CHƯƠNG III : MỘT SỐ THÀNH CÔNG & THẤT BẠI CỦA FOR
3. Thất bại của dòng xe Edsel:
Đối với các giáo viên dạy marketing ở Mỹ, câu chuy ện về chiếc xe Edsel được xem như một thất bại điển hình của thương hiệu ở mọi thời đại. Bị gọi là ‘Titanic của xe hơi’, chiếc Edsel chắc chắn là một trong những thảm họa về việc thiết lập thương hiệu lớn nhất từng làm đau đầu công ty Ford Motor. Edsel cũng được tung ra thị trường một cách rầm rộ quá đáng. Mặc dù chiếc xe vẫn chưa xuất hiện ở những nơi trưng bày cho đến tháng 9/1957, nhưng những quảng cáo cổ động đã xuất hiện từ nhiều tháng trước đó với câu chủ đề “Xe Edsel đang đến” để kích động sự quan tâm của cơng chúng. Đúng như mong đợi của Ford Motor, sự quan tâm của công chúng đã được kích hoạt
Nhưng kết quả lại đáng thất vọng: trong tâm trí cơng chúng, chiếc xe dường như khơng đáp ứng được với những thổi phồng quá đáng trước đó. Và thật đáng buồn cho Ford cũng như cho mãi lực dành cho Edsel, họ chỉ bán được có 60.000 chiếc trong năm đầu tiên, không đến 30% so với dự kiến ban đầu. Ford tiếp tục tung ra kiểu Edsel 1959 và 1960, nhưng mãi lực càng lúc càng sụt giảm đến mức chỉ còn lại 44.891 chiếc và cuối cùng là 2.846 chiếc. Tháng 11/1959, Ford đăng một quảng cáo cuối cùng cho chiếc Edsel và sau đó ngưng sản xuất hẳn.
Nguyên nhân thất bại:
Chiến dịch marketing chắc chắn là một y ếu t ố then chốt. Nói một cách đơn giản, Ford đã quá phóng đại trường hợp này của họ. Bị lóa mắt bởi thành cơng của chiếc Thunderbird vài năm trước đó, Ford tuyệt đối tin tưởng là họ đã trở thành bất khả chiến bại và điều này được phản ánh qua những vật phẩm quảng cáo quá tự mãn của họ.
Ngoài các quảng cáo khơng đúng hướng, hình dáng xấu và một cái tên dở, Edsel lại còn quá đắt tiền. Edsel ra đời vào lúc mà người ta đang nhắm đến những kiểu xe rẻ tiền hơn.
Trên thực tế, tình hình cịn tệ hơn nữa. Edsel khơng chỉ là chiếc xe đắt giá nhất mà nó cịn phải cạnh tranh với những kiểu xe 1957 đang được bán giảm giá để
tránh phải cạnh tranh với những kiểu xe 1958 sắp được ngập tràn trong những phòng trưng bày.
Hơn thế nữa chất lượng của Edsel dường như không xứng đáng với cái giá má người t iêu dùng trả cho nó. Theo kinh nghiệm của một ít khách hàng đầu tiên của Edsel cũng cho thấy nó có một số vấn đề về kỹ thuật
KẾT LUẬN
Khi thay đổi từ chiến lược đa thị trường nội địa sang chiến lược tồn cầu
hóa đã làm thay đổi hồn tồn bộ mặt của Ford. Sự thay đổi này giúp Ford thích
nghi được với sự thay đổi trong nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trên thế giới và giúp Ford vượt qua nhiều khó khăn trên bước đường kinh doanh quốc tế.
Những vấn đề đã trình bày ở trên, chúng t a đã có một cái nhìn khái qt về tập đồn Ford. Đó là một tập đồn đa quốc gia với bề dày kinh nghiệm có được qua những năm kinh doanh trên thị trường quốc t ế. Chúng ta cũng có thể thấy được sự chuyển mình của Ford cũng như sự thay đổi chiến lược để phù hợp với tình hình cạnh tranh quốc tế.
Hiện nay với chiến lược One Ford: one team, one plan, one goal đã giúp Ford rất nhiều trong việc vượt qua giai đoạn khủng kinh tế hiện nay. Và đang thể hiện được tác dụng tầm quan trong của nó trong sự đổi mới chiến lược của Ford.
Trong thời gian vừa qua, tôi đã tiếp cận và được sự truyền đạt về kiến thức môn học Q uản trị kinh doanh quốc t ế từ Thầy TS. Nguyễn Hùng Phong, giúp cho tôi đã hiểu rỏ hơn về các chiến lược kinh doanh của các công ty đa quốc gia, phương thức và các bước đi trong lĩnh vực kinh tế quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Bùi Lê Hà , TS. Nguyễn Đông Phong, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, Th. S. Quách Thị Bửu Châu, Th.S.Nguyễn Thị Dược , Th.S. N guyễn Thị Hồng Thu
- Quản trị kinh doanh quốc tế, Nxb Thống kê , 2007
2. TS. Nguyễn Đông Phong, TS. N guyễn Văn Sơn, TS. N gô Thị Ngọc Huyền – Kinh doanh toàn cầu ngày nay, Nxb Thống kê , 2002
3. Kiều Oanh – “ Bí quyết vượt khủng hoảng của Ford ”, theo New York Times , Bussiness week, 2009 .
< URL:http://vneconomy.vn/bi-quyet-vuot-khung-hoang-cua-ford.htm >
4. Henry Ford, Thư viện Bách khoa toàn thư .