CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA NƯỚ CẢ RẬP XÊ-ÚT

Một phần của tài liệu Đề Tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường văn hóa của đất nước ai cập và Ả Rập Xê-Út đến hoạt động marketing quốc tế pot (Trang 25 - 61)

1. GIỚI THIỆU VĂN HÓA CÁC NƯỚC TRUNG ĐÔNG

1.2. CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA NƯỚ CẢ RẬP XÊ-ÚT

- Tên quốc gia: Vương quốc Ả Rập Saudi (tiếng Ả Rập: ةيبرعلا ةكلمملا ةيدوعسلا), còn gọi là Ả Rập Xê Út, là quốc gia lớn nhất trên bán đảo Ả Rập.

- Thủ đô: Riyadh

- Vị trí địa lý: Quốc gia này có biên giới với Jordan về phía bắc, với Iraq về phía bắc và tây bắc, với Kuwait, Qatar, Bahrain và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất về phía đông, với Oman về phía nam và đông nam, với Yemen về phía nam, còn Vịnh Ba Tư nằm về phía đông bắc và Biển Đỏ nằm về phía tây. Ả Rập Saudi thường được gọi là "xứ của hai nhà thờ Hồi giáo thiêng liêng" vì hai thành phố thiêng liêng nhất của Hồi giáo, Mecca và Medina, nằm trong quốc gia này.

- Khí hậu: Khô và nóng, phần lớn là sa mạc và bán sa mạc với các ốc đảo chiếm gần một nửa diện tích đất nước.

- Diện tích: 2.217.949 km2

- Dân số: 25,731,776 triệu người (2010) - Ngày quốc khánh: 23/9/1932

- Đứng đầu nhà nước: Quốc vương ABDALLAH bin Abd al-Aziz Al Saud (kiêm Thủ tướng)

- Tôn giáo: 100% dân số theo đạo Hồi. - Ngôn ngữ: Tiếng Ả rập

- Tiền tệ: Rial (SR); 1 USD = 3,745 SR.

1.2.2. Giới thiệu về văn hóa nước Ả Rập Xê-Út

Văn hóa của Ả Rập Xê-Út gần như tương đồng với nền văn hóa của đất nước Ai Cập.

Bên cạnh những tiềm năng phát triển về kinh tế, thì tập quán giao tiếp kinh doanh tại Ả-rập Xê-út là một yếu tố quan trọng dẫn đến giao dịch thành công tại thị trường này, đặc biệt là khi Ả-rập Xê-út là một đất nước với phong tục Hồi giáo rất nghiêm ngặt, có nhiều đặc điểm văn hóa liên quan đến giao tiếp

Ngôn ngữ

Doanh nhân người Ả rập hiện tại đa phần có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo, nhưng đương nhiên bạn sẽ nhanh chóng chinh phục được trái tim và lý trí của họ nếu bạn biết tiếng Ả rập.

Thói quen và cách ứng xử

Một số doanh nhân Ả-rập Xê-út có thể không sẵn lòng sắp xếp một cuộc hẹn cho đến sau khi đối tác của họ đặt chân đến nước mình. Khách thương nhân nên thông báo với chủ nhà Ả rập về kế hoạch và lịch trình của mình và tốt hơn hết là lập thời gian cho một cuộc họp cụ thể ngay khi đến Ả-rập Xê-út. Thương nhân cũng cần lưu ý đến những ngày lễ thánh như Ramadan, Hajj và những khoảng thời gian nghỉ cầu nguyện trước khi lên kế hoạch cuộc họp.

