5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.1 Nhận xét chung về tình hình tài chính của cơng ty Cổ phần Giám định
cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu Cafecontrol.
Bảng 3.1: Bảng số liệu tóm tắt Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tổng tài sản (đồng) 36.089.715.160 45.652.480.120 41.071.405.246 A.TSLĐ&ĐTNH (đồng) 28.909.345.046 38.428.021.360 33.822.382.985 B.TSCĐ&ĐTDH (đồng) 7.180.370.114 7.224.458.760 7.249.022.261 Tổng nguồn vốn (đồng) 36.089.715.160 45.652.480.120 41.071.405.246 A.Nợ (đồng) 10.400.641.494 16.932.404.121 13.227.376.446 B. Vốn chủ sỡ hữu (đồng) 25.689.073.666 28.720.075.999 27.844.028.800 1. Doanh thu (đồng) 47.824.160.838 63.895.015.801 55.179.043.849 2. Chi phí (đồng) 42.081.629.157 55.521.999.968 49.004.516.448 3. Lợi nhuận (đồng) 5.742.531.681 8.373.035.833 6.174.527.401
4. Vòng quay khoản phải
thu. (vòng/ năm) 5,73 7,59 6,45
5. Kỳ thu tiền bình quân
(Ngày) 62,8 47,5 55,8
6. Vòng quay hàng tồn
kho (Vòng/năm) 2,39 5,79 4,12
7.Số ngày tồn kho (ngày) 150,85 62,13 87,46
8.Vòng quay tổng tài sản
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 9.Vòng quay TSNH (vòng/năm) 1,82 1,85 1,47 10.Vòng quay TSDH (vòng/năm) 6,46 8,66 7,32 11. Tỷ suất tự tài trợ (%) 71,18 62,91 67,79
12. Suất sinh lời vốn lưu
động (lần) 0,22 0,25 0,17
13. Vòng quay vốn lưu
động (vòng/năm) 1,82 1,85 1,47
14. Thời gian luân chuyển
vốn lưu động (ngày) 197,83 194,35 245,46
15. Hiệu suất sử dụng vốn
cố định (lần) 6,46 8,66 7,32
16. Suất sinh lời của vốn
cố định (lần) 0,79 1,16 0,85 17. Suất hao phí TSCĐ (lần) 0,20 0,15 0,17 18. CR 2,8184 2,2695 2,5570 19. QR 2,7390 2,2459 2,5064 20. D/A (%) 28,82 37,09 32,21 21. D/E (%) 40,49 58,96 47,51
22. Khả năng thanh toán lãi vay (lần)
15,6828 - -
23. ROS (%) 12,29 13,43 11,65
24. Tỷ số suất sinh lợi căn
bản (%) 22,55 24,41 19,87
25.ROA (%) 17,45 20,49 14,24
26. ROE (%) 22,80 30,78 21,83
Trước tình hình kinh tế trong nước và thế giới diễn biến hết sức phức tạp, tình hình lạm phát trong nước tăng cao, thị trường tài chính tiền tệ, giá cả vật tư, nguyên vật liệu cũng như nhân cơng trong nước có nhiều biến động, các doanh nghiệp chính là một trong những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 dừng lại ở 5,42% ,thấp hơn so với mục tiêu tăng 5,5% nhưng vẫn cao hơn 0,39% so với năm 2012 (5,03%).Về xuất nhập khẩu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 132,2 tỷ USD, tăng 15,4% so
với năm 2012. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 131,3 tỷ USD, tăng
15,4% so với năm trước. Như vậy, Việt Nam tiếp tục xuất siêu hơn 0,9 tỷ USD, sau khi đã xuất siêu 780 triệu USD vào 2012. Điểm quan trọng trong xuất nhập khẩu năm 2013 là việc xuất siêu của Việt Nam chủ yếu cịn phụ thuộc vào khu vực doanh nghiệp có vốn FDI. Cụ thể, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13,1 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 14 tỷ USD.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2013 nhóm hàng nơng, lâm sản đạt
16,5 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 12,5% (Năm 2012 đạt 16,8 tỷ USD và chiếm
14,7%) trong đó gạo đạt 3 tỷ USD, giảm 18,7%; cà phê đạt 2,7 tỷ USD, giảm 26,6% hạt điều tăng 12,9%; hạt tiêu tăng 13,4%.
Việc xuất nhập khẩu mặt hàng nông, lâm sản giảm đi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu Cafecontrol. Sau đây là tình hình tài chính của cơng ty Cafecontrol giai đoạn 2011-2013.
