1.1 .Bản chất và vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
hàng nhằm mục tiêu phục vụ đầy đủ, kịp thời, thuận lợi và văn minh cho khách hàng: tạo ra sự tín nhiệm, sự gắn bó của khách hàng đối với doanh nghiệp thương mại, nhờ đó doanh nghiệp thu hút được khách hàng và khách hàng tiềm năng, bán được nhiều hàng và phát triển được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
“Chất lượng dịch vụ chính là lợi thế cạnh tranh”. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, với cam kết mở cửa thị trường thì các doanh nghiệp trong nước đang phải chịu áp lực của các doanh nghiệp nước ngoài đã, đang và sẽ xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh là vô cùng cần thiết.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh doanhnghiệp nghiệp
1.3.1. Nhân tố nội bộ doanh nghiệp
Các yếu tố chủ quan là các yếu tố phát sinh từ trong nội bộ của doanh nghiệp,
có ảnh hưởng tới việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Đó là:
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Chính sách và chiến lược vạch ra mục tiêu, phương hướng và bước đi cho doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đó. Chiến lược bao gồm nhiều loại: Chiến lược phát triển thị trường mục tiêu, chiến lược giữ vững thị trường hiện tại, chiến lược thâm nhập thị trường mới, chiến lược marketing... Một chiến lược đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được những lợi thế sẵn có, hạn chế những bất lợi của môi trường kinh doanh nội bộ và bên ngoài, đồng thời tạo dựng và duy trì những lợi thế mới. Bởi vậy, vạch ra một chiến lược thích hợp và thực hiện chiến lược một cách hiệu quả là điều cơ bản giúp doanh nghiệp giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh.
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Quy mô về vốn là nền tảng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Đặc biệt trong nền kinh tế hội nhập, yếu tố vốn càng trở nên quan trọng, nó là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, tận dụng lợi ích kinh tế từ quy mơ, tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, năng lực tài chính khơng chỉ thể hiện ở quy mơ vốn, mà cịn thể hiện ở cơ cấu vốn, ở việc khai thác và sử dụng nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp cũng như ở khả năng huy động những nguồn tài chính thích hợp phục vụ cho sản xuất kinh doanh những sản phẩm dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường. Năng lực tài chính sẽ là điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Nhân tố con người: Đây là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh, qua đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề mang tính dài hạn. Do đó, cán bộ quản lý, đội ngũ lãnh đạo phải có trình độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, khả năng xử lý tốt các mối quan hệ với bên ngồi và đặc biệt phải có sự quyết tâm và cam kết dài hạn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Người lao động là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ nên trình độ chun mơn và ý thức của người lao động là tiền đề để doanh nghiệp đứng vững trong môi trường cạnh tranh.
- Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh: Môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được đánh giá bằng sự linh hoạt của doanh nghiệp để đáp ứng được những nhu cầu của thị trường. Sự linh hoạt và biết thực hành trong quản lý sẽ giảm được tỷ lệ chi phí quản lý trong giá thành sản phẩm, dịch vụ qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp: Đây là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của của một doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến sản phẩm. Một doanh nghiệp có trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hiện đại thì sẽ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, chi phí thấp, qua
đó giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên cần lưu lý là trình độ cơng nghệ hiện đại phải đi đơi với trình độ đội ngũ lao động có khả năng sử dụng hiệu quả công nghệ ấy
1.3.2. Nhân tớ bên ngồi
- Nhân tố kinh tế
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất to lớn đối với doanh nghiệp và là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhu cầu của người dân tăng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có cơ hội để thỏa mãn những nhu cầu đó nhiều hơn và hệ quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và phát triển. Đồng thời với đó là tốc độ tích luỹ vốn đầu tư trong nền kinh tế cũng tăng lên, mức độ hấp dẫn đầu tư cũng sẽ tăng lên cao, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Và ngược lại, khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ổn định, tâm lý người tiêu dùng hoang mang, sức mua giảm sút, các doanh nghiệp tìm mọi cách để giữa khách hàng, giành giật khách hàng, lúc đó cạnh tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn.
Các yếu tố của nhân tố kinh tế như mức lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đối…cũng tác động đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.
- Nhân tố chính trị và pháp luật
Chính trị và pháp luật là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là trong nước hay nước ngồi. Khơng có sự ổn định về chính trị thì sẽ khơng có một nền kinh tế ổn định, phát triển lâu dài lành mạnh. Luật pháp tác động điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là mơi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng của quan hệ các chính phủ, các hiệp định kinh tế quốc tế…phải quan tâm đến sự khác biệt về pháp luật giữa các quốc gia. Sự khác biệt này có thể làm tăng hoặc giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC IZONE GIAI ĐOẠN 2018-2020