5. Bố cục khóa luận
3.2. Sự phát triển của nghề đúc đồng
3.2.1.2. Giai đoạn 2: Từ năm 1975 đến nay
Giai đoạn xã Yên Xá chưa chia tách (1975 – 1986)
Đây là giai đoạn miền Nam hồn tồn giải phóng, cả nước sống trong hịa bình thống nhất tổ quốc. Ơng Lạng và ơng Thiếp vẫn tiếp tục làm chủ nhiệm và P. Chủ nhiệm. Do xưởng sản xuất tập trung theo quy mô lớn, nên nhiều thiết bị được đầu tư, trình độ cơng nghệ đã từng bước có những thay đổi khác hơn nhiều so với các lị đúc tư nhân có quy mơ nhỏ trước đây.
Đến năm 1977 ông Nguyễn Văn Thái được cử làm Chủ nhiệm, ông Nguyễn Hữu Thiếp và Dương Dỗn Lư làm Phó chủ nhiệm. Thời gian này HTX tiếp tục hoàn thành các kế hoạch sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và công
nghiệp của tỉnh giao cho. Tư liệu sản xuất đã có: 40 gian nhà xưởng, 2 máy nổ, 2 máy khoan, 2 máy hàn, 1 máy tiện, 1 đầu máy kéo...
Từ năm 1982 trở đi ông Nguyễn Hữu Thiếp làm chủ nhiệm, ơng Dương Dỗn Phiên làm P. chủ nhiệm. Đây là thời gian năng lực sản xuất phát triển mạnh. Ngoài các sản phẩm truyền thống, HTX đã tập trung sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm mới có trọng lượng nặng hàng tấn và yêu cầu kỹ thuật phức tạp hơn nhiều so với các sản phẩm truyền thống trước đây để phục vụ cho nhà máy Thủy điện sông Đà, nhà máy đóng tàu Hải Phịng, các nhà máy xi măng và nhiều nhà máy công nghiệp khác.
Cũng trong thời gian này, xưởng thương binh 27/7 do ông Nguyễn Quang Ky tiếp tục làm Giám đốc đã đẩy nhanh tiến độ đúc các sản phẩm sinh hoạt và công nghiệp một cách đa dạng và phong phú, cụ thể: đúc nhôm với các sản phẩm xoong nồi, chậu cho trường đại học Bách Khoa, các loại ghíp điện cho các cơng ty điện; đúc gang với các sản phẩm như: phanh tầu hỏa, các bệ đỡ máy cho các cơng ty cơ khí sửa chữa, hàn tiện nguội; đúc đồng với các sản phẩm bạc biên cho xưởng đóng tàu, ngành đường sắt…
Giai đoạn tách xã Yên Xá mới (1986 đến nay) Xây dựng cơ sở vật chất khi xã mới được tách ra:
Kể từ khi chia tách xã, cơ sở vật chất đều thiếu nghiêm trọng, mọi việc phải xây dựng từ đầu. Hai khu nhà công cộng của những năm trước như: nhà trẻ mẫu giáo trước cửa nhà ông Nguyễn Văn Nhữ, nhà văn hóa trước cửa nhà ơng Nguyễn Tiến Bộ quá nhỏ bé và xuống cấp, được xóa bỏ để xây dựng lớn hơn, to đẹp hơn ở một vị trí khác.
Với quyết tâm cao của nhân dân, cán bộ, sự hộ trợ kinh tế của các doanh nghiệp cơ khí đúc, hàng loạt các cơng trình đã được xây dựng:
Năm 1987 xây dựng đường điện cao thế để đưa điện về làng, khắp thôn xóm, nhà nhà đều có điện.
Năm 1989 xây dựng lại trạm y tế của xã.Trạm này từ trước đến nay đã có các ơng, bà sau đây phụ trách: Dương Xuân Dược, Dương Doãn Kiên…
Năm 1993 rải đá cấp phối và mở rộng trục đường chính trước cửa làng Tống Xá và Cổ Liêu, tạo điều kiện cho xe cơ giới đi lại dễ dàng.
Năm 1998 xây dựng đơn nguyên một trường phổ thơng cấp I tại khu ruộng phía bên phải đường nhựa đi từ đình Đất xuống Cổ Liêu.
