Chương 1- Pháp luật dành cho mọi người
Trao quyền pháp lý là con đường tiến tới
trong tư duy và phương pháp tiếp cận của các Chính phủ và các Tổ chức quốc tế. Một số người lập luận rằng xóa bỏ đói nghèo phần lớn phụ thuộc vào các lực lượng thị trường đang hoạt động trong khi những người khác lại có chủ trương dựa nhiều hơn vào bàn tay chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, cả 2 quan điểm truyền thống này đều thiếu một phần vơ cùng quan trọng của bức tranh đói nghèo. Phát triển khơng chỉ phụ thuộc vào các thị trường và chính sách kinh tế; mà cịn phụ thuộc vào cách thức mà luật pháp và thể chế vận hành và liên hệ với người dân. Ngược lại, nó cũng phản ánh quyền lực và ảnh hưởng được phân bổ như thế nào trong xã hội. Vấn đề đối với chợ Sewa Nagar không phải là việc thiếu vắng doanh nghiệp hay các quy định của Chính phủ mà là thiếu trụ cột pháp lý được thống nhất và hỗ trợ về chính trị.
Các viên chức nhà nước vẫn tin rằng họ giúp đỡ dân nghèo như là một hình thức gia ân. Họ hồn tồn xa lánh dân nghèo và thường khơng muốn dính dáng, dây dưa với dân nghèo.
Tham vấn quốc gia ở Uganda
Chúng tôi tin rằng đã đến lúc vượt qua những chiến tuyến đã lỗi thời trước đây; tả đối lập với hữu, nhà nước đối lập với thị trường, quốc gia đối lập với tồn cầu. Chương trình của chúng tơi khơng dựa trên các lý thuyết trừu tượng hoặc sự trung thành không tưởng; mà phản ánh những thực tiễn của tình trạng đói nghèo và bị gạt ra bên lề mà những người nghèo đã trải qua. Chương trình này tập trung vào việc dỡ bỏ những rào cản đối với người nghèo, và xây dựng một khuôn khổ luật pháp và thể chế có thể mang lại một sự bảo vệ và cơ hội thực sự cho tất cả mọi người. Các công cụ cần thiết cho hành động đã có sẵn và phải có sức thu hút to lớn về chính trị.
Uỷ ban tin tưởng rằng nghèo đói là do con người gây nên, là hậu quả của những hành động và thái độ thụ động của chúng ta. Do cố tình hay vơ ý, thị trường, luật pháp, thể chế và đường lối chính trị thường khơng phục vụ lợi ích chung, loại trừ hoặc phân biệt đối xử đối với người nghèo. Dân
41
Pháp luật dành cho mọi người
chủ thường cũng chỉ là một học thuyết hơn là mang tính thực tiễn; pháp quyền trên thực tế thường là sự cai trị bằng luật pháp vừa có tính chất độc đốn, lại được thực thi khơng công bằng. Trong khi người dân ở các nước nghèo có thể có các quyền theo văn bản, nhưng những quyền đó mãi mãi nằm trên giấy mà khơng được thực hiện trên thực tế. Thường pháp luật duy nhất mà người dân được biết lại là những luật lệ phi chính thức, một số luật lệ này có tính chất truyền thống, cịn những luật lệ khác thì mới có gần đây.
Ngược lại, ở nhiều nước giàu có, đa số nhân dân có các quyền và nghĩa vụ trên thực tế dù họ là công nhân, thương nhân, người ở thuê hay các chủ sở hữu tài sản. Nếu quyền hạn của họ bị vi phạm, họ sẽ tìm sự bảo vệ của pháp luật; nếu họ vi phạm nghĩa vụ thì họ sẽ chịu sự trừng phạt của luật pháp. Nhận thức về việc quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý có thể được thực thi cần thiết là kim chỉ nam cho mọi hành động hàng ngày của người dân và chắc chắn điều này cho phép họ theo đuổi công việc kinh doanh và các cơ hội khác. Trên thực tế sự phồn vinh thịnh vượng của các nước giàu được tạo nên thông qua một loạt các chuẩn mực rất tinh vi như công ty TNHH, quan hệ đối tác và hợp tác, tài sản có khả năng thương mại hố, các hợp đồng lao động, vốn kinh doanh, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ - tất cả những thứ trên đều dựa trên khuôn khổ pháp luật và các thể chế vận hành hiệu quả. Tuy nhiên, ngay cả những nước phát triển nhất cũng chưa loại trừ được tình trạng có những đối tượng bị gạt ra bên lề và hạn chế quyền pháp lý. Có thể có rất nhiều vấn đề to lớn trong việc chấp nhận quyền đại diện hoặc khơng có khn khổ pháp lý để thiết lập một ngân hàng tín dụng vi mơ17 và những dân di cư có thể vẫn phải mịn mỏi đợi chờ bên lề xã hội, bao quanh bởi một thế giới mà họ không tài nào tiếp cận được. Trao quyến pháp lý cho người nghèo khơng phải là một chương trình mà một quốc gia nào đó có thể đứng ngồi.
Trao quyền pháp lý cho người nghèo để họ phát huy được hết tiềm năng to lớn sẽ giúp họ nắm vững trong tay vận mệnh của họ với tư cách là công dân đồng thời là những người đi tiên phong trong phát triển. Bù lại, điều đó sẽ tạo điều kiện cho các nước được trang bị tốt hơn nhằm đương đầu với một số những thách thức của tồn cầu hóa như sức cạnh tranh thương mại, cơng ăn việc làm cho tất cả mọi người, phát triển bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường và tiếp cận với cơng nghệ. Tất cả những điều đó khơng phải là vật thay thế mà là sự bổ sung cần thiết cho các sáng kiến quan trọng khác, như đầu tư nhiều hơn nữa vào các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng, tăng cường tham gia vào thương mại thế giới, nỗ lực giảm thiểu và thích nghi với những biến đổi khí hậu. Trao quyền pháp lý đề ra những giải pháp cho thế kỷ 21 để giải quyết vấn đề cố hữu là đói nghèo và là một thành phần chủ yếu để đối phó với những thách thức mới của thời đại chúng ta.
Biến Đói nghèo thành Vấn đề của Lịch sử
Biến đói nghèo thành vấn đề của lịch sử là một việc rất khó, địi hỏi phải có áp lực của quần chúng,