Tình hình tài sản và nguồn vốn:
o Năm 2012 tăng lên từ 36.089.715.160 đồng lên 45.652.480.120 đồng tức là
tăng lên 9.562.764.960 đồng tương ứng tăng 126,5% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 thì giảm từ 45.652.480.120 đồng xuống cịn 41.071.405.246 tức là giảm đi 4.581.074.874 đồng tương ứng giảm 89,97% so với 2012. Trong đó:
Năm 2012 TSLĐ tăng 132,93% và TSCĐ tăng 100,61%, nợ phải trả tăng
162,8%, Vốn chủ sỡ hữu cũng tăng 111,8% so với năm 2011.
Năm 2013 lại giảm, TSLĐ giảm mạnh từ 38.428.021.360 đồng xuống còn 33.822.382.985 đồng tức là giảm đi 4.605.638.375 đồng tương ứng giảm 88,01%.
Nợ phải trả giảm mạnh 78,12% và Vốn CSH cũng giảm đi 876.047.199 đồng tương
ứng giảm 96,95%.Tuy nhiên TSCĐ lại tăng nhẹ từ 7.224.458.760 đồng lên
7.249.022.261 đồng tức là tăng 24.563.501 đồng tương ứng tăng 100,34% so với năm 2012.
o Việc đầu tư vào tài sản giảm đi và hiệu quả sử dụng tài sản cũng đang yếu kém dần vào năm 2013 làm cho khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản đang giảm dần. o Suất sinh lời vốn lưu động, vòng quay vốn lưu động đều giảm đi vào năm 2013 dẫn đến thời gian luân chuyển vốn lưu động tăng lên điều này cho thấy công ty đã không sử dụng tốt vốn lưu động, hiệu quả vốn lưu động đang giảm dần đi. Bên cạnh đó hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng giảm và suất hao phí tài sản cố định tăng cho thấy việc sử dụng vốn cố định cũng không hiệu quả.
Tổng doanh thu của công ty năm 2012 tăng 133,60%, doanh thu thuần tăng mạnh, tăng 15.657.663.877 đồng tương ứng tăng 133,52%, bên cạnh đó các doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng 127,31%, doanh thu khác tăng lên 108.490.542
đồng. Nhưng đến năm 2013 chuyển biến giảm đi, giảm 86,36%, doanh thu thuần
giảm mạnh từ 62.364.668.656 đồng còn 52.981.481.419 đồng tức là giảm 9.383.187.237 đồng tương ứng giảm 84,95%.
Bên cạnh đó tổng chi phí năm 2012 tăng lên khá nhiều từ 42.081.629.157 đồng lên 55.521.999.968 đồng tức tăng lên 13.440.370.811 đồng tương đương tăng 131,94%. Và công ty đã khắc phục được vấn đề này, đến năm 2013 chi phí giảm đi 6.517.483.520 đồng tương ứng giảm 88,26%, nhờ vào việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm từ 47.533.731.738 đồng xuống còn 43.496.450.953 đồng tức là giảm 4.037.280.785 đồng tương ứng giảm 91,51%.
Giai đoạn 2011-2012 do tốc độ tăng của doanh thu là 133,6% cao hơn tốc độ
tăng của chi phí là 131,94% nên lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 2.630.504.152 đồng tương ứng tăng 145,81%. Mặt dù chi phí năm 2013 giảm nhưng do mức giảm của tổng chi phí là 6.517.483.520 đồng vẫn nhỏ hơn mức giảm của doanh thu là 8.715.971.952 đồng nên lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đi 2.198.508.432 đồng tương ứng giảm 73,74%.
Mặt khác, qua bảng số liệu tóm tắt về các tỷ số tài chính ta thấy công ty đã nâng cao được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nâng cao tỷ suất tự tài trợ. Bên cạnh đó các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên, công ty cần kiểm soát để thu hồi vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sang năm 2014, nền kinh tế thế giới và trong nước một phần được phục hồi nhưng nền kinh tế vẫn chưa thực sự thốt khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và vẫn cịn có nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro đe dọa nền kinh tế thế giới vả trong nước. Do đó những diễn biến bất thường sẽ khó dự đốn trong những năm tới. Chính vì thế, cơng ty vẫn phải nỗ lực tiếp tục cố gắng hơn nữa để đối phó với những khó khăn mới phát sinh. Đồng thời nâng cao năng lực tài chính của cơng ty, từng bước đưa công ty phát triển ổn định và vững mạnh trong những năm sắp tới.