Ngồi ra cịn rất nhiều các cơ sở vật chất được xây dựng vào các năm 2000, 2004, 2005, 2007. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của cấp chính quyền địa phương cho việc phát triển nền công nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Nghề đúc đồng từ năm 1986 đến nay:
Năm 1986 tổ chức của xã có thay đổi: các trại A, B, C, D, E tách ra thành một đơn vị riêng là Thị Trấn Lâm, còn trại Tống Xá và Cổ Liêu tách ra thành một xã riêng, vẫn giữ nguyên tên Yên Xá đã có từ trước. Khi xã mới tách ra, ơng Nguyễn Hữu Thiếp vẫn tiếp tục làm Chủ nhiệm HTX Quyết Thắng (1982 - 1990) , sau đó đến ơng Dương Dỗn Phiên (1990 - 1996). Với những thành tích đã đạt được vượt mức kế hoạch sản xuất, các sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ tốt cho nhà máy Thủy điện sông Đà. Năm 1988 HTX Quyết Thắng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba. Vị trí và uy tín của HTX đã được nâng lên trong việc phát triển nghề đúc truyền thống, phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.
Năm 1991 bắt đầu có luật thành lập Cơng ty nên đến năm 1993 HTX Quyết Thắng chuyển sang thành lập Công ty Cơ khí đúc Quyết Thắng. Đây là Cơng ty đúc đầu tiên của Yên Xá, nhưng vẫn theo mơ hình quản lý tập thể.
Từ sau năm 1986 với đường lối “Đổi Mới” về kinh tế và đặc biệt là sau khi có luật Cơng ty TNHH, nghề Cơ khí đúc của làng Tống Xá đã bắt đầu có những khởi sắc. Chỉ trong một thời gian ngắn đã xuất hiện hàng chục tổ hợp cơ khí đúc ra đời theo phương thức quản lý tư nhân, hoạt động song song với HTX Quyết Thắng. Địa điểm các xưởng đúc lúc đầu cịn ở rải rác trong làng. Nhưng do ơ nhiễm môi trường nên được chuyển ra xây dựng ở khu ruộng phía bên phải đường đi từ đình Đất xuống Cổ Liêu. Do số lượng các tổ hợp ngày càng đông, mặt khác do ô nhiễm môi trường nên 1991, xã Yên Xá đã quy hoạch để các xưởng đúc tập trung về cụm công nghiệp số 1. Cụm này được xây dựng vào năm 1993 tại khu ruộng phía bắc đoạn đường từ đình Thánh Tổ đi lên huyện, với diện tích 27000m2.
Năm 1991 Nhà nước bắt đầu có luật thành lập Cơng ty, nhiều nghệ nhân đúc rút khỏi Công ty Quyết Thắng, bước đầu thành lập các tổ hợp. Từ năm 1994 một số Tổ hợp bắt đầu đứng ra thành lập các Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Cơ khí đúc (Cty CKĐ). Đó là các Cơng ty: Tân Long, Nam Việt… Tiếp theo ra đời vào các năm sau là các Cơng ty: Hải Yến, Phong Doanh. Sau đó lần lượt nhiều Cơng ty khác được thành lập. Ngược lại Công ty Quyết Thắng, mặc dù ra đời từ năm 1993 thì giải thể, chấm dứt mơ hình nghề đúc theo phương thức quản lý tập thể.
Từ năm 2000, số lượng các Công ty được thành lập ngày càng tăng, dẫn đến việc ra đời tiếp theo cụm công nghiệp số 2, được xây dựng vào năm 2001 tại khu ruộng phía nam đoạn đường từ đình Thánh Tổ đi lên huyện, đối diện với cụm công nghiệp số 1, có diện tích 24000m2. Diện tích của cả hai cụm công nghiệp là 5,1ha. Đây là một khu công nghiệp đầu tiên và lớn nhất của xã Yên Xá, đồng thời cũng là khu công nghiệp địa phương lớn nhất của huyện Ý Yên.
Trong thời gian này, nhiều doanh nhân cũng như các Giám đốc phải lăn lội với thị trường, đi đến khắp các xí nghiệp, nhà máy ở khắp mọi miền đất nước từ Bắc đến Nam để quảng cáo và tìm kiếm việc làm. Nhiều hợp đồng đúc thép, đúc đồng đã được ký kết.
Tính cho đến năm 2007 trên địa bàn n Xá đã có tới 60 Cơng ty và Doanh nghiệp cơ khí đúc gọi chung là doanh nghiệp được thành lập, bao gồm: 23 doanh nghiệp đã có lị đúc thép, trong đó một số doanh nghiệp lớn có tới 2 lị thép như: Tiến Đạt, Hải Yến, Tồn Thắng… Cơng ty tiến đạt ngồi đúc truyền thống cịn mở ra một chuyên ngành mới là sử dụng máy cán thép để sản xuất ra thép cây, với các kích cỡ khác nhau, phục vụ cho cơng trình xây dựng ở địa phương.
