Những nguyên tắc chính giải quyết VAHC

Một phần của tài liệu tóm tắt bài giảng luật hành chính - đh mở tp. hcm (Trang 113 - 132)

3. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN

4. YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN VÀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN 5. THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM 5. THỦ TỤC XÉT XỬ SƠ THẨM

6. THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM 7. THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VÀ TÁI THẨM 7. THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VÀ TÁI THẨM 8. THỦ TỤC XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TANDTC 1. KHÁI NIỆM :

Để giải quyết những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động quản lý nhà nước, các cơ quan nhà nước hoặc cán bộ, công chức nhà nước thường ban hành các quyết định hành chính hay hành vi hành chính để thực hiệh nhiệm vụ được giao. Trong số các quyết định, hành vi hành chính này, có thể có một số

quyết định hoặc hành vi đựơc ban hành hoặc thực hiện một cách trái pháp luật. Từ đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, đồng thời duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước, pháp luật quy định quyền khiếu kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, của cán bộ, công chức, được gọi là

khiếu kiện hành chính.

Ngòai ra, trong quá trình thực hiện công việc của mình, các cán bộ, công chức có thể vi phạm kỷ luật và bị xử lý kỹ luật. Trong các hình thức xử lý kỷ luật, hình thức nặng nề nhất là bị buộc thôi việc. Giả sử người công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nhưng cho rằng biện pháp xử lý đó trái với qui định của pháp luật thì người này cũng có quyền khiếu kiện hành chính đến cơ quan có thẩm quyền để

yêu cầu xem xét lại việc xử lý kỷ luật nói trên.

Như vậy, khiếu kiện hành chính là những vụ kiện yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những quyết định, hành vi trái pháp luật của các cơ quan hoặc cán bộ, công chức nhà nước xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và những quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức theo qui định của pháp luật.

Để giải quyết các tranh chấp này, vào năm 1996, Ủy ban thường vụ Quốc hội

đã thông qua Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/7/1996). Qua thời gian áp dụng, Pháp lệnh này đã có 02 lần sửa

đổi, bổ sung vào năm 1998 (có hiệu lực áp dụng từ ngày 05/01/1999) và vào năm 2006 (có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/6/2006).

Đến nay, nội dung của các Pháp lệnh này đã có nhiều bất cập nên Quôc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8, vào ngày 24/11/2010 đã thông qua Luật tố tụng hành chính (thay thế Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính), có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/7/2011. Luật gồm 18 chương, 265 điều khoản, ngoài việc qui định về

trình tự tố tụng hành chính còn có 01 điều khoản (điều 264) sửa đổi điều 136, 138 Luật đất đai nhằm giải quyết về trình tự khởi kiện các quyết định, hành vi hành chính liên quan đến quản lý đất đai.

Để thực hiện Luật tố tụng hành chính, có 03 Nghị quyết hướng dẫn :

- Nghị quyết 056/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội, ban hành kèm theo Luật tố tụng hành chính.

- Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP và Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán TANDTC, có hiệu lực từ ngày 12/9/2011.

2. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHÍNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHINH:

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính nêu một số nguyên tắc để

giải quyết vụ án hành chính trong đó có một số nguyên tắc cơ bản sau đây :

2.1. Nguyên tắc tựđịnh đoạt :

Nguyên tắc này qui định, tổ chức, cá nhân bị quyết định hoặc hành vi hành chính xâm hại có quyền khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để giải quyết yêu cầu của mình, trong quá trình Tòa án giải quyết, có quyền thay đổi nội dung khởi kiện; cơ quan, cá nhân có quyết định, hành vi bị kiện có quyền sửa đổi, hủy bỏ quyết

định, hành vi hành chính bị kiện (đ.7 LTTHC)

Tuy nhiên, trường hợp người bị kiện sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính bị kiện mà người khởi kiện không đồng ý và không rút đơn kiện thì Tòa án vẫn giải quyết theo yêu cầu khởi kiện (đ.10 Nghị quyết 02/2010/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán TANDTC)

2.2. Nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh :

Tương tự như trong vụ án dân sự, trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh là nghĩa vụ của các bên, Tòa án có trách nhiệm đáng giá các chứng cứ và bên nào thắng kiện khi bên đó có chứng cứ hợp pháp và thuyết phục.

