GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Quảng Bình, thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

QUẢNG BÌNH

3.6.1. Gắn huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế với công tác bảo vệmôi trường môi trường

Huy động vốn đầu tư là việc cần thiết để phát triển kinh tế, tuy nhiên, nếu quá chú trọng việc đó mà không quan tâm đến bảo vệ môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, suy thối mơi trường và phá vỡ cân bằng sinh thái.

Việc thu hút đầu tư là mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế, tuy nhiên yêu cầu phải bảo vệ môi trường cần phải được đặt ra, mà trước tiên đó phải là sự thay đổi tư duy, quan niệm về sản xuất sạch và bảo vệ môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định ngặt nghèo của thị trường và người tiêu dùng.

Trong thời gian tới, nhằm bảo đảm việc thu hút đầu tư được thực hiện đúng quy hoạch, định hướng, đưa kinh tế của tỉnh phát triển bền vững, không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước sinh họat cũng như sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, năng lượng, cần thực hiện một số nội dung sau:

Một là, ưu tiên thu hút các dự án công nghệ tiên tiến;

Hai là, ưu tiên thu hút các dự án phát triển công nghiệp môi trường; Ba là, tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường;

Bốn là, tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường.

3.6.2. Thực hiện tốt mối liên kết, hợp tác với các địa phương lân cận vàcả nước đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ trong thu hút đầu tư cả nước đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ trong thu hút đầu tư

Tăng cường hợp tác liên tỉnh, phối hợp giữa tỉnh với các Bộ ngành Trung ương từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ. Để thực hiện những hợp tác và phối hợp trên, cần tiến hành xây dựng chương trình hợp tác cụ thể trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó xác định mục tiêu, nội dung phối hợp, hình thức phối hợp và có tổ chức giám sát thực hiện chương trình hợp tác giữa tỉnh với các tỉnh, ngành ở Trung ương.

Thực hiện liên kết, hợp tác với các địa phương theo cơ chế phối hợp có phân cơng, hợp tác cùng phát triển, xúc tiến đầu tư, tập trung kêu gọi các dự án, cơng trình vào lĩnh vực thế mạnh, phát triển nông nghiệp - nông thôn nhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có hiệu quả.

3.6.3. Nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong công tác thu hútvốn đầu tư vốn đầu tư

Trước hết cần xác định công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong thu hút đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư phải được đặt lên hàng đầu tư và cần được thực hiện trong cả hệ thống chính trị. Sự đồng thuận trong nhận thức về thực trạng của môi trường đầu tư và sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố - hiện đại hoá. Tuyên truyền giúp nhân dân nhận thức đầy đủ mục tiêu của thu hút đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH - HĐH, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tuyên truyền vận động để cán bộ, nhân dân thấy được hiệu quả của nền sản xuất nông nghiệp hiện nay là rất thấp, và muốn phát triển kinh tế, muốn thoát nghèo cần phải phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuyên truyền vận động để cán bộ và nhân dân thấy được thực trạng mơi trường đầu tư hiện nay của tỉnh cịn rất hạn chế. Môi trường đầu tư hạn chế biểu hiện ở chất lượng nhân lực kém, thủ tục hành chính rườm rà, năng lực quản lý của nhà

nước yếu kém, kết cấu hạ tầng hạn chế, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thấp, các chính sách ưu đãi đầu tư chưa hấp dẫn. Những yếu tố này làm ảnh hưởng tới kết quả thu hút đầu tư. Do vậy muốn đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển cần phải tập trung để cải thiện môi trường đầu tư. Làm tốt công tác tuyên truyền đối với các doanh nghiệp trong tỉnh để họ có đầy đủ thơng tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, có nhận thức chung về việc lãnh đạo tỉnh đang rất quan tâm tới việc cải thiện môi trường đầu tư, để họ cùng chung tay với tỉnh trong việc tạo môi trường đầu tư tốt hơn, bởi cá nhân họ sẽ được hưởng lợi trong việc tạo việc làm, nâng cao thu nhập một khi có được mơi trường đầu tư tốt. Mặt khác làm tốt cơng tác tun truyền sẽ có tác dụng thay đổi hành vi của doanh nghiệp trong việc tuân thủ luật pháp, tuân thủ các cam kết trên cơ sở các hợp đồng mà họ thực hiện với các đối tác nước ngoài và các đối tác ngoài tỉnh đến đầu tư, kinh doanh.

