Chương 6 HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
6.5. Hiệu lực của hợp đồng tín dụng
6.5.1. Nội dung lý thuyết
Vấn đề hiệu lực của HĐTD có thể được xem xét ở ba khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, các điều kiện có hiệu lực của HĐTD
Dựa trên các quy định có tính ngun tắc của Bộ luật dân sự năm 2015 về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, HĐTD với tư cách là loại hình
91
giao dịch dân sự đặc thù, chỉ có hiệu lực khi thoả mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể tham gia HĐTD phải có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự: Đối với chủ thể của hợp đồng là pháp nhân thì người đại diện cho pháp nhân đó cũng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Mục đích và nội dung của HĐTD không trái pháp luật và đạo đức xã hội: Tính hợp pháp về mục đích tham gia giao dịch thể hiện ở chỗ, mục đích cho vay và mục đích đi vay của các bên chủ thể hợp đồng nhất thiết phải được thể hiện rõ ràng trong nội dung của hợp đồng và các mục đích này khơng trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Tính hợp pháp về nội dung của HĐTD thể hiện ở chỗ, các điều khoản của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.
- Có sự đồng thuận ý chí giữa các bên cam kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và tự do ý chí: Một HĐTD được coi là khơng có sự đồng thuận khi sự thoả thuận đó giữa các bên bị các khiếm khuyết như sự nhầm lẫn; sự lừa dối, lường gạt hoặc sự ép buộc, cưỡng bức trong khi giao kết hợp đồng. Trên nguyên tắc, các khuyết tật này phải có ảnh hưởng mang tính quyết định đến ý chí giao kết hợp đồng của các bên thì mới được coi là sự kiện pháp lí làm cho HĐTD vơ hiệu.
- Hình thức của HĐTD phải phù hợp với quy định của pháp luật NH: Đối với HĐTD, do tính chất rủi ro cao cho quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng này nên pháp luật NH đòi hỏi hình thức của HĐTD phải được xem là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Tính hợp pháp về hình thức của HĐTD thể hiện ở chỗ HĐTD phải được kí kết bằng văn bản hay tài liệu giao dịch hợp thức và có giá trị chứng cứ chứng minh nội dung cam kết của các bên.
Thứ hai, thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD
Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD là điểm mốc thời gian mà kể từ lúc đó quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia hợp đồng bắt đầu phát
92
sinh. Theo quy định thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTD chính là thời điểm các bên đã thoả thuận xong các điều khoản của hợp đồng và bên sau cùng đã kí tên, đóng dấu (nếu có) vào văn bản HĐTD. Theo quy định này, việc chuyển giao tiền vay (giải ngân) là nghĩa vụ hợp đồng của bên cho vay và nếu họ không thực hiện đúng nghĩa vụ này mà lại gây thiệt hại tính được thành tiền cho bên vay thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm nộp phạt vi phạm hợp đồng và chịu cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, HĐTD vơ hiệu và hậu quả pháp lí của HĐTD vơ hiệu
Căn cứ vào mức độ vi phạm các điều kiện trong hợp đồng chia HĐTD vô hiệu thành HĐTD đương nhiên vô hiệu (vô hiệu tuyệt đối) và hợp đồng vô hiệu (vô hiệu tương đối). Trong thực tế, do mức độ vi phạm các điều kiện có hiệu lực có thể khác nhau nên sự vô hiệu của HĐTD khác nhau (bao gồm trường hợp vô hiệu tuyệt đối và vô hiệu tương đối).
HĐTD vơ hiệu tuyệt đối khi mục đích, nội dung và hình thức của hợp đồng vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội và phương hại đến lợi ích chung. Hậu quả pháp lí cho sự vơ hiệu là hợp đồng khơng phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm kí kết; các bên phải phục hồi tình trạng ban đầu như trước khi kí kết hợp đồng.
HĐTD vơ hiệu tương đối khi chủ thể tham gia hợp đồng khơng có năng lực hành vi dân sự hoặc hợp đồng được kí kết khơng có sự tự nguyện và đồng thuận giữa các bên kí kết. Đối với trường hợp này, do việc kí kết HĐTD chỉ phương hại đến lợi ích riêng của các bên kí kết chứ không vi phạm các điều cấm của pháp luật hoặc không phương hại đến trật tự cơng, lợi ích cơng nên Nhà nước cần phải tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên, bằng cách chỉ tuyên bố vô hiệu đối với hợp đồng khi nhận được yêu cầu của các bên hoặc của một bên có quyền lợi bị phương hại hoặc tạo cơ hội cho các bên tự khắc phục các vi phạm dẫn đến nguy cơ hợp đồng bị vô hiệu. Với trường hợp này, chỉ khi nào đã hết thời hạn cho phép để khắc phục các vi phạm đó nhưng các bên khơng thể khắc phục được thì khi đó, theo u cầu của bên có quyền lợi
93
bị phương hại, Tồ án mới chính thức tuyên bố HĐTD bị vô hiệu. Về nguyên tắc, bên có lỗi trong việc tạo ra nguy cơ vô hiệu của HĐTD sẽ khơng có quyền đưa ra u cầu tun bố vơ hiệu hợp đồng. Căn cứ vào mức độ vi pham của HĐTD Tòa án sẽ đưa ra phán quyết phù hợp.
6.5.2. Tình huống và hình thành vấn đề cần giải quyết
Tình huống15
Ngày 29/03/2016 NH Nơng nghệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Hướng Hóa Tỉnh Quảng Trị cho hộ gia đình ơng Lê Minh Thủy do ông Thủy làm đại diện cư trú tại Thồn Trằm - Hướng Tân - Hướng Hóa - Quảng Trị vay số tiền một trăm triệu đồng, thời hạn 36 tháng, lãi suất 10%/năm; lãi suất nợ quá hạn bằng 150% so với lãi suất vay, biện pháp bảo đảm thế chấp quyền sử dụng đất. Hai bên thống nhất hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký và được thanh lý khi hộ gia đình ơng Lê Minh Thủy trả xong cả gốc và lãi.
Vấn đề 2: Những yêu cầu cần giải quyết trong tình huống trên
1. Chủ thể bên vay có hợp pháp khơng? Tại sao?
2. Thỏa thuận về hiệu lực của hợp đồng hợp pháp không? Tại sao? 3. Tư vấn để hộ gia đình ơng Lê Minh Thủy có thể vay được vốn?
Hướng dẫn giải quyết
Sinh viên trình bày các bước giải quyết như xác định vấn đề pháp lý, căn cứ pháp lý, lập luận và kết luật trên cơ sở gợi ý sau:
1. Bên vay là hộ gia đình ơng Lê Minh Thủydo ơng Thủy làm đại diện là khơng hợp pháp vì khơng thỏa mãn điều kiện về chủ thể vay vốn theo quy định Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNNVN về cho cho vay của TCTD, CNNHNN đối với khách hàng thì khách hàng vay phải là cá nhân, pháp nhân.
2. Thỏa thuận về hiệu lực của hợp đồng hợp pháp. Vì theo quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng nên ngày có hiệu lực là ngày ký là phù hợp.
15 Nguồn: Ngân hàng nông nghệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Hướng Hóa Tỉnh Quảng Trị.
94
3. Để hộ gia đình ơng Lê Minh Thủy có thể vay được vốn các thành viên của hộ chính là chủ thể đứng ra vay vốn theo Điều 7 Thông tư 39/2016/TT- NHNNVN về cho cho vay củaTCTD, CNNHNN đối với khách hàng.