QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TẠ

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Quảng Bình, thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

HẠ TẦNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút và thực hiện các dự án có hiệu quả. Đồng thời tiếp tục hiện đại hoá, mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng bởi đây không chỉ là điều kiện để tăng sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án mà còn là cơ hội để tỉnh tăng thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng. Tuy nhiên, Phát triển cơ sở hạ tầng đòi hỏi một lượng vốn rất lớn trong khi chi tiêu công lại ngày càng bị cắt giảm. Do vậy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới cần có cơ chế, chính sách, thu hút và sử dụng các nguồn vốn khác nhau trong xã hội vào cơ sở hạ tầng một cách có hiệu quả, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, tập trung vào những cơng trình then chốt, mang tính đầu mối, mà các thành phần kinh tế khác khơng có khả năng đầu tư hoặc khơng muốn đầu tư vì địi hỏi vốn lớn, thời gian hoàn vốn lại dài.

Trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung đầu tư những cơng trình giao thơng quan trọng đến các vùng trọng điểm kinh tế, các tuyến đường ven biển, tuần tra biên giới, các cơng trình cơ sở hạ tầng các khu kinh tế, cơng nghiệp, các cơng trình thuỷ lợi tạo nguồn nước, các cơng trình cấp thốt nước ở các đơ thị, ưu tiên đầu tư lưới điện cho các khu công nghiệp, các khu du lịch, khu tái định cư, các vùng kinh tế mới. Tập trung đầu tư các hạ tầng đô thị để các đô thị trở thành trung tâm KTXH của các vùng. Tăng đầu tư cho các ngành giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học cơng nghệ, xố đói giảm nghèo nhất là ở các vùng miền núi, vùng khó khăn, vùng thường bị thiên tai. Chú trọng công tác bảo vệ mơi trường sinh thái.

3.5. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CĨ HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TẠITỈNH QUẢNG BÌNH TỈNH QUẢNG BÌNH

3.5.1. Quản lý và sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn cơ bản có tác dụng định huớng, mời gọi và tạo mơi trường và điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển như vốn của các thành phần kinh tế trong nước (vốn đầu tư của tư nhân, vốn của doanh nghiệp,...) và vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư của ngân sách nhà nước chủ yếu dùng để đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho nền kinh tế như điện sản xuất, bưu chính viễn thơng, thơng tin liên lạc, cấp thốt nước, giao thông... và hạ tầng xã hội như đầu tư phát triển hệ thống trường học, bệnh viện, các cơng trình văn hố, phúc lợi cơng cộng...

Để nâng cao khả năng đầu tư từ NSNN vấn đề cơ bản vẫn là phát triển được nguồn thu, tăng thu ngân sách hàng năm từ kinh tế địa phương. Thực hiện tốt việc

thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các nguồn thu từ thuế và phí vào ngân sách nhà nước, quản lý chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu. Đồng thời có giải pháp thích hợp để bồi dưỡng nguồn thu thơng qua việc tạo mơi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thơng thống. Thuế cần được điều chỉnh hợp lý để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển SXKD, đầu tư đổi mới công nghệ, HĐH sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, thực hiện điều chỉnh cơ cấu giữa các sắc thuế trên cơ sở mở rộng diện thu thuế trực thu và tăng tỷ lệ thuế trực thu trong tổng số thu NSNN từ thuế.

Riêng đối với các khoản thu về phí và lệ phí hiện nay cịn bỏ sót nguồn thu, cần tổ chức quản lý tốt nguồn thu này, thực hiện nghiêm túc danh mục thu phí và lệ phí do Trung ương ban hành, đồng thời rà sốt để trình HĐND thơng qua cơ chế và mức thu của các loại phí và lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của UBND địa phương. Có cơ chế phân cấp thu hợp lý các loại phí và lệ phí giữa cấp huyện và cấp xã để tăng cường quản lý nguồn thu, không để thất thu, đồng thời tăng cường kiểm tra để chấn chỉnh kịp thời tình trạng tự đặt ra các khoản thu trái quy định, hoặc thu để ngoài ngân sách, tuỳ tiện trong việc quản lý và sử dụng nguồn thu phí và lệ phí. Đối với các khoản thu phí và lệ phí thuộc thẩm quyền của địa phương ban hành cần xác định mức thu hợp lý để mở rộng đối tượng thu và khuyến khích các đối tượng tự giác tự nguyện nộp các khoản thu phí và lệ phí.

3.5.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA cần triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và tích cực sau:

Một là, cần có nhận thức về vốn ODA, về nguồn vốn ODA để có phương thức quản lý và thái độ sử dụng phù hợp.

Hai là, khẩn trương bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý làm cơ sở để tăng cường quản lý vốn ODA, tăng cường giám sát các hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ODA.

Ba là, khẩn trương bổ sung, hồn chỉnh cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn ODA, đặc biệt là chính sách tài chính.

Bốn là, cần chấn chỉnh tất cả các khâu từ quy hoạch, kế hoạch, xây dựng chiến lược đầu tư, thu hút vốn, tiếp nhận vốn, tổ chức thực hiện dự án, nghiệm thu, bàn giao, quyết tốn dự án, cơng trình ...

Năm là, tăng cường hơn nữa cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án. Tăng cường hoạt động giám sát đối với hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn ODA

3.5.3. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, mơ hình đầu tư đối với các dự án, tăng cường thu hút vốn ODA, FDI

Rà soát các dự án đầu tư giai đoạn 2016-2020, đối với các dự án chuyển tiếp có tổng mức đầu tư lớn thuộc nguồn Trái phiếu Chính phủ, tạm dừng tại điểm dừng kỹ thuật, chuyển đổi hình thức đầu tư. Tăng cường thu hút, huy động các nhà đầu tư đầu tư theo các hình thức BOT, BT, BTO... để tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn đồng thời giảm gánh nặng kinh phí cho ngân sách nhà nước.

Tổ chức hội thảo, hội nghị với các tổ chức tài trợ, giới thiệu nhu cầu sử dụng nguồn vốn ODA, FDI của tỉnh trên mạng Internet, trên các phương tiện thông tin khác như giới thiệu trên sách, tạp chí, báo, tổ chức hội thảo để kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan Trung ương, cũng như các nhà tài trợ song phương và đa phương trên thế giới.

Làm tốt công tác theo dõi, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các dự án ODA trên địa bàn tỉnh. Tích cực thúc đẩy tiến độ xây dựng và bảo đảm hiệu quả các dự án ODA đang thực hiện. Trước mắt cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân và bảo đảm hiệu quả các dự án đã được đầu tư để tạo điều kiện tăng mức đầu tư, hoàn thành thủ tục để triển khai các dự án do các tổ chức song phương, đa phương tài trợ. Tiến hành tổng kết công tác đối ngoại của tỉnh để rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thu hút tất cả các nguồn vốn ODA, NGO, FDI.

Tăng cường huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, đồng thời xây dựng cơ chế vận động thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức hội thảo vận động xúc tiến đầu tư trên cơ sở các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương và những lĩnh vực cần ưu tiên cho đầu tư phát triển trong giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Quảng Bình, thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

w