Nhà đầu tư EU có thể mua cổ phiếu của các doanh nghiệp dịch vụ tài chính Việt Nam khơng?

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và Ngành Bảo hiểm, Ngân hàng, Chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 31)

nghiệp dịch vụ tài chính Việt Nam khơng?

Trong EVFTA, cam kết về việc nhà đầu tư EU mua cổ phiếu của doanh nghiệp dịch vụ tài chính được quy định riêng đối các phân ngành dịch vụ tài chính. Cụ thể:

Đối với dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ chứng khoán

Trong EVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa như sau:

Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm/chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khốn: Nhà đầu tư nước ngồi được quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp không hạn chế tỷ lệ

Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm/chứng khoán đã niêm yết trên sàn chứng khốn (cơng ty đại chúng): Nhà đầu tư nước ngoài được quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp tổng số đến 49% vốn điều lệ. Chú ý: Cam kết này của EVFTA hạn chế hơn so với WTO (WTO không phân biệt doanh nghiệp niêm yết hay chưa, và vì thế đã cho phép mua cổ phần không hạn chế đối với trường hợp này giống như trường hợp doanh nghiệp chưa niêm yết ở trên)

Đối với dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác liên quan

Trong EVFTA, Việt Nam giữ nguyên như cam kết WTO về việc các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép mua cổ phiếu tổng số đến 30% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần.

Tuy nhiên Việt Nam có thêm 02 cam kết bổ sung, gồm:

Tỷ lệ cổ phần của các tổ chức tín dụng EU tại các ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam được cổ phần hố có thể bị hạn chế ở mức ngang bằng mức tham gia cổ phần của các ngân hàng Việt Nam. Trong vịng 05 năm đầu sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam có thể xem xét cho phép tổ chức tín dụng EU mua cổ phần đến 49% trong 02 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bất kỳ (ngoại trừ BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank). Hết thời hạn 05 năm, ngoại lệ cho phép mua đến 49% cổ phần không được áp dụng nữa.

i

Liên quan tới phương thức tiêu dùng ở nước ngoài (khách hàng Việt Nam ra nước ngoài và giao kết hợp đồng và sử dụng dịch vụ tài chính ở nước ngồi), ngay từ cam kết WTO, trong phạm vi các dịch vụ tài chính đã có cam kết, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn, khơng hạn chế gì đối với việc này.

Trong EVFTA, Việt Nam tiếp tục khẳng định việc mở cửa hoàn toàn này với các dịch vụ tài chính có trong Biểu cam kết. Điều này có nghĩa là các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam khi du lịch, cơng tác, làm việc tại EU có quyền giao kết hợp đồng tại EU để sử dụng các dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán mà các doanh nghiệp EU cung cấp tại EU.

Một phần của tài liệu Cẩm nang doanh nghiệp EVFTA và Ngành Bảo hiểm, Ngân hàng, Chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)