Về khai thác, sử dụng tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Tieu luan tu chon_Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Kon Tum giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 31)

IV. Các giải pháp thực hiện 1 Về quản lý rừng

4. Về khai thác, sử dụng tài nguyên rừng

4.1. Tổng kết mơ hình khai thác rừng tác động thấp và phương án quản lý rừng bền vững tại Lâm trường Đăk Tô để rút kinh nghiệm và nhân rộng cho các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh, tiến đến tham gia tiến trình quản lý rừng bền vững để có chứng chỉ rừng FSC.

4.2. Ban hành quy chế cho các chủ rừng quản lý rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng, được chủ động tổ chức khai thác gỗ và lâm sản theo phương án quản lý rừng bền vững được cấp thẩm quyền phê duyệt. Sản lượng

khai thác phù hợp với năng lực rừng, năng lực khai thác, chế biến và thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, đảm bảo tái trồng rừng và có hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường.

4.3. Có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong khai thác sử dụng rừng thông qua không thu các khoản tiền cây đứng trong khai thác gỗ; điều chỉnh giá tính tiền thuế tài nguyên đối với gỗ nhỏ và tiền củi để chủ rừng có lợi nhuận để tái đầu tư, nâng tỷ lệ lợi dụng gỗ. Mặt khác, khi giảm chênh lệch giá gỗ khai thác của chủ rừng với giá gỗ lậu sẽ gián tiếp hạn chế nạn khai thác gỗ trái phép.

4.4. Chỉ đạo điều tra, nghiên cứu để quản lý, khai thác, sử dụng các loại lâm sản ngồi gỗ có giá trị kinh tế cao, hạn chế khai thác tự phát, lãng phí như hiện nay. Bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý, nguồn lợi từ lâm sản ngoài gỗ mang lại giá trị kinh tế cao.

4.5. Tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty cổ phần tập đoàn Tân Mai đưa Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Đăk Tô hoạt động đúng tiến độ trong năm 2012.

4.6. Tích cực nghiên cứu, cụ thể hố và tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ mơi trường rừng của Chính phủ đối với diện tích rừng phịng hộ, rừng sản xuất khơng đưa vào khai thác.

4.7. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình từng bước chuyển hóa rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng nghèo, giá trị kinh tế thấp sang rừng trồng có năng suất và chất lượng cao thơng qua biện pháp cải tạo rừng. Đối tượng tập trung chuyển hóa là rừng tre nứa, rừng hỗn giao tre nứa gỗ và rừng phục hồi sau nương rẫy có trữ lượng và giá trị gỗ thấp.

Một phần của tài liệu Tieu luan tu chon_Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Kon Tum giai đoạn hiện nay (Trang 30 - 31)