- Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công tyhợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hộ
1. KHÁI QUÁT VỀ HỘ KINH DOANH Khái niệm
1.1. Khái niệm
Trước đây, những cá nhân kinh doanh và nhóm kinh doanh có quy mơ nhỏ, chưa đủ vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp tư nhân thì được gọi là người kinh doanh dưới mức vốn pháp định và được quy định tại Nghị định số 66/HĐBT ngày 2/3/1992. Ngày 12/6/1999 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật doanh nghiệp.
Đây là văn bản luật có phạm vi điều chỉnh rộng, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp của các đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội khi được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Luật doanh nghiệp cũng quy định việc bỏ vốn pháp định như là một điều kiện để thành lập doanh nghiệp, trừ một số ngành nghề. Do vậy, đối với cá nhân, tuỳ theo quy mơ, mức vốn, điều kiện, hồn cảnh của bản thân để lựa chọn việc thành lập doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật doanh nghiệp hoặc hoạt động dưới dạng hộ kinh doanh cá thể và chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ.
Việc ban hành Nghị định số 02/2000/NĐ-CP đã đáp ứng được sự đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, phù hợp với nền kinh tế của nước ta hiện nay. Theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP thì hộ kinh doanh cá thể bao gồm cá nhân kinh doanh hay hộ gia đình.
Điều 17 Nghị định số 02/2000/NĐ-CP quy định: “Hộ kinh
doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ,kinh doanh tại một địa điểm cố định, khơng thường xun th lao động, khơng có con dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 2/4/2004 về đăng ký kinh doanh thay thế Nghị định của Chính phủ số 02/2000/NĐ-CP đã đưa ra một định nghĩa mới về hộ kinh doanh cá thể: Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không q mười lao động, khơng có con dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Riêng đối với hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, q vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp khơng phải đăng ký kinh doanh.
Về cơ bản, định nghĩa trên vẫn ghi nhận Hộ kinh doanh cá thể theo tinh thần của Nghị định số 02/2000/NĐ-CP của Chính phủ; nhưng có điểm khác hơn là Nghị định số 109/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra một tiêu chí định lượng trong việc sử dụng lao động của Hộ kinh doanh cá thể. Sau đó, Nghị định 88/2006 NĐ – CP ra đời và hiện nay là Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15.4.2010.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 43/2010, “hộ kinh
doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, khơng có con dấu và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp khơng phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức doanh nghiệp”.
1.2. Đặc điểm của hộ kinh doanh
Thứ nhất, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người
hoặc hộ gia đình làm chủ.
Hộ kinh doanh được tồn tại dưới một trong ba dạng: có thể do một cá nhân duy nhất làm chủ hoặc một một nhóm người hoặc hộ gia đình. Vốn kinh doanh ban đầu của Hộ kinh doanh có thể là vốn của một cá nhân duy nhất hoặc vốn đầu tư chung của một nhóm hoặc một hộ gia đình. Điều này nghĩa là, một số đơng những chủ đầu tư khơng phải là hộ gia đình (ví dụ như là anh em họ hàng, bạn bè...) nếu muốn cùng nhau góp vốn kinh doanh có thể lựa chọn loại hình kinh doanh này để kinh doanh. Đối với trường hợp hộ gia đình do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu thì cá nhân này đồng thời là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Trường hợp hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì hộ gia đình này phải cử một người làm đại diện. Người đại diện này sẽ thay mặt hộ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cả hộ. Pháp luật cũng quy định rõ, người đại diện không chịu trách nhiệm thay cho các thành viên khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ chia cho các thành viên trong gia đình theo thỏa thuận của tất cả các thành viên. Việc chia lợi nhuận và rủi ro có thể dựa vào số vốn góp của mỗi thành viên đóng góp hoặc cơng sức của từng thành viên trong hộ gia đình.
Thứ hai, hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô nhỏ
Đối với hộ kinh doanh, pháp luật quy định cụ thể một số dấu hiệu cơ bản về số lượng lao động, địa điểm kinh doanh, con dấu riêng. Đây là điểm phân biệt hộ kinh doanh với các loại hình kinh doanh khác. Đối với các loại hình doanh nghiệp, pháp luật không đưa ra một hạn chế nào trong việc các doanh nghiệp sử dụng số lượng bao nhiêu lao động., doanh nghiệp có bao nhiêu cơ sở kinh doanh... Như vậy, có thể thấy, so với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có quy mơ kinh doanh nhỏ hơn, phạm vi hoạt động hẹp hơn, số lượng lao động ít hơn.
Thứ ba, chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt
Chủ hộ kinh doanh trong trường hợp này được hiểu là cá nhân người đầu tư (trong trường hợp hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ) hoặc tất cả thành viên của hộ gia đình (trong trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ) hoặc người đại diện nhóm (trong trường hợp do một nhóm người đầu tư)
Trách nhiệm vô hạn của chủ hộ kinh doanh cũng giống như trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân. Nghĩa là, chủ hộ không chỉ chịu trách nhiệm bằng phần vốn và tài sản dùng để trực tiếp kinh doanh mà còn phải chịu trách nhiệm trên phần tài sản thuộc sở hữu của mình mặc dù tài sản đó khơng đưa vào kinh doanh trong trường hợp số nợ lớn hơn số vốn kinh doanh của hộ. Mức góp của mỗi thành viên có thể tùy theo thỏa thuận của các thành viên. Trường hợp một trong các thành viên khơng có khả năng góp thêm như thỏa thuận của hộ gia đình thì các thành viên khác có nghĩa vụ lấy tài sản của mình để tiếp tục trả nợ. Quan hệ nợ nần chỉ được chấm dứt khi hộ kinh doanh đã thanh toán hết các khoản nợ.