Doanh nhân Ả-rập Xê-út sẽ không hoàn tất bất kỳ cuộc đàm phán nào mà không có buổi họp gặp mặt trực tiếp. Trang phục thích hợp tại mỗi cuộc họp là điều thiết yếu bởi nó thể hiện sự tôn trọng đối với người họp mặt cùng. Danh thiếp để trao đổi tại cuộc họp thường được in bằng tiếng Anh ở một mặt và mặt còn lại in bằng tiếng Ả rập. Các buổi họp diễn ra trong không khí cởi mở và nhẹ nhàng, các bên vừa tham gia thảo luận vừa thưởng thức trà và cà phê. Các thương gia Ả-rập Xê-út muốn tạo cảm giác thoải mái với các đối tác thương mại của mình trước khi ký kết hiệp định hay hợp đồng.

Người Ả-rập Xê-út khá chú trọng đến nghi lễ chào hỏi khách. Khi vào một cuộc họp, một người Ả rập sẽ chào đón từng người bằng cách bắt tay khi đứng, và trông đợi người khách đáp lại hành động tương tự. Người Ả-rập Xê-út rất coi trọng nếu vị khách học được một số cụm từ Ả rập thích hợp để nói trong lúc này.

Cũng cần lưu ý đến cách xưng hô của người Ả-rập Xê-út. Trong tiếng Ả rập, một người được gọi bằng tên và bất kỳ chức danh nào của anh ấy hoặc cô ấy. Một cái tên là “Dr. Ahmed Bin Al-Rahman” sẽ được đề là “Dr. Ahmed”. Từ “bin” hoặc “ibn” có nghĩa là “con trai của” và có thể xuất hiện một số lần trong tên của một người, bởi một cái tên Ả rập biểu thị gia phả của người đó. Một cấu trúc tên phổ biến khác bao gồm chữ “Abd” được theo sau bởi thuộc ngữ của Chúa với mạo từ “al-“. Do đó, “Dr. Abd-Al-Rahman Al-Hajj” sẽ được gọi là “Dr. Abd Al-Raman” và không giống như “Dr. Abd” hay “Dr. Abd Al”. Các Bộ trường Ả rập thường được gọi là “ngài” và các thành viên Hoàng gia được gọi là “hoàng tử/công chúa”.

Nhiều doanh nhân Ả-rập Xê-út có kinh nghiệm tốt về giao thương, làm ăn với các nước phương Tây và khả năng tiếng Anh tốt. Họ chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi cuộc họp và nắm bắt nhanh những chi tiết quan trọng xung quanh các cuộc đàm phán, dựa nhiều vào trí nhớ hơn là giấy tờ và ghi chép. Người Ả-rập Xê-út

rất mến khách và sẽ làm nhiều điều để khách hàng cảm thấy được chào đón và thoải mái.

Về tác phong khi tham gia đàm thoại, người Ả-rập Xê-út có xu hướng đứng gần người đối thoại với mình hơn những người đến từ Mỹ, Bắc Âu và Đông Á. Khoảng cách khi đối thoại của họ cũng tương tự như người Mỹ Latin và Nam Âu. Người Ả rập cũng sẽ sử dụng một số ngôn ngữ cơ thể để nhấn mạnh vào khía cạnh họ quan tâm hoặc để khẳng định sự chú ý của họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được bước lùi lại vì hành động này có thể được hiểu là sự khước từ hoặc bác bỏ những điều đang nói tới.

Một số thông lệ xã hội sau đây được dùng rất phổ biến ở Ả-rập Xê-út. Người Ả-rập Xê-út có thông lệ dùng tay phải trong tất cả các cuộc họp, bao gồm việc bắt tay, ăn, uống và chuyển đồ vật cho người khác. Vung tay trong lúc nói chuyện có thể bị coi là không lịch sự. Việc quay lòng bàn chân về phía người nói chuyện cùng cũng bị cho là mất lịch sự. Sẽ bị coi là khiếm nhã nếu hỏi về vợ và con gái của một người, chỉ nên hỏi chung chung về gia đình và con cái. Khi được mời uống trà hoặc cà phê, nên uống ít nhất một cốc nếu không muốn bị cho là bất lịch sự. Khi uống xong nên đung đưa chiếc cốc để ra hiệu không muốn dùng thêm nữa.