Trong các doanh nghiệp của Yên Xá đã có 42 doanh nghiệp nằm trong Hiệp Hội CKĐ của huyện Ý Yên do ông Nguyễn Văn Khanh là P. Chủ tịch Hiệp hội Doanh Nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Nam Định, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội CKĐ huyện Ý Yên. Hiệp hội có 2 P. Chủ tịch là các ơng: Đỗ Văn Dun, Nguyễn Văn Tình và Tổng thư ký Nguyễn Hữu Báu. Hiệp hội chia ra nhiều chi hội với các ông sau đây là chi hội trưởng: Nguyễn Quang Xiêm, Nguyễn Thị Kim, Dương Doãn Chiến… Ban chấp hành Hiệp hội có 15 Uỷ viên và 3 Uỷ viên ban kiểm tra.
Đa số các doanh nghiệp làm ăn phát đạt, doanh thu ngày một tăng lên. Một số doanh nghiệp lớn có doanh thu hàng năm trên 20 tỉ đồng. Với số lượng công nhân khoảng 30 - 50 người. Tuy nhiên trong quá trình phát triển không trách khỏi một số doanh nghiệp bị thua lỗ, phải phá sản.
Ngoài các doanh nghiệp CKĐ ở n Xá, cịn có 8 doanh nghiệp hiện đang hoạt động ở các tỉnh khác như: Cty Hồng Hà ở Hịa Bình, GĐ Nguyễn Hữu Báu; Cty Tân Quảng ở Lào Cai, GĐ Nguyễn Quang Thìn; Cty Minh Đạt ở Quy Nhơn, GĐ Bùi Văn Luyến…
Hai năm gần đây, tổng doanh thu bình quân mỗi năm của các Công ty ở Tống Xá thường trên 150 tỉ đồng, trong đó năm 2007 tới 250 tỉ đồng, chiếm khoảng 97 % tổng doanh thu của xã. Với một làng quê có dân số 2400 người,
mà có tới 60 doanh nghiệp (chưa kể 8 doanh nghiệp ở nơi khác) đã làm cho Yên Xá trở thành một trong những xã có số doanh nghiệp lớn nhất trong cả nước.
Có thể nói đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nghề đúc truyền thống ở Tống Xá. Nó đã có một vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân và đổi mới bộ mặt quê hương.
Quê hương đổi mới nhờ sự phát triển mạnh của nghề đúc đồng
Từ Trang Kiến Hòa đến sự ra đời của làng Tống Xá - Yên Xá ngày nay, đã trải qua trên 1215 năm lịch sử. Mười hai thế kỷ trôi đi đã để lại không biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm, hưng thịnh, bĩ thãi, tồn vong. Trong đó, nhiều biến cố đã mai một theo cát bụi của thời gian, đồng thời nhiều sự kiện mới cứ sinh ra, lớn lên, phát triển. Khoảng 11 thế kỷ đầu, mọi việc biến đổi hầu như rất chậm chạp, còn từ thế kỷ 12, đặc biệt khoảng 50 năm lại đây, mọi việc biến đổi như vũ bão.
Ngày nay do trình độ khoa học và công nghệ được nâng lên, cơ chế sản xuất phù hợp, thị trường được mở rộng, ý thức làm chủ của người dân được khơi dậy đã làm cho làng nghề, đặc biệt là nghề đúc đồng đã phát triển rực rỡ, đạt đến đỉnh cao nhất so với lịch sử ra đời của làng đã trên 1200 năm. Hiện nay nhân dân Tống Xá đã thốt nghèo nhanh chóng và đang đi trên con đường làm giàu bằng sức lao động, từ chính làng nghề truyền thống của quê hương mình.
Những ai lâu nay đi xa, bây giờ có dịp trở lại quê hương, sẽ không khỏi ngạc nhiên với những thay đổi vượt bậc so với trước đây. Khi đi từ đường 57 qua cánh đồng Vườn Rồi cũ đến trước cửa làng, sẽ khơng cịn thấy những cánh đồng, thửa ruộng trồng màu cấy lúa và những ao chuôm mấp mơ, khơng cịn thấy những con đường đất lầy lội như trước đây, mà tất cả đã thay đổi khác thường. Bước qua càu Vịm ở chợ Lâm thuở trước, khơng thấy vườn Rồi đâu mà trước mặt là con đường nhựa rộng rãi, sau đó rẽ về hai bên đường nhựa đi vào hai cụm công nghiệp, san sát là các xưởng máy, các dẫy nhà cao tầng với hàng loạt các biển báo cáo giới thiệu các Cơng ty Cơ khí đúc.
Con đường chính trước cửa làng Tống Xá từ đình Thánh Tổ đến phía đơng làng và đi xuống Cổ Liêu khơng cịn lầy lội và chật hẹp như trước, mà đã được xây dựng rộng rãi, khang trang, ô tô lớn nhỏ ra vào tấp nập. Muốn đi Hà Nội chỉ cần đứng trước cửa làng là có xe khách đưa đến tận nơi. Con sông Đào chạy song song với trục đường chính trước cửa làng được kề đá ở hai bên.
