THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TỐ CÁO

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật khiếu nại, tố cáo TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 73 - 77)

1. Nguyên tắc chung về phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo

Do hành vi tố cáo rất đa dạng nên thẩm quyền giải quyết tố cáo cũng thuộc nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Chính vì vậy, trong Luật Tố cáo chỉ đề ra nguyên tắc chung về thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Luật Tố cáo quy định: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà nội dung

liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.

Tố cáo hành vi phạm tội do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo

qui định của pháp luật tố tụng hình sự.

2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật mà người bị tố cáo thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan tổ chức nào thì cơ quan tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm về nhiệm vụ công vụ của người thuộc cơ quan tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan tổ chức đó có trách nhiệm giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm về nhiệm vụ công vụ của người đứng đầu cơ quan tổ chức thì người đứng đầu cơ quan tổ chức cấp trên trực tiếp của người đó giải quyết.

3. Thẩm quyền cụ thể

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người do mình quản lý trực tiếp.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng phịng, Phó Trưởng phịng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

- Giám đốc Sở có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng phịng, Phó Trưởng phịng thuộc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

- Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và những người khác do mình bổ nhiệm và quản lý trực tiếp.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6

Câu 1. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo? Câu 2. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo?

Câu 3. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo? Câu 4. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo được bảo vệ? Câu 5. Phương thức bảo vệ người tố cáo?

Câu 6. Cho biết thẩm quyền giải quyết tố cáo của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước?

Chương 7

THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ I. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN TỐ CÁO I. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN TỐ CÁO

Để xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết tố cáo, đồng thới tránh xảy ra việc tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố cáo. Luật Tố cáo 2011 đã đưa ra nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:

- Theo qui định tại Điều 12 Luật Tố cáo 2011.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, cơng chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật khiếu nại, tố cáo TS. Nguyễn Duy Phương (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)