Kế hoạch tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất than lên khả năng hấp thụ chọn lọc khí CO2 (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 2 : THỰC NGHIỆM

2.1. Kế hoạch tiến hành thực nghiệm

2.1.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình than hóa và chất lượng than tạo thành. Để khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ và xác định khoảng nhiệt

độ tối ưu cho q trình than hóa để đạt được độ hấp phụ CO2 tối ưu ta tiến hành than hóa các phân khúc Tre Gai : phần gốc (TG), phần giữa (TT), phần ngọn (TN) tạo than Tre tại các nhiệt độ 500oC, 600oC, 700oC, 800oC, 900oC, 1000oC. Mẫu than

thu được xác định độ hấp phụ CO2 và CH4 ở 25oC.

2.1.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của phân khúc Tre

Trên cùng một cây Tre thì mỗi phân khúc có thành phần, đặc tính gỗ khác nhau [12],[15], điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng than và khả năng hấp phụ chọn lọc CO2 do vậy ta tiến hành khảo sát riêng biệt từng phân khúc Tre. Thí nghiệm này được tiến hành trên Tre Gai chia làm ba phân khúc để khảo sát:

 Phần gốc : từ gốc lên khoảng 3m  Phần thân: 3m phần giữa cây

38  Phần ngọn: 3m phần ngọn.

2.1.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của loài

Các lồi Tre khác nhau thì có sự khác nhau về đặc tính gỗ cũng như các thành phần lignin, cellulose, hemicellulose… do vậy có thể sự hấp phụ chọn lọc CO2 của mỗi loài sẽ khác nhau. Để tìm hiểu vấn đề này ta tiến hành than hóa tạo than Tre

của một số lồi khác nhau và khảo sát độ hấp phụ CO2, CH4 ở 25oC của các mẫu than Tre. Trong đề tài này chỉ giới hạn khảo sát ba loài Tre phổ biến ở Việt Nam:

 Tre Gai (Bambusa Stenostachya Hackel)  Tre Là Ngà (Bambusa Sinospinosa)

 Tre Vàng Sọc (Bambusa Multiplex Alphonsokarii)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất than lên khả năng hấp thụ chọn lọc khí CO2 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)