Tính chất hóa học của đất

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ – HÓA HỌC ĐẤT DƯỚI RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN (EUCALYPTUS) TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH (Trang 27 - 32)

4.3.1. Hàm lượng mùn

Mùn trong đất không những là nguồn dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây trồng mà cịn quyết định nhiều tính chất lý, hóa học của đất. Đất có nhiều mùn sẽ tạo kết cấu đồn lạp bền vững, thống khí, tơi xốp, tăng khả năng hút nước và giữ nước của đất. Mùn làm tăng khả năng hấp phụ các cation trong đất.Mùn có khả năng làm cho lân và các hợp chất lân trong đất khó tan thành dễ tan, làm giảm các chất độc cho cây, làm tăng mức độ bão hịa bazơ và tính đệm cho đất.

Kết quả phân tích hàm lượng mùn trong đất dưới rừng trồng Bạch đàn tại khu vực nghiên cứu được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.4. Hàm lượng mùn trong đất tại khu vực nghiên cứu Trạng thái rừng Độ sâu (cm) Mùn (%) Đánh giá

RT BĐ tuổi 1 0 – 20 3,19 Trung bình

20 – 40 3,14 Trung bình

RT BĐ tuổi 5 0 – 20 3,22 Trung bình

20 – 40 3,26 Trung bình

Kết quả trên cho thấy: Hàm lượng mùn trong đất dưới 2 trạng thái rừng biến động từ 3,14 – 3,26% thuộc mức trung bình; khơng có sự thay đổi theo độ sâu nghiên cứu. Hàm lượng mùn trong đất trung bình theo tuổi rừng Bạch đàn được thể hiện tại hình sau:

Hình 4.1. Biến động hàm lượng mùn và các chất dễ tiêu trong đất rừng Bạch đàn tuổi 1 so với tuổi 5

Qua biểu đồ cho thấy hàm lượng mùn ở tuổi 5 tăng 2,03% so với tuổi 1. Nguyên nhân là do ở tuổi 5 lượng vật rơi rụng nhiều và q trình chăm sóc qua các năