Các nguồn tác động

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT CỦA THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2014 - 2018. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG (Trang 26 - 29)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3.1. Các nguồn tác động

Khai thác sử dụng quá mức tài nguyên nước mặt nhưng khơng có biện pháp bảo vệ, cải tạo nguồn nước:

Sự gia tăng dân số, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa mạnh mẽ nhất là trong những năm gần đây của thành phố Lạng Sơn đã tạo nên nhu cầu sử dụng nước lớn trong khi nguồn tài nguyên nước hạn chế dẫn đến suy giảm cả về chất và lượng đối với tài nguyên nước. Sự suy giảm này kéo theo hệ sinh thái dưới nước và trên cạn cũng bị ảnh hưởng, nguồn nước sẽ chịu nhiều tác động ô nhiễm hơn như việc hạn chế lưu lượng, dòng chảy dẫn đến giảm khả năng tự làm sạch của nước,...

Nước thải đô thị và công nghiệp xả thải vào các thủy vực

- Nước thải đô thị: Hiện nay trên địa bàn thành phố Lạng Sơn chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị tập trung nên hầu hết lượng nước thải sinh hoạt chỉ được xử lý sơ bộ qua tự hoại hoặc thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý. Khối lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Lạng Sơn ước tính khoảng 5.773,84 m3/ngày.

Căn cứ tính tốn: Theo niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2017, dân số thành phố Lạng Sơn là 72.173 người, với tiêu chuẩn sử dụng nước bình quân theo quy định của TCXDVN 33:2006/BXD của Bộ Xây dựng là 100 lít/người/ngày ở khu vực thành thị loại II, III. Từ đó, căn cứ theo quy định tại Nghị định số 80/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thốt nước và xử lý nước thải, ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố trung bình/ngày là: 72.173 x

100 lít/người/ngày x 80% = 5.773,84 m3/ngày.

Với lượng nước thải sinh hoạt trung bình hàng ngày như trên, nếu không được kiểm soát và xử lý triệt để sẽ gây tác động rất lớn đến môi trường xung quanh, đặc biệt là các thủy vực (ao, hồ, sơng, suối,…) phải tiếp nhận, khó có khả năng tự làm sạch trong thời gian ngắn.

- Nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh: Trên địa bàn

thành phố có hơn 861 đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ (theo số liệu

tại Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2017). Trong đó, phần lớn là các cơ sở

kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ với các loại mặt hàng tiêu dùng, cơ khí, gia cơng chế biến hàng xuất khẩu,... Ước tính lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở này khoảng

4.305 - 6.027 m3/ngày (tùy thuộc vào loại hình sản xuất, trung bình mỗi cơ sở phát

sinh nước thải với khối lượng khoảng 5 - 7 m3

/ngày), trong đó đáng quan tâm nhất là nước thải từ các cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ quy mơ hộ gia đình do những nguồn nước thải này có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao như: BOD,

NH4+, NO2-, ... và các vi sinh có hại trong nước.

Trên địa bàn thành phố khơng có Khu, Cụm cơng nghiệp được đầu tư hoạt động. Đối với các đơn vị, cơ sở sản xuất, mặc dù đã có những cơ sở quan tâm đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng bên cạnh đó vẫn cịn có những cơ sở nước thải

chưa được xử lý đạt yêu cầu và thải ra môi trường gây ô nhiễm môi trường xung quanh.  Chất thải từ hoạt động nông nghiệp tác động đến các thủy vực:

Địa phận thành phố Lạng Sơn gồm 03 xã: Hoàng Đồng, Mai Pha, Quảng Lạc, có hoạt động canh tác nơng nghiệp (trồng lúa, ngơ và các loại hoa màu). Do vậy có phát sinh vỏ bao bì chứa chất bảo vệ thực vật, rác thải thơng thường từ sản xuất nông nghiệp như rơm, rạ, bao bì cịn sót phân bón dư thừa,... Lượng chất thải này nếu không được thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là vỏ bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật là những nguồn nguy hại có thể tác động rất lớn đến thủy sinh và sức khỏe con người khi trực tiếp sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Nước thải Y tế

Trên địa bàn thành phố có 03 Bệnh viện tuyến tỉnh (gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Phục hồi chức năng), 01 Bệnh viện Phục hồi chức năng, 01 phòng khám đa khoa khu vực và 08 trạm y tế xã, phường đang hoạt động

(theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2017).

Các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, phường trên địa bàn thành phố có quy mơ vừa và nhỏ, với số giường bệnh thực kê chỉ khoảng 100 - 300 giường, tải lượng nước thải y tế phát sinh bình quân từ 100 - 200

m3/ngày/cơ sở y tế (nguồn: Quyết định số 105/QĐ-MT ngày 03/07/2014 của Cục

trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn quản lý chất thải y tế), từ đó ước tính được trung bình mỗi ngày lượng nước thải y tế thải ra

khoảng 1.300 - 2.600 m3/ngày.

Các cơ sở y tế hầu hết đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải y tế, tuy nhiên tại các phòng khám, trạm y tế xã phường thì điều kiện đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải còn rất hạn chế, cơ bản chỉ được xử lý sơ bộ lắng lọc và khử trùng Clo, do vậy không đảm bảo hiệu quả xử lý triệt để. Nước thải y tế sau xử lý được dẫn theo các cống dẫn ngầm chảy ra suối, sông Kỳ Cùng; nếu không được xử lý triệt để có thể mang theo các mầm bệnh truyền nhiễm, ơ nhiễm hữu cơ cho các thủy vực.

Tình trạng san lấp, lấn chiếm diện tích hoặc bồi đắp các thủy vực:

nên phổ biến. Diện tích các ao, hồ, sơng, suối đang dần bị thu hẹp lại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn. Ngoài ra, ảnh hưởng của thiên tai do biến đổi khí hậu (bão, lũ, khơ hạn) cũng có tác động đáng kể tới mơi trường nước mặt, xảy ra tình trạng bồi lấp, úng tắc vào mùa mưa trong khi cơ sở hạ tầng thu gom và thoát nước chưa được đầu tư đồng bộ; hoặc nguồn nước suy giảm, cạn kiệt vào mùa khô khiến mức độ ô nhiễm gia tăng, làm giảm khả năng điều tiết sinh quyển.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT CỦA THÀNH PHỐ LẠNG SƠN, TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2014 - 2018. LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)