Nếu đang hoạt động kinh doanh tại Ả-rập Xê-út trong lễ Ramadan thì tốt nhất là nên cố nhịn ăn hoặc uống khi đến công ty của người đang trong kỳ ăn kiêng. Khi được mời về nhà, bạn không nên ngạc nhiên khi thấy có sự tách biệt riêng giữa các quý ông với các quý bà. Lần mời đầu tiên thường thuần túy là xã giao, hầu như không đả động gì đến công chuyện làm ăn, mà phải đợi đến lần

thứ hai hoặc thứ ba.

Trang phục và phong cách

Hiếm ở đâu mà trang phục và phong cách phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như trong thế giới Ả rập. Bạn nên lựa chọn trang phục lịch sự, không nên nhiều màu sắc sặc sỡ, đừng nên có phát biểu, bình phẩm hay sử dụng những gì liên quan đến tôn giáo mà người Ả rập có thể hiểu nhầm là không tôn trọng tôn giáo của họ hay đề cao tôn giáo khác trước tôn giáo của họ. Phụ nữ phải vận váy dài quá gối hoặc mặc quần, áo cũng không được hở hang quá. Khoe dáng vóc và màu da trước đối tác người Ả rập thường phản tác dụng nhiều hơn là có tác dụng.

Hoạt động kinh doanh tại Ả-rập Xê-út có khó khăn hơn đối với phụ nữ ở một số góc độ. Phụ nữ phải ăn mặc kín đáo, váy dài được xem là trang phục phù hợp nhất. Tay áo nên dài đến khuỷu tay hoặc dài hơn và không lộ đường viền cổ áo. Người đàn ông theo đạo Hồi thường không bắt tay với phụ nữ hoặc sử dụng những ngôn ngữ cơ thể lúc đối thoại như khi nói chuyện với doanh nhân nam. Kể cả người đã có nhiều trải nghiệm với văn hóa phương Tây cũng vẫn e dè khi tiếp xúc với doanh nhân nữ.

Thời gian

Người Ả rập đòi hỏi đối tác hẹn đến làm việc đúng giờ, nhưng trong làm việc lại thường không có khái niệm về thời gian mà tùy hứng kéo dài hay kết thúc sớm. Họ cũng không thích thú gì khi thấy bạn có biểu hiện sốt ruột hay lo lắng cho cuộc hẹn tới. Họ muốn chứng tỏ họ làm chủ về thời gian chứ không phải chịu áp lực về thời gian do đối tác gây ra. Bạn nên chú ý điều này khi lên lịch làm việc với các đối tác người Ả rập.

2. NÉT TƯƠNG ĐỒNG VĂN HÓA CỦA HAI ĐẤT NƯỚC AI CẬP VÀ Ả RẬP XÊ-ÚT ẢNH HƯỞNG TỚI CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX (4P) VÀ PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP VÀO HAI THỊ TRƯỜNG NÀY.

2.1. Ảnh hưởng đến chiến lược Marketing Mix (4P)2.1.1 Sản phẩm 2.1.1 Sản phẩm

Yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược sản phẩm khi quyết định kinh doanh sản phẩm này tại thị trường các nước Hồi giáo như Ai Cập và Ả Rập Xê Út. Bởi nét đặc trưng văn hóa nơi đây, từ khâu thiết kế mẫu mã, bao bì, đóng gói, kiểu dáng đến chất lượng của sản phẩm phải đặc biệt phù hợp. Chẳng hạn như trên sản phẩm phải có ngôn ngữ bằng tiếng Ả Rập bên cạnh tiếng Anh, hoặc phải đạt chứng nhận theo yêu cầu của hai đất nước này.