Trên trục đường liên thơn từ đình Đất xuống Cổ Liêu, ở bên trái là chợ đình Đất và ao Chạ (hồ Tống Xá) đã được kè đá xung quanh. Bên phải đường là khu
dân cư rồi lần lượt đến trường Mẫu giáo, trường phổ thông cấp I, trụ sở ĐU, HĐND, UBND, bưu điện, nghĩa trang liệt sĩ, trạm xá.
Trên trục đường trước cửa làng Tống Xá vẫn cịn ngun 12 ngõ xóm chính đi vào khu dân cư, ngồi ra cịn nhiều ngõ nhỏ mới mở, tất cả đều đã được bê tơng hóa. Đi vào từng ngõ, khơng cịn thấy những mái nhà lợp rạ đơn sơ như trước mà đã đổi mới rất nhiều. Khu dân cư bây giờ khơng cịn bó hẹp trong lũy tre xanh như ngày trước mà đã mở rộng ra hàng chục mét dọc phía trước cửa làng cũng như phía sau làng, phía tây kéo dài đến gần Thị Trấn Lâm. Ở phía bắc đường 12 hình thành khu dân cư chạy dài từ cổng Vàng lên đến Phố Cháy.
Tất cả các gia đình làm nghề đúc, đều có nhà cao tầng, trong đó có một số nhà xây dựng mái vịm có ngọn tháp cao chót vót hoặc dạng biệt thự 2, 3 tầng loại sang trọng. Đa số các gia đình thuần nơng có nhà mái bằng. Chỉ có một số ít gia đình cịn lợp ngói, khơng cịn các nhà tranh tre lợp rạ.
Đến nay 100% các gia đình đã có điện, 80% gia đình sử dụng nước máy. Đa số các gia đình trong xã đặc biệt là các gia đình làm nghề đúc, đều đã trang bị đầy đủ điện sinh hoạt, nước máy, điện thoại… Tất cả các trang thiết bị và tiện nghi trang trí nội thất đa số thuộc loại xịn và hiện đại. Ngồi các tiện nghi thơng dụng đó, nhiều gia đình cịn trang trí nội thất bằng các loại sản phẩm mỹ nghệ, đồ gỗ La Xuyên và sản phẩm đúc đồng của làng như: tượng, bình hoa, đỉnh đồng….
Cả làng đã có trên 400 xe máy, 600 điện thoại bàn và di động, 70 ô tô con, 20 xe tải… Theo thống kê của xã đến nay đã có tới 70% số hộ thuộc loại khá và giàu, 30% hộ trung bình, khơng cịn hộ đói.
Về trình độ học vấn, tính đến năm 2006 cả làng đã có tới 88 người là kỹ sư, bác sĩ, cử nhân, luật sư… trong đó có 6 thạc sĩ và 2 tiến sĩ đang làm việc trên khắp mọi miền của Tổ quốc.
Trong lĩnh vực quân sự đã có nhiều sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể: Thượng tá Bùi Văn Xuân, Trung tá Dương Doãn Kiên, Nguyễn Việt Hà…
Trong cộng đồng dân cư, khi đời sống vật chất được nâng cao, đã làm cho đời sống tinh thần, đời sống văn hóa cũng thay đổi theo và khơng chỉ giới hạn ở các gia đình nghề đúc, mà được mở rộng trong cộng đồng dân cư, làm cho bộ mặt quê hương đổi mới và có dáng dấp của một đơ thị thu nhỏ. Các lễ hội, lễ mừng thọ, lễ cưới, các hoạt động văn nghệ đều được tổ chức trịnh trọng và mang màu sắc văn hóa quê hương.
Có thể nói Tống Xá là mảnh đất quê hương giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và nghề đúc cổ truyền, đang vững bước đi lên từ truyền thống của quê hương mình. Đức Thượng Tổ dựng làng và Đức Thánh Tổ dậy nghề đang mỉm cười và cầu chúc cho quê hương ta, trên con đường hướng tới tương lai, sẽ ngày càng bình an, giàu có, thịnh vượng và hạnh phúc.
Hiện nay Tống Xá - Ý Yên - Nam Định phát triển làng nghề gắn với việc bảo tồn văn hóa. Ý Yên là nơi có nhiều làng nghề truyền thống lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo. Phát triển làng nghề gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các làng nghề từ lâu đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, nhân dân tích cực hưởng ứng, là nên tảng quan trọng để các làng nghề phát triển vững.
Huyện Ý Yên được coi là “đất trăm nghề” trong đó có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng nghề Sơn Quang Cát Đằng, chạm khắc gỗ La Xuyên, đúc đồng Tống Xá, khảm trai Ninh Xá. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của mỗi làng nghề thủ công truyền thống của Ý Yên không chỉ đơn thuần là sản