Tính chất lý học của đất tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ – HÓA HỌC ĐẤT DƯỚI RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN (EUCALYPTUS) TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH (Trang 26 - 27)

Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài tiến hành phân tích các tính chất vật lý cơ bản của đất dưới tán rừng trồng bạch đàn tuổi 1 và tuổi 5 bao gồm: tỷ trọng, dung trọng và độ xốp của đất. Kết quả phân tích được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ trọng, dung trọng và độ xốp của đất tại khu vực nghiên cứu

Trạng thái rừng Độ sâu (cm) Tỷ trọng (g/cm3) Dung trọng (g/cm3) Độ xốp (%) RT BĐ tuổi 1 0 - 20 2,75 1,25 54,55 20 - 40 2,76 1,40 49,28 RT BĐ tuổi 5 0 - 20 2,74 1,30 52,55 20 - 40 2,88 1,32 54,17 * Tỷ trọng

Tỷ trọng là chỉ tiêu lý học quan trọng của đất, dùng để tính tốn độ xốp, đánh giá sơ bộ về hàm lượng hữu cơ về tỷ lệ sét hay tỷ lệ sắt, nhôm của đất. Tỷ trọng phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khoáng vật, hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Trong cùng một loại đất, nếu đất giàu chất hữu cơ, hàm lượng mùn lớn thì tỷ trọng càng nhỏ và ngược lại. Đất chứa càng nhiều khống vật có tỷ trọng nặng thì đất có tỷ trọng càng cao và ngược lại.

Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy: Tỷ trọng đất dưới tán rừng trồng Bạch đàn

ở tại khu vực dao động từ 2,74 – 2,88 g/cm3, thuộc mức cao.

- Hai trạng thái rừng tuổi 1 và tuổi 5 giá trị của tỷ trọng đều khơng có sự thay đổi lớn theo độ sâu nghiên cứu. Cụ thể là; rừng trồng Bạch đàn tuổi 1 đạt

2,75 g/cm3 ở độ sâu 0 – 20cm và độ sâu 20 – 40 cm là 2,76 g/cm3; Tương tự ở

tuổi 5 cũng tăng theo độ sâu tương ứng từ 2,74 g/cm3 lên 2,88 g/cm3. Đồng thời

kết quả phân tích tỷ trọng tăng nhẹ theo tuổi rừng. * Dung trọng

Dung trọng là yếu tố đặc trưng cho mức độ nén chặt của đất, nói lên định tính hàm lượng chất hữu cơ trong đất và càng xuống sâu theo chiều sâu phẫu

diện dung trọng của đất càng lớn. Nó phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, kết cấu đất.

Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy: Đất dưới 2 trạng thái rừng trồng Bạch đàn tuổi 1 và tuổi 5 đều có giá trị khá lớn dao động từ 1,25 g/cm3 đến 1,40 g/cm3 thuộc mức khá, đất ít bị nén đến nén chặt. Đồng thời giá trị tỷ trọng tăng theo độ

sâu nghiên cứu; Rừng trồng Bạch đàn tuổi 1 là 1,25g/cm3 ở độ sâu 0 – 20 cm và

đạt 1,40 g/cm3

ở độ sâu 20 – 40cm; Tương tự rừng trồng Bạch đàn tuổi 5 dung trọng tương ứng với 2 độ sâu nghiên cứu là 1,32 g/cm3 và 1,30 g/cm3.

* Độ xốp

Độ xốp của đất là tỷ lệ phần trăm giữa tổng thể tích khe hở trong đất so với thể tích chung của đất. Độ xốp của đất có liên quan mật thiết với chế độ nhiệt - ẩm - khơng khí trong đất. Mỗi loại đất và trong các tầng đất khác nhau thì giá trị của độ xốp cũng khác nhau là do: thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, biện pháp kỹ thuật canh tác,… không giống nhau.

Kết quả phân tích độ xốp của đất tại khu vực dao động từ 49,28% - 54,55% thuộc mức thấp, được đánh giá là đạt yêu cầu đối với canh tác. Tuy nhiên đất dưới rừng trồng Bạch đàn tuổi 5 ở độ sâu 20 – 40 cm có độ xốp là 54,17% lớn hơn ở độ sâu 0 – 20 cm là 52,55%.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ – HÓA HỌC ĐẤT DƯỚI RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN (EUCALYPTUS) TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH (Trang 26 - 27)