BẮT NẠT TRÊN MẠNG Bắt nạt trên mạng là gì?

Một phần của tài liệu 2022-2023 Handbook Vietnamese (Trang 41 - 42)

Bắt nạt trên mạng là gì?

Bắt nạt trên mạng là quấy rối người khác thông qua công nghệ thông tin như Internet, thư điện tử, phòng tán ngẫu, điện thoại di động, tạp chí trực tuyến/blog và tin nhắn tức thời.

Bắt nạt trên mạng khác các hình thức bắt nạt "truyền thống" như thế nào?

Trong những hình thức bắt nạt truyền thống, nạn nhân biết kẻ bắt nạt mình là ai. Khi trẻ em bị bắt nạt trên mạng, các em thường nhận được tin nhắn từ những kẻ khơng quen biết hoặc những kẻ dùng bí danh điện tử. Kẻ bắt nạt nạn nhân có thể chính là người bạn thân. Bắt nạt truyền thống thường diễn ra ở trường hoặc trên đường về nhà hoặc đến trường. Nạn nhân của bắt nạt trên mạng thường không thể trốn được những kẻ bắt nạt, và họ có thể bị bắt nạt ngay trong nhà mình 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần - bất cứ ở đâu và bất kỳ khi nào sử dụng thiết bị điện tử của mình.

Vấn đề nghiêm trọng như thế nào?

Khó đánh giá mức độ của vấn đề bởi đây là hiện tượng tương đối mới tại Hoa Kỳ. Hầu hết các nghiên cứu hiện này đều tiến hành tại Anh, Úc, New Zealand, và Canada - những nước đã bị ảnh hưởng bởi bắt nạt trên mạng từ vài năm nay. Số liệu từ Anh cho thấy cứ 1 trong 3 trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 11 có điện thoại di động riêng, và một khảo sát tại Liên hiệp Anh năm 2002 cho thấy một phần tư số thanh thiếu niên, trong độ tuổi từ 11 đến 19 đã bị đe dọa, kể cả cả giết chết, qua máy tính hoặc điện thoại.

Có những ví dụ nào của việc bắt nạt trên mạng?

Hình thức bắt nạt trên mạng phổ biến nhất là những tin nhắn tục tĩu gửi đến điện thoại di động. Trẻ em hoặc người lớn bị quấy rối qua điện thoại di động có thể nhận đến 50 tin nhắn mỗi ngày (mức giới hạn nhận tin nhắn của điện thoại). Những người khác sử dụng điện thoại di động chụp ảnh và sau đó đăng tải lên mạng để hàng trăm hay hàng ngàn người xem. Trường hợp này đã diễn ra khi các học sinh đang ở trong phòng thay đồ, phòng tắm hoặc phòng vệ sinh và bức ảnh chụp các em được đăng tải lên một trang Internet. Một ví dụ khác về bắt nạt trên mạng là các phòng bỏ phiếu trực tuyến cho phép học sinh bỏ phiếu bầu những cậu bé/cô bé xấu nhất, béo nhất, hay ngốc nhất trong một trường học. Mọi người cũng có thể bị bắt nạt thơng qua tin nhắn nhanh được chuyển vào máy tính ở nhà khi đăng nhập để sử dụng Internet hoặc kiểm tra thư điện tử.

Tại sao tôi nên lo lắng?

Nghiên cứu về bắt nạt truyền thống cho thấy có hai hậu quả ngắn hạn và dài hạn với những nạn nhân như, tự ti, trầm cảm, ốm đau, lo lắng, thường xuyên nghỉ học, và có ý nghĩ tự sát. Mặc dù nghiên cứu bắt nạt trên mạng ảnh hưởng đến nạn

39 nhân và kẻ bắt nạt như thế nào vẫn còn đang được tiến hành, những số liệu sơ bộ cho thấy bắt nạt qua mạng có thể gây tác hại nghiêm trọng hơn bắt nạt truyền thống. Bắt nạt trên mạng cũng ảnh hưởng đến các trường học. Mặc dù những sự việc xảy ra trên khơng gian mạng có thể xảy ra ngồi trường học, thì những ảnh hưởng cũng hiển hiện trong môi trường của nhà trường. Những sự việc bắt nạt trên mạng khơng được xử lý kịp thời có thể tăng lên và trở thành nguyên nhân gây ra những lo lắng về mặt pháp lý cho các trường học và các hệ thống trường học.

Có thể làm những gì?

Trước nhất, phụ huynh, giáo viên, lực lượng hành pháp, và những người lớn liên quan khác cần hiểu biết về công nghệ mà giới trẻ đang sử dụng và những nguy hiểm mà những hình thức thơng tin khác nhau có thể gây ra. Người lớn cũng phải biết về ảnh hưởng mà bắt nạt có thể gây ra với những người trẻ tuổi và lúc nào con quý vị liên quan đến bắt nạt trên mạng cần giúp đỡ.

Những lời khuyên cho trẻ em

ƒ Cẩn thận với những người bạn cho số điện thoại hoặc địa chỉ trên mạng. ƒ Không bao giờ được tiết lộ mật khẩu!

ƒ Không trả lời những tin nhắn từ những người bạn không biết. ƒ Không trả lời những tin nhắn bắt nạt điện tử.

ƒ Lưu hoặc in ra những tin nhắn quấy rối.

ƒ Báo cáo hành vi quấy rối cho phụ huynh và nhân viên nhà trường.

ƒ Không bao giờ gặp người quen qua mạng mà khơng có người lớn đi cùng. ƒ Thay đổi tài khoản trên mạng hoặc số điện thoại di động nếu cần thiết.

ƒ Không gửi bất kỳ tin nhắn hay hình ảnh nào mà bạn khơng muốn phụ huynh hoặc những người lạ xem được.

Những lời khuyên cho phụ huynh

ƒ Trao đổi với con cái về những đe dọa trên mạng hoặc bắt nạt điện tử. ƒ Để máy tính ở nơi quen thuộc để có thể theo dõi việc sử dụng máy tính.

ƒ Quan sát phản ứng của con bạn khi đọc thư điện tử, tin nhắn tức thời hay tin nhắn trên điện thoại. ƒ Xem xét mua phần mềm ghi lại những tin nhắn tức thời.

ƒ Theo dõi tin nhắn, thư điện tử và các mạng xã hội mà con quý vị thường sử dụng trên máy tính và các thiết bị điện tử khác.

ƒ Biết cần liên lạc với ai nếu con quý vị liên quan đến bắt nạt trên mạng.

Những lời khuyên cho các nhà giáo dục

ƒ Giáo dục giáo viên và học sinh về sự nghiêm trọng của vấn đề.

ƒ Sửa đổi các chính sách chống bắt nạt để thêm vào hình thức bắt nạt điện tử. ƒ Giáo viên nên thảo luận vấn đề an tồn Internet với các học sinh của mình.

ƒ Giáo dục phụ huynh về bắt nạt trên mạng và cần liên lạc với ai nếu con họ liên quan đến bắt nạt trên mạng.

Để biết thêm thông tin xin truy cập những trang sau:

Đối với các nạn nhân: www.bullying.org

Thông tin chung: www.cyberbullying.ca or www.media-awareness.ca

Để biết thêm thơng tin xin liên lạc Chương Trình Phịng Ngừa Bạo Lực của Sở Y Tế Công Cộng, theo số 408.494.7844

Một phần của tài liệu 2022-2023 Handbook Vietnamese (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)