Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khai thác và sử dụng bài tập thực tế với sự hỗ trợ của phương tiện nghe nhìn trong dạy học phần quang hình học vật lý 11 THPT (Trang 63 - 65)

3.2.1 Đối tượng và thời gian thực nghiệm

- Các tiến trình DH phần Quang hình học Vật lý 11THPT

- TNSP được tiến hành vào học kì II năm học 2011-2012 đối với HS lớp 11 của trường THPT Nguyễn Thái Học, tỉnh Gia Lai.

3.2.2 Nội dung thực nghiệm

Ở các lớp TN, GV dạy theo giáo án có sử dụng các BTTT nhờ sự hỗ trợ của PTNN thuộc phần Quang hình học Vật lý 11 THPT, gồm những bài sau:

Bài: Khúc xạ ánh sáng Bài: Phản xạ toàn phần Bài: Mắt

Ở lớp ĐC, sử dụng giáo án thông thường, không sử dụng BTTT.

3.2.3 Phương pháp thực nghiệm

3.3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm

Chúng tôi sử dụng cách chọn cả khối (chọn nguyên lớp và dùng cách chọn ngẫu nhiên để chọn ra khối TN và khối ĐC. Các lớp được chọn có sĩ số, điều kiện tổ chức dạy học, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau. Như vậy, kích thước và chất lượng của mẫu đã thỏa mãn yêu cầu của thực nghiệm sư phạm. Kết quả các lớp được chọn vào nhóm TN và nhóm ĐC như sau:

Trường Nhóm TN Nhóm ĐC

Trường THPT Nguyễn Thái Học

11A4 (40 HS) 11A7 (42 HS) 11A5 (42 HS) 11A8 (40 HS) 11A11 (40 HS) 11A10 (39 HS) Đối với lớp thực nghiệm sử dụng bài giảng được thiết kế với sự tăng cường sử dụng BTTT trong quá trình DHVL có sự hỗ trợ của PTNN, lớp ĐC thì giữ ngun điều kiện và nội dung vốn có. Kết quả thực nghiệm được rút ra từ việc so sánh lớp TN và lớp ĐC.

Quá trình thực nghiệm được tiến hành gián tiếp, thông qua sự cộng tác của hai GV vật lý: Thầy Lê Thanh Nhẫn và Cô Nguyễn Thị Thu (Trường THPT Nguyễn Thái Học).

3.3.3.2 Quan sát giờ học

Quan sát về các hoạt động của GV và HS trong quá trình diễn ra bài dạy học theo các tiêu chí:

- Mức độ học và hiểu bài về nhà của HS qua các câu hỏi kiểm tra bài cũ. - Mức độ sử dụng BTTT có sự hỗ trợ của PTNN của GV trong các hoạt động

dạy học.

- Mức độ hợp lý trong việc sử dụng BTTT có sự hỗ trợ của PTNN và khả năng rèn luyện các thao tác tư duy cho HS, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế của HS.

- Tính tích cực của HS thơng qua các tiết học, sự phấn khích và lịng u thích mơn học.

- Mức độ hiểu bài của HS và khả năng liên hệ kiến thức với những vấn đề thực tế (thông qua chất lượng câu trả lời đối với các câu hỏi).

Sau mỗi bài dạy học, trao đổi với GV và HS, lắng nghe ý kiến để rút kinh nghiệm cho các bài dạy học khác và cho đề tài nghiên cứu.

3.3.3.3 Các bài kiểm tra

Sau khi thực nghiệm sư phạm, HS ở cả hai nhóm ĐC và TN được đánh giá bằng một bài kiểm tra chung nhằm:

- Đánh giá định tính về mức độ lĩnh hội các khái niệm cơ bản, các định luật, các nguyên lí, các tính chất của sự vật, hiện tượng vật lý.

- Đánh giá về khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng.

- Đánh giá định lượng mức độ lĩnh hội các định luật, các công thức và các điều kiện để xảy ra các hiện tượng vật lý, khả năng vận dụng kiến thức để giải một số bài toán cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ khai thác và sử dụng bài tập thực tế với sự hỗ trợ của phương tiện nghe nhìn trong dạy học phần quang hình học vật lý 11 THPT (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w