Trên thế giới hiện có khoảng 1,8 tỷ người Hồi giáo, chiếm khoảng 25% dân số thế giới. Với tốc độ tăng trưởng dân số Hồi giáo khoảng 2,9%/năm thì số lượng tín đồ Hồi giáo sẽ chiếm khoảng 30% dân số thế giới vào năm 2025. Các doanh nghiệp khi xâm nhập vào bất kỳ thị trường nào cũng phải nghiên cứu, xem xét phong tục, tập quán, văn hoá. Họ cần có những quyết định nhạy cảm phù hợp với sở thích và bản sắc của từng nước, từng dân tộc, từng nền văn hoá.

“Nhập gia tuỳ tục” chính là một nguyên tắc không thể thiếu.

Để thâm nhập được vào các thị trường, các nhà sản xuất và tư vấn marketing phải biết được những thói quen và sở thích của người tiêu dùng, những khác biệt về văn hoá, niềm tin và tín ngưỡng, mức độ về khả năng chi trả của họ.

Mỗi sản phẩm là thước đo văn hoá người tiêu dùng. Ví dụ, trường hợp của một công ty sản xuất thuốc tẩy giặt muốn ca ngợi tính hiệu quả đến kinh ngạc loại bột giặt của mình. Công ty trưng những biển quảng cáo thể hiện nội dung: ở bên trái là một đống quần áo bẩn; ở giữa là bột giặt mới và bên phải là

quần áo sạch và đã được là phẳng. Chiến dịch này đã nhanh chóng bị thất bại ở Trung Đông vì người dân ở đây có tập quán đọc từ phải sang trái. Như vậy, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp khi tung sản phẩm của mình ra thị trường phải biết bám sát tập quán tôn giáo của người tiêu dùng.

Cần tránh đưa ra thị trường những sản phẩm mà người dân nơi đây kiêng kỵ, ảnh hưởng đến sự tiêu thụ. Trường hợp quảng cáo nước hoa của Givenchy là một ví dụ. Nước hoa của Givenchy được giới thiệu bên cạnh người mẫu Almudena Fernandez mặc một chiếc váy trắng vừa khít, cổ khoét sâu hình chữ V. Nhưng khi quảng cáo tại các nước Trung Đông, hoạ sĩ đã "mặc" cho người mẫu thêm phần tay áo và tạo lại chiếc cổ hình chữ V đúng mực hơn. Ở những nước khu vực này, phụ nữ không để lộ cánh tay và chân trần.

Nhiều DN bán hàng sang các nước Hồi giáo ít khi nghiên cứu văn hóa của họ khi thiết kế bao bì sản phẩm. Họ chỉ nghĩ theo cái đẹp thông thường, nhưng vấn đề có phù hợp với văn hóa Hồi giáo và có được người tiêu dùng cuối cùng chấp nhận hay không thì lại là việc khác. Ví dụ người Hồi giáo rất thích màu xanh lá cây và màu đỏ. Khi họ mua hàng, điều quan tâm đầu tiên của họ là việc trên bao bì có chữ Ả rập hay không. Những sản phẩm có chữ Ả rập thường tạo ra sự thân thiện với người tiêu dùng Hồi giáo.

Ngoài ra, người Hồi giáo không thích có cả hình con vật nguyên vẹn trên bao bì, nó phải thiếu một bộ phận nào đó như mắt, mũi, vây, đuôi chẳng hạn. Con vật thiếu một bộ phận nghĩa là nó không còn linh hồn nữa. Đối với mọi nước Hồi giáo chỉ cần thiết kế một loại bao bì vì người Hồi giáo dù ở nước nào cũng đều nói được tiếng Ả rập. Hơn nữa, người Do thái cũng mua sản phẩm có dấu Halal, vì những sản phẩm này phù hợp với những nguyên tắc giết mổ, thực hành sản xuất,... về mặt tôn giáo đối với họ.

