Thái độ của thanh niên quận Liên Chiểu đối với công tác phòng chống

Một phần của tài liệu thái độ của thanh niên quận liên chiểu,tp đà nẵng đối với công tác phòng chống hivaids (Trang 51 - 72)

2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.Thái độ của thanh niên quận Liên Chiểu đối với công tác phòng chống

HIV/AIDS thể hiện qua các mặt.

3.2.1. Thái độ của thanh niên quận Liên Chiểu,Tp Đà Nẵng đối với công tác phòng chống HIV/AIDS biểu hiện ở mặt nhận thức

3.2.1.1 Nhận thức của thanh niên Quận Liên chiểu thể hiện qua cách hiểu về thuật ngữ HIV/AIDS và các con đường lây truyền HIV/AIDS

HIV/AIDS luôn là đề tài nóng bỏng ở nước ta trong những năm trở lại đây trước sự bùng phát cảu đại dịch HIV. Nó là nỗi nhức nhói của toàn xã hội, tiêu tốn rất nhiều ngân sách của nhà nước, làm cho biết bao gia đình phải tan nát...

Dựa vào thuật ngữ HIV/AIDS và các con đường lây truyền HIV/AIDS chúng tôi đã đưa ra những phương án khác nhau để các bạn thanh niên lựa chọn. Sau khi xử lý kết quả nghiên cứu chúng tôi thu được nhận thức của thanh niên đối với vấn đề này như sau

Các mặt nhận thức Xếp loại Chung A B C D SL % SL % SL % SL % SL % Thuật ngữ 138 78.9 21 12 14 8 2 1.1 175 100 Các con đường lây truyền 142 81.1 16 9.2 14 8 3 1.7 175 100

Nhận thức về thuật ngữ HIV/AIDS: qua bảng 3.2.1.1 ta thấy có tất cả 138 bạn có nhận thức tốt, chiếm 78.9% khi lựa chọn phương án a (tên một loại vi rút gây suy giảm miễn dich ở người và hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) tức là họ đã hiểu đúng về thuật ngữ HIV/AIDS; có 21 bạn có nhận thức khá, chiếm 12%s khi lựa chon phương án b hoặc c (vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải), đây là các bạn có nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ; Có 14 bạn có nhận thức trung bình, chiếm 8% khi lựa chọn phương án e, chỉ biết đến HIV/AIDS như là một căn bệnh nguy hiểm và chỉ có hai bạn có nhận thức kém, chiếm 1.1% khi lựa chọn phương án d (tên một loại vi khuẩn, côn trùng hay kí sinh trùng gây bệnh), đây là hai bạn không có những hiểu biết về HIV/AIDS.

Nhận thức về các con đường lây truyền HIV/AIDS: Qua bảng 3.2.1.1 chúng tôi thấy rằng có 142 bạn có nhận thức tốt, chiếm 81.1% ; có 16 bạn có nhận thức khá, chiếm 9.2%; có 14 bạn có nhận thức trung bình chiếm 8% và 3 bạn có nhận thức kém, chiếm 1.7% trong tổng số các bạn được điều tra.

Nhìn chung, qua bảng số liệu ta có thể thấy được rằng: Hầu hết các bạn đều có các hiểu biết nhất định về HIV/AIDS. Tuy nhiên bên cạnh này vẫn còn một số ít các bạn vẫn chưa có nhận thức tốt về HIV/AIDS và các con đường lây truyền, thể hiện ở việc các bạn lựa chọn các đáp án sai

3.2.1.2 Thái độ biểu hiện qua nhận thức của thanh niên quận Liên chiểu về tầm quan trọng của các nội dung và hình thức của công tác phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên

Nhận thức tầm quan trọng Xếp loại Chung A B C D SL % SL % SL % SL % SL % Nội dung 96 54.9 62 35.4 14 8 3 1.7 175 100 Hình thức 68 38.9 85 48.6 18 10.3 4 2.3 175 100

Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng hầu hết các bạn thanh niên được điều tra đều nhận thức tương đối tốt về nội dung và hình thức của công tác phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên hiện nay. Đây là các nội dung và hình thức phù hợp và thiết thực của công tác phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số thanh niên chưa có nhận thức tốt về tầm quan trọng của các nội dung và hình thức phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên hiện nay, và cho rằng nó ít quan trọng và không quan trọng

Tổng hợp mặt nhận thức của thanh niên với công tác phòng chống HIV/AIDS chúng tôi có bảng số liệu sau:

Bảng 3.2.1.3: Tổng hợp mặt nhận thức của thanh niên với công tác phòng

chống HIV/AIDS Các mặt nhận thức Xếp loại Chung A B C D SL % SL % SL % SL % SL % Thuật ngữ HIV/AIDS 138 78.9 21 12 14 8 2 1.1 175 100 Các con đường lây truyền 142 81.1 16 9.2 14 8 3 1.7 175 100

Tầm quan trọng

nội dung 96 54.9 62 35.4 14 8 3 1.7 175 100

Tầm quan trọng

hình thức 68 38.9 85 48.6 18 10.3 4 2.3 175 100

TBC 111 63.4 46 26.3 15 8.6 3 1.7 175 100

Tổng hợp mặt nhận thức của thanh niên với công tác phòng chống HIV/AIDS chúng tôi thấy rằng phần lớn các bạn có nhận thức tốt, có đến 111các bạn được điều tra có nhận thức tốt đối với các câu hỏi chúng tôi đặt ra, chiếm 63.4%; có 46 bạn có nhận thức khá, chiếm 26.3%; 15 bạn có nhận thức trung bình, chiếm 8.6% và chỉ có 3 bạn chưa có hiểu biết về công tác phòng chống HIV/AIDS và chiếm tỉ lệ khiêm tốn 1.7%. Theo chúng tôi nghĩ rằng việc phần lớn các bạn có nhận thức tốt do các bạn đã có được các kiến thức từ trước, cùng với sự quan tâm của địa phương đến công tác phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên hiện nay, điều này phù hợp với kết quả thu được về mặt nhận thức của các bạn.

Để thể hiện rõ hơn mặt nhận thức của thanh niên đối với công tác phòng chống HIV/AIDS chúng tôi biểu thị dưới biểu đồ sau

Biểu đồ 2: Thể hiện mặt nhận thức của thanh niên đối với công tác phòng

chống HIV/AIDS

3.2.2. Thái độ của thanh niên Quận Liên chiểu thể hiện ở mặt xúc cảm.

3.2.2.1. Xúc cảm đối với người bạn bị nhiễm HIV/AIDS, xúc cảm khi tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS, xúc cảm khi chứng kiến những hậu quả do HIV/AIDS mang lại. Thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2.2.1 . Xúc cảm đối với người bạn bị nhiễm HIV/AIDS, xúc cảm

khi tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS, xúc cảm khi chứng kiến những hậu quả do HIV/AIDS mang lại

Xúc cảm A BXếp loại C D Chung

SL % SL % SL % SL % SL %

Đối với người bạn bị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiễm HIV/AIDS 124 70.9 34 19.4 15 8.6 2 1.1 175 100 Khi tham gia công

tác phòng chống HIV/AIDS

84 48 69 39.4 18 10.3 4 2.3 175 100

Chứng kiến những hậu quả của

HIV/AIDS

56 32 87 49.7 25 14.3 7 4 175 100

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng phần lớn các bạn thanh niên được điều tra có xúc cảm tích cực với các tình huống được đặt ra tuy nhiên vẫn còn một số bạn thanh niên chưa có xúc cảm tích cực. Ở đây có sự khác nhau ở mức độ xúc cảm trong từng tình huống cụ thể. Chẳng hạn xúc cảm loại A đối với người bạn bị nhiễm HIV/AIDS chiếm vị trí cao nhất là 124 bạn, chiếm 70.9%; Loại A khi tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS ở vị trí thứ 2 với 84 bạn, chiếm 48% và cuối cùng là khi chứng kiến những hậu quả do HIV/AIDS mang lại có 56 bạn, chiếm 32%. Nhưng xúc cảm loại B thì ngược lại, loại B khi chứng kiến những hậu quả của HIV/AIDS mang lại ở vị tri cao nhất với 87 bạn, chiếm 49.7%; khi tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS ở vị trí thứ 2 với 69 bạn, chiếm 39.4% và thấp nhất là đối với một người bạn bị nhiễm HIV/AIDS với 34 bạn, chiếm 19.4%. Qua các ý kiến đánh giá của các bạn chúng tôi thấy rằng các bạn thanh niên có đời sống tình cảm rất phong phú, có thể do cách sống và quan điểm sống của mỗi bạn khác nhau nên các bạn có lựa chọn những đáp án khác nhau cũng là một điều hết sức dễ hiểu

3.2.2.2 Xúc cảm thể hiện qua hứng thú với các nội dung và hình thức của công tác phòng chống HIV/AIDS. Thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.2.2.2: Mức độ hứng thú của thanh niên với nội dung và hình thức

của công tác phòng chống HIV/AIDS

Xúc cảm thể hiện qua mức độ hứng thú Xếp loại Chung A B C D SL % SL % SL % SL % SL % Nội dung phòng chống HIV/AIDS 65 37.1 62 35.4 37 21.2 11 6.3 175 100 Hình thức phòng chống HIV/AIDS 56 32 67 38.3 35 20 17 9.7 175 100

Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng các mức độ hứng thú của các bạn thanh niên đối với các nội dung và hình thức của công tác phòng chống HIV/AIDS có sự khác nhau, nhưng nhìn chung các thanh niên được điều tra trên địa bàn quận Liên chiểu, thành phố Đà nẵng đều có mức độ hứng thú cao với các nội dung và hình thức của công tác phòng chống HIV/AIDS, điều này cho thấy các bạn có xúc cảm tích cực, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho các bạn có thể tham gia tích cực vào công tác phòng chống HIV/AIDS tại địa phương.

Tổng hợp mặt xúc cảm của thanh niên với công tác phòng chống HIV/AIDS chúng tôi có bảng số liệu sau:

Các mặt xúc cảm Xếp loại Chung

A B C D

SL % SL % SL % SL % SL %

1: Đối với người bạn

bị nhiễm HIV/AIDS 124 70.9 34 19.4 15 8.6 2 1.1 175 100 2: Khi tham gia công

tác phòng chống HIV/AIDS

84 48 69 39.4 18 10.3 4 2.3 175 100

3: Chứng kiến những hậu quả của

HIV/AIDS 56 32 87 49.7 25 14.3 7 4 175 100 4: Nội dung phòng chống HIV/AIDS 65 37.1 62 35.4 37 21.2 11 6.3 175 100 5: Hình thức phòng chống HIV/AIDS 56 32 67 38.3 35 20 17 9.7 175 100 6: TBC xúc cảm 77 44 63.8 36.5 26 14.9 8.2 4.6 175 100

Để thể hiện rõ hơn mặt xúc cảm của thanh niên đối với công tác phòng chống HIV/AIDS chúng tôi biểu thị dưới biểu đồ sau

Biểu đồ 3: Thể hiện mặt xúc cảm của thanh niên đối với công tác phòng

3.2.3. Thái độ của thanh niên Quận Liên chiểu đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS thể hiện ở mặt hành vi.

Từ việc nhận thức như thế nào của thanh niên đối với công tác phòng, chống sẽ dẫn đến xúc cảm và được thể hiện ra bên ngoài bằng những hành vi của họ. Vì vậy hành vi là mặt biẻu hiện của thái độ khi thanh niên chứng kiến những hậu quả do HIV/AIDS mang lại hoặc ở trong những tình huống nhất định thì hành vi của họ sẽ như thế nào?

Để tìm hiểu hành vi của thanh niên Quận Liên chiểu, Thành phố Đà Nẵng chúng tôi đưa ra một loạt các câu hỏi khác nhau để tìm hiểu hành vi. Từ đó đưa ra đánh giá của mình.

3.2.3.1 Hành vi ứng xử của thanh niên đối với người nhiễm HIV/AIDS và hành vi khi biết một người nhiễm HIV/AIDS cố tình lây truyền HIV/AIDS cho người khác. Trong câu hỏi này, sau khi xử lý số liệu chúng tôi thu đuợc

bảng sau

Bảng 3.2.3.1 Hành vi ứng xử đối với người nhiễm HIV/AIDS.và hành vi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khi biết một người nhiễm HIV/AIDS cố tình lây truyền HIV/AIDS cho người khác.

Hành vi A B Xếp loại C D Chung

SL % SL % SL % SL % SL %

Hành vi ứng xử đối với

người nhiễm HIV/AIDS 83 47.4 39 22.2 50 28.6 3 1.7 175 100 Hành vi khi biết người

nhiễm HIV/AIDS cố tình truyền HIV/AIDS cho người khác

28 16 131 74.9 7 4 9 5.1 175 100

Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy được phần lớn các bạn đều có hành vi tích cực trong hai tình huống do chúng tôi đặt ra. Tuy nhiên vẫn còn có một số thanh niên vẫn chưa thể hiện được hành vi ứng xử tích cực của mình

mình với người nhiễm HIV/AIDS thì qua xử lý số liệu chúng tôi thấy có tới 50 bạn chọn phương án “giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, nhưng phải luôn cảnh giác với họ”, chiếm 28.6% hoặc 3 bạn chọn phương án “xa lánh, hắc hủi họ”, chiếm 1.7%. Những bạn chọn phương án này trong cách ứng xử của mình là những bạn có hành vi tiêu cực, bởi vì trong hành vi ứng xử của họ thể hiện sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang tìm cách chống kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS. Trong tình huống thứ hai “hành vi khi biết một người bị nhiễm HIV/AIDS và cố tình truyền HIV/AIDS cho người khác” qua bảng số liệu trên ta thấy có 7 bạn chọn phương án “coi như không biết gì, vì điều đó không liên quan đến bạn, bạn không cần quan tâm hoặc cảm thấy khó chịu vì nó đi ngược lại đạo đức của dân tộc, nhưng mặc kệ”, chiếm 4% và có 9 thanh niên chọn phương án “tránh xa để không liên luỵ đến mình”, chiếm 5.1% là những thanh niên có hành vi tiêu cực, có thể do những thanh niên này có nhận thức không tốt hoặc xúc cảm tiêu cực và nó biểu hiện qua hành vi ứng xử của họ.

3.2.3.2 Hành vi của thanh niên thể hiện qua mức độ thường xuyên và mức độ tích cực tham gia vào các nội dung và hình thức của công tác phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên

Bảng 3.2.3.2 Hành vi của thanh niên thể hiện qua mức độ thường xuyên và mức độ tích cực tham gia vào các nội dung và hình thức của công tác phòng chống HIV/AIDS.

Hành vi A B Xếp loại C D Chung

SL % SL % SL % SL % SL %

Mức độ thường xuyên và tích cực tham gia vào các nội dung phòng chống HIV/AIDS

48 27.4 57 32.6 39 22.3 31 17.7 175 100

Mức độ thường xuyên và tích cực tham gia vào các hình thức phòng chống

HIV/AIDS

Hành vi là một nhân tố quan trọng trong cấu trúc của thái độ, nó biểu hiện hành động và xu hướng hành động của cá nhân trước các tình huống. Ở đây hành vi thể hiện mức độ thường xuyên và mức độ tích cực tham gia của thanh niên trong công tác phòng chống HIV/AIDS.

Mặc dù hành vi của các bạn trong hai tình huống ở phía trên chúng tôi đưa ra là khá cao. Tuy nhiên trong câu hỏi chúng tôi đặt ra để tìm hiểu mức độ thường xuyên và mức độ tích cực khi tham gia vào các nội dung và hình thức của công tác phòng chống HIV/AIDS trong thanh niên, biểu hiện hành vi của các bạn qua sự thường xuyên và tích cực tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS là không cao. Có thể thấy rằng các bạn rất ngại tham gia vào các hoạt động thực tế để phòng chống HIV/AIDS và có rất nhiều bạn chưa bao giờ tham gia vào các nội dung và hình thức của công tác phòng chống HIV/AIDS

Ở mức độ thường xuyên và mức độ tích cực, chúng tôi thấy rằng các bạn có mức độ thường xuyên và mức độ tích cực cao hơn khi tham gia vào các hình thức phòng chống HIV/AIDS còn khi tham gia vào các nội dung thấp hơn, điều này có thể do các bạn có nhiều hiểu biết đối với các hình thức phòng chống HIV/AIDS

Tổng hợp mặt hành vi của thanh niên đối với công tác phòng chống HIV/AIDS chúng tôi có bảng số liệu sau:

Bảng 3.2.3.3. Tổng hợp mặt hành vi của thanh niên đối với công tác phòng

chống HIV/AIDS

Hành vi A B Xếp loại C D Chung

SL % SL % SL % SL % SL %

1: Hành vi ứng xử đối với

người nhiễm HIV/AIDS 83 47.4 39 22.2 50 28.6 3 1.7 175 100

2: Hành vi khi biết người nhiễm HIV/AIDS cố tình truyền HIV/AIDS cho người khác

28 16 131 74.9 7 4 9 5.1 175 100

tích cực tham gia vào các nội dung phòng chống HIV/AIDS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thái độ của thanh niên quận liên chiểu,tp đà nẵng đối với công tác phòng chống hivaids (Trang 51 - 72)