cuộc đời của người thợ vẫn là lao động vất vả và đời sống vật chất khó khăn. Từ năm 1949 - 1951, thực dân pháp mở rộng càn quét và chiếm đóng đến đất Ý Yên nên cơng việc của nghề đúc gặp nhiều khó khăn. Nhiều ngày đang đúc có tin giặc đến lại phải dập lò, tắt lửa để bỏ chạy. Từ năm 1951 - 1953, Tống Xá là vùng địch hậu nên hầu hết các lị đúc phải tạm thời đóng cửa, chỉ làm nông nghiệp hoặc đi sơ tán. Nghề đúc thời kỳ chống pháp từ năm 1945 - 1954 là đình trệ nhất khơng có gì mở mang phát triển, do khơng có nhu cầu xã hội, mặt khác người dân phải lo tản cư và chống pháp.

Trong thời gian trên, đồng thời với các lò đúc tư nhân, huyện và tỉnh đã có chủ trương thành lập các cơng binh xưởng về đúc, trong đó lực lượng nồng cốt là các thợ có chun mơn ở Tống Xá.

Từ năm 1946 - 1954 các xưởng trên đã sản xuất hàng chục vạn sản phẩm vũ khí thơ sơ như: mìn, lựu đạn, xoong chảo bằng gang…, phục vụ có hiệu quả cho cuộc chiến tranh du kích trường kỳ chống thực dân pháp xâm lược Việt Nam.

Trong thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975): tháng 7/ 1954 cuộc kháng chiến chống pháp hoàn tồn thắng lợi, hịa bình lập lại trên miền Bắc nước ta, nghề đúc lại được phục hồi và tiến hành trong điều kiện hịa bình. Do một số gia đình có hồn cảnh khó khăn về nhân lực, về kinh tế hoặc do bị tàn phá trong chiến tranh, nên số lượng các lò đúc của làng giảm xuống chỉ cịn 7 - 8 gia đình.

So với thời kỳ trước năm 1954, nghề đúc có một thuận lợi hơn như: điều kiện làm nghề đúc trong hồn cảnh hịa bình ổn định hơn, nhu cầu sử dụng các sản phẩm đúc đa dạng và phong phú hơn, lượng tiêu thụ ở các chợ ngày một lớn hơn. Tuy nhiên trang thiết bị và trình độ cơng nghệ vẫn chưa có gì chuyển biến. Đồng thời với đúc gang, ngồi thị trường đã có nhiều nhu cầu về đúc đồng và đúc nhơm do có nhiều phế liệu chiến tranh bằng kim loại đồng và nhôm.

Với chủ trương của giai đoạn này là tập thể hóa, cần phải đưa các lị đúc vào làm ăn tập thể. Do đó xã Vạn Xá đã vận động tất cả các lò đúc tư nhân vào HTX thủ công.

Đồng thời với nghề đúc ở Tống Xá, huyện và tỉnh vẫn tiếp tục mở rộng nghề đúc ở quy mơ cơng binh xưởng cho các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình để sản xuất các nồi gang, chảo gang cho các bếp tập thể và một lượng lớn các loại vũ khí thơ sơ để chi viện cho tiền tuyến. Nhiều tay thợ bậc cao hoặc công nhân kỹ thuật đúc của Tống Xá được cử đi xây dựng các xưởng đúc tại các tỉnh.

Có thể nói rằng , bàn tay của người dân làng nghề đúc Tống Xá, không chỉ dừng lại ở q hương mình, khơng chỉ cịn là bí quyết nhà nghề chỉ con cháu biết, mà đã vươn tới nhiều tỉnh và huyện khác, để hướng dẫn nghề đúc truyền thống của mình cho nơi khác, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp và đời sống xã hội, đặc biệt là các vũ khí thơ sơ (mìn, lựu đạn), góp phần vào việc chiến thắng giặc pháp và giặc Mỹ xâm lược.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu về nghề đúc đồng ở huyện ý yên, nam định (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)