Tuy nhiên, trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng qui

định “Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp Luật có qui định” (đ.8 LTTHC)

2.3. Nguyên tắc không tổ chức hòa giải :

Trong những vụ án dân sự, trước khi tiến hành xét xử, Tòa án phải tổ chức hòa giải (trừ 02 trường hợp không được hòa giải theo qui định của đ.181 BLTTDS là : yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản nhà nước và những vụ án dân sự

phát sinh từ giao dịch trái pháp luật, trái đạo đức xã hội) để các bên có thể thỏa thuận giải pháp và trường hợp giải pháp của các bên không trái pháp luật, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận để các bên thi hành

Tuy nhiên, trong các vụ án hành chính, tòa án không tổ chức nhưng Tòa án tạo

điều kiện để các bên có thể thỏa thuận giải quyết vụ án mà không cần phải yêu cầu Tòa án xét xử (đ.12 LTTHC)

2.4. Về giai đoạn “tiền tố tụng” hành chánh :

Chủ thể có quyền lợi bị xâm hại, tùy trường hợp, phải hoặc không phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại để yêu cầu giải quyết khiếu nại. Trường hợp phải khiếu nại thì khi nào cơ quan này không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng mới có quyền khởi kiện ra Tòa án (đ.103 LTTHC).

2.5. Về việc tham gia tố tụng của Viện kiểm sát :

Trường hợp QĐHC, HVHC liên quan đến người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự mà không có người khởi kiện thì VKS có quyền kiến nghị

UBND cấp xã cử người giám hộ khởi kiện

Trong các phiên xử các vụ án hành chính, bắt buộc Viện kiểm sát phải có mặt, tham gia phiên Tòa và nêu quan điểm của Viện để Hội đồng xét xử xem xét, nghị

án (đ.23 LTTHC)

Để xác định vụ kiện có thuộc án hành chính hay không và trình tự giải quyết cũng như nơi giải quyết cần xét thẩm quyền của tòa án theo 3 phương diện : thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp tòa và thẩm quyền theo lãnh thổ

3.1. Thẩm quyn theo v vic:

Xác định thẩm quyền theo vụ việc nhằm xác định những vấn đề thuộc phạm vi giải quyết của vụ án hành chính hay còn gọi là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính.

Theo LTTHC, đối tượng khởi kiện gồm : Quyết định hành chính và hành vi hành chính

3.1.1. Quyết định hành chính :

Quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện phải là quyết định hành chính cá biệt, là văn bản docơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề

cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một sốđối tượng cụ thể.

Như vậy, quyết định này có thể do cá nhân hoặc cơ quan hành chính nhà nước ban hành hoặc của cá nhân, cơ quan tổ chức khác ban hành để buộc một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức khác (có tên cụ thể) thực hiện.

Cơ quan, tổ chức khác bao gồm tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ

chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính có thể là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức

đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một sốđối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ

sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể

theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm:

- Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thểtrong hoạt động quản lý hành chính;

- Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại vàcó nội dung sửa

đổi, bổ sung, thay thế,huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính nêu trên (đ.1 NQ 02/2011)

Quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện thuộc một trong các trường hợp sau đây (đ.28 LTTHC) :

a). Quyết định hành chính thuộc mọi lãnh vực xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trừ các quyết định hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính mang tính nội bộ của cơ

quan, tổ chức. (Quyết định hành chính mang tính nội bộ của Cơ quan, tổ chức là những quyết định quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi cơ quan, tổ chức đó)

b). Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là quyết định của Hội đồng cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ Công thương khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại mục 7 Chương V của Luật cạnh tranh, bao gồm:

- Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh;

- Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Công thương đối với quyết

định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

c). Danh sách cử tri bầu cửđại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cửđại biểu Hội đồng nhân dân.

d). Quyết định kỷ luật buộc thôi việc thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức thuộc quyền quản lý của mình giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

3.1.2. Hành vi hành chính :

Hành vi hành chính là hành vi (làm hoặc không làm) của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ

chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ

quan, tổ chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụđó

Hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện là hành vi thuộc mọi lãnh vực xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức trừ các hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức như trường hợp đối tượng khởi kiện là quyết định hành chính.

3.2. Thẩm quyền theo cấp Tòa :

Trong việc giải quyết các vụ án hành chính, Tòa án nhân dân cũng thực hiện chếđộ 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Tuy nhiên, đối với vụ án hành chính về

khiếu kiện danh sách cử tri bầu cửđại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm có giá trị áp dụng (hiệu lực pháp luật) mà không

được chống án.

3.2.1.Thm quyn ca Toà án nhân dân cp huyn (huyn, qun, th xã, thành ph thuc tnh) (đ.29 LTTHC) :

Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau

đây:

a). Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

b). Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án

đối với công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

c). Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án.

3.2.2.Thm quyn ca Toà án nhân dân cp tnh (tnh, thành ph trc thuc trung ương) (đ.30 LTTHC):

Toà án nhân dân cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau

đây:

a) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ

quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;

b) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Toà án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;

c) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;

d) Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi

Một phần của tài liệu tóm tắt bài giảng luật hành chính - đh mở tp. hcm (Trang 113 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)