Cách kinh thành Huế một ít, ở trên bờ sơng Hương có những lăng tẩm của vua nhà Nguyễn.
Muốn vào đấy thì phải đi qua những con đường rộng hai bên giồng (trồng) cây to, những cái sân rất rộng hai bên có tượng đá tạc hình các quan văn, võ, voi, ngựa, đứng chầu, [;] rồi trèo lên những bậc thềm đá hai bên có rồng chạy, những đợt bệ cao bày những thống lớn; lại đi qua những cái cửa bằng đồng, những cái cầu bắc qua hồ, ao, dưới thả sen. Cứ thế mà đi, thì trước đến chỗ bi đình, trong dựng bia kể sự nghiệp vua, rồi đến điện thờ
ngài, rồi sau mới đến mộ có cây cối um tùm, khơng biết quan qch trôn ở chỗ [chôn ở nơi] nào cả.
Giải nghĩa:
Lăng tẩm= mộ vua chúa, xây rất đẹp đẽ.
Bi đình= nhà, trong có dựng bia.
Lăng tẩm ở trong Huế.
101. CƠNG NGHỆ
Ở Đơng pháp [Dương] có nhiều cơng nghệ. Nghề làm đồ đồng, đồ gỗ, đồ thêu, đồ cẩn, đồ sơn và nghề dệt các thứ tơ lụa đều có vẻ thịnh vượng. Nghề làm nồi, làm bát, làm chiếu, làm mật, làm đường đã có nhiều nơiphát đạtlắm. Nhưng xưa nay, các cơng nghệ của ta có cái thói lạ, là nhiều nơi có nghề gì riêng, thì cố giữ, khơng cho nghề ấy lọt ra ngồi. Mỗi nghề lại thờ một ông thánh sư, là người đã sáng lập ra nghề ấy. Ở chỗ thành thị cũng vậy, ai làm nghề gì, hay bn bán thứ gì thường ở chung với nhau một phố, như phố hàng sắt, hàng đồng, hàng giấy, hàng lọng, v.v... Cái thói giữ riêng từng nghề như thế, thì ngày nay đã mất dần đi rồi, nhất là ở chỗ thành thị, các phố xá không chia từng nghề như trước nữa.
Giải nghĩa:
Phát đạt = thịnh vượng, càng ngày càng hơn.
Sáng lập= khởi đầu lập ra.
Thành thị= chỗ có các cơng sở đơng và có nhiều người ở bn bán, và làm các công nghệ.
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.