hữu hiệu
Trao quyền pháp lý là đường lối chính trị khơn ngoan
chính trị bị thu hút về phía các kênh khơng chính thức. Khi các Chính phủ khơng có khả năng hoặc không sẵn sàng bảo hộ và tạo cơ hội cho tất cả mọi người thì tính hợp pháp và liên quan của hệ thống tri thức thường bị bài mịn đi. Vậy là một cái vịng luẩn quẩn hình thành với sự mục rữa của các thiết chế pháp luật và sự gia tăng của các giao dịch phi chính thức mang tính chất tạm bợ. Chúng tuỳ thuộc vào nhau. Nhà nước dần dần trở nên trống rỗng cịn xã hội thì bị phân hố. Trong tình huống xấu nhất, nền kinh tế quốc dân sẽ bị đình đốn. Tình trạng rối ren trong xã hội sẽ nung nấu chờ thời cơ bột phát. Cịn tính hợp pháp và quyền lực của các nhà lãnh đạo chính trị thì bị sứt mẻ. Quá lắm việc này sẽ dẫn tới tình trạng phát triển bị chững lại nhất thời, còn trường hợp xấu nhất là sụp đổ.
Quản trị quốc gia cũng quan trọng và thường các nước nghèo lại chịu một nền quản trị quốc gia kém hữu hiệu hơn. Nhân dân nước họ được hưởng ít cơng lý hơn từ các toà án và dễ là nạn nhân của tội phạm tham nhũng cũng như sự can thiệp của chính phủ vào cuộc sống riêng tư. Nền quản trị quốc gia tốt với một hệ thống thể chế linh hoạt, công bằng và nhất quán - là yếu tố chủ chốt cho việc xây dựng được một xã hội công bằng hơn, thịnh vượng hơn và bền vững hơn.
Nhiều người không hiểu nhân quyền của họ là gì và cũng khơng ý thức được ý nghĩa của việc có được quyền.
Tham vấn Quốc gia của Mozambique
Trao quyền pháp lý của người nghèo khơng phải là một trị chơi khơng tiền trong đó có một số người thắng và những kẻ khác sẽ thua. Như chúng tôi đã nêu rõ ở trên. Trao quyền pháp lý cho một người bắt đầu từ việc xác định vị trí cũng như tiếng nói của họ trong xã hội. Một chiến lược thành
3
Chương
Trao quyền pháp lý là đường lối chính trị khơn ngoan và đường lối kinh tế hữu hiệu
62
Pháp luật cho mọi người - Tập 1
công trong việc xác định chỗ dứng cho tất cả mọi người trong xã hội sẽ giảm cơ hội bóc lột người nghèo, mà lại khơng làm ảnh hưởng đến vị trí của bất cứ ai khác. Cịn tiếng nói và quyền đại diện đối với dân nghèo cũng không phủ nhận những người khác như vậy. Tuy nhiên, trong các cuộc cải cách về trao quyền pháp lý, điều hệ trọng là tiếng nói của dân nghèo khơng bị giảm đi. Khi cải cách thể chế làm tăng cường tiếp cận cơng lý cho người nghèo thì tồn xã hội sẽ được phồn vinh thịnh vượng. Thực thi quyền sở hữu tài sản sẽ góp phần khuấy động thị trường bất động sản, làm nâng cao năng suất của đất đai và các tài sản khác và gia tăng lợi ích kinh tế cho dân nghèo. Quyền sở hữu tài sản là những công cụ pháp lý tối hệ trọng đối với dân nghèo và vì vậy, chúng có thể thu hút được sự tham gia của họ nhằm làm tăng thêm quyền bình đẳng.
“Chống tham nhũng địi hỏi phải nâng cao ý thức về những hậu quả tai hại của tham nhũng, đề cao vai trò của các thiết chế giám sát của chính phủ và phi chính phủ, khẳng định vai trị của các phương tiện truyền thơng đại chúng và tạo dựng một hệ thống tư pháp độc lập và vô tư, không thiên vị”
Tham vấn Quốc gia ở Jordan
Trao quyền pháp lý không chỉ là vấn đề giải phóng dân nghèo, nó cịn mang lại phồn vinh thịnh vượng và an ninh lớn hơn cho toàn xã hội. Trao quyền pháp lý đề cao tính hiệu quả và tính hợp pháp của nhà nước và như vậy, cũng đề cao tính hiệu quả và hợp pháp của các quan chức và đại diện của nhà nước đó ở các cấp. Những nhà lãnh đạo quả cảm nào dám ủng hộ Trao quyền pháp lý cho Dân nghèo chắc chắn sẽ giành được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng.
“Người nghèo vẫn coi luật pháp chủ yếu dành cho người giàu, công nhận thực tế phản dân chủ là: luật pháp là biểu hiện của hệ tư tưỏng của giới ưu tú thống trị.”
Tham vấn quốc gia Philippin
Một thách thức chính trị có nhiều thành quả