Người Hồi giáo mua sản phẩm dựa trên 2 nguyên tắc, một là phải có dấu Halal, hai là ngôn ngữ phải thân thiện (phải có tiếng Ảrập). Hiện HCA (HALAL

CERTIFICATION AGENCY) đang chứng nhận sản phẩm theo hai chương trình, một là in logo trực tiếp trên bao bì sản phẩm, hai là phát hành logo miễn phí cho các siêu thị, nhà hàng, khách sạn trong đó có bán sản phẩm Halal hoặc có dịch vụ Halal.

Người Hồi giáo chỉ ăn, sử dụng những gì được chứng thực Halal theo luật Shariah, đây là yêu cầu bắt buộc phải có từ rất lâu của người Hồi giáo. Vì thế, nền công nghiệp Halal rất rộng lớn, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trên thế giới, như sản phẩm bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống, sản phẩm từ sữa, bánh mỳ, thực phẩm hữu cơ, thảo dược, mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, dược phẩm, nước hoa...

Hiện nay thị trường các nước Hồi giáo đang được xem là một trong những thị trường đầy tiềm năng và rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) trên thế giới. Các nước Hồi giáo yêu cầu bắt buộc đối với DN phải có chứng nhận Halal (quy định của Luật Hồi giáo) đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu vào đất nước họ.

Chứng nhận sản phẩm Halal có nghĩa là sản phẩm được xác nhận không có các thành phần Haram và đảm bảo sự tinh khiết trong quá trình sản xuất. Dấu

chứng nhận này được cấp cho 1 sản phẩm cụ thể hay nhiều sản phẩm cụ thể trong 1 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, những yêu cầu rất khắt khe. Trong đó, chọn nguyên liệu là thách thức lớn nhất cho sản xuất sản phẩm Halal của các doanh nghiệp. Nhiều nước trên thế giới đưa ra quy định cấm hàm lượng cồn trong sản phẩm, chỉ có Malaysia chấp nhận ở mức dưới 0,05%, Indonesia chấp nhận ở mức 0,03%, nhưng không được cho trực tiếp vào sản phẩm mà chỉ chấp nhận hàm lượng cồn này phát sinh ra trong quá trình lên men. Ngay cả những nhà cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp sản xuất cũng phải cam kết những nguyên liệu cung cấp là Halal.

Cộng đồng người Hồi giáo có những phòng thí nghiệm đặc biệt để phân tích và nghiên cứu xem các thành phần trong sản phẩm có Haram hay không, nếu có thì sản phẩm đó sẽ bị toàn bộ cộng đồng Hồi giáo tẩy chay.

Chế độ ăn uống của các tín đồ Hồi Giáo đã được qui định một cách chặt chẽ trong kinh Koran:

- Tuyệt đối cấm uống rượu, dù là rượu nhẹ. Ngay cả trong trường hợp bị bệnh cũng không được uống thuốc có pha rượu. Do luật cấm nghiêm ngặt này nên hầu hết các tiệm bán rượu của người ngoại quốc trong các nước Hồi Giáo thường bị các tín đồ cực đoan đốt phá bình địa.

- Tuyệt đối cấm ăn thịt heo. - Cấm ăn huyết của mọi sinh vật.

- Cấm ăn thịt các súc vật đã chết một cách tự nhiên.

- Các tín đồ chỉ được ăn thịt được sản xuất theo đúng luật Hồi Giáo gọi là HALAL MEAT: Người giết súc vật phải giết nó khi còn đang sống và khi giết nó phải cầu nguyện nhân danh Chúa. Sau khi xẻ

thịt súc vật phải rửa thịt cho sạch máu. Tại Mỹ và Canada, các tiệm bán thịt theo luật Hồi Giáo đều có treo bảng với hàng chữ HALAL Meat.

Nắm bắt được phong tục ăn uống của Đạo Hồi, thương hiệu thức ăn

Một phần của tài liệu Đề Tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường văn hóa của đất nước ai cập và Ả Rập Xê-Út đến hoạt động marketing quốc tế pot (Trang 25 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)