3.6.4. Nâng cao tính minh bạch và chất lượng cơng vụ

Nâng cao sự minh bạch và chất lượng công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước là giải pháp cấp bách hiện nay.

Cần công khai, minh bạch trong các cơ quan nhà nước, trong mọi hoạt động của đời sống xã hội. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đứng đầu các cơ quan đảng, chính quyền giữ vị trí quan trọng nhất trong việc thực hiện công khai, minh bạch. Công khai minh bạch được thực hiện rộng rãi trong các doanh nghiệp nhà nước, từ khâu bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo doanh nghiệp, đến việc quản lí vốn DNNN, cơ chế hoạt động, đồng thời tạo sự bình đẳng với các doanh nghiệp dân doanh.

Nâng cao tính minh bạch trong các cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư theo hướng phân công trách nhiệm rõ ràng, rành mạch và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện trong công tác quản lý nhà nước và giám sát đối với hoạt động đầu tư. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư. Thực hiện cơng khai hố các quy trình, thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hố thủ tục, tăng cường giám sát.

3.6.5. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Công tác quy hoạch trong thời gian vừa qua là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hoạt động thu hút vốn đầu tư vào tỉnh thấp. Vì vậy, việc xây dựng quy hoạch cần phải được đánh giá đúng mức và quan trọng nhất là vai trò quản lý Nhà nước trong công tác quy hoạch. Trong thời gian tới cần:

Thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch. Cần đổi mới phương pháp quy hoạch từ truyền thống sang áp dụng các phương pháp quy hoạch tiên tiến trên thế giới như: Quy hoạch chiến lược hợp nhất (integrated strategic planning), kế hoạch đầu tư đa ngành (multi sectoral investment planning). Đồng thời hợp tác với các tổ chức quốc tế để tiến hành đào tạo, nâng cao năng lực quy hoạch và chính sách sử dụng đất để phát triển hạ tầng của tỉnh cũng như hạ tầng các KCN, KKT.

3.6.6. Một số giải pháp khác

- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tín dụng ngân hàng Quảng Bình

- Đẩy mạnh hoạt động thuê mua tài chính để huy động vốn cho phát triển kinh tế.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, Quảng Bình đã nỗ lực phấn đấu vượt bậc để đạt được những thành tựu nhất định về phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định. Tuy nhiên, nếu so sánh với lợi thế và tiềm năng thì Quảng Bình phát triển chưa tương xứng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng là chưa huy động được tối đa nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển do thiếu các giải pháp đồng bộ để khuyến khích triệt để tiết kiệm, tăng tích lũy cho đầu tư phát triển.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội, thực trạng huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển giai đoạn 2005-2013, rút ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, Tiểu luận đã đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển tỉnh Quảng Bình phù hợp với xu thế của khu vực, của cả nước và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của tỉnh, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình là đạt mức tăng trưởng cao và bền vững, phát triển kinh tế đi đơi với phát triển văn hố xã hội và bảo vệ môi trường./.

DANH MỤC TÀI LIỆU

1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, Luật Đầu tư năm 2005; 2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 về việc ban hành Quy chế khu cơng nghệ cao;

3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trường;

4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn;

5. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2011 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;

6. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 95/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2015;

7. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 21/2007/QĐ-UBND Về việc ban hành Quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư áp dụng tại tỉnh Quảng Bình;

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Quảng Bình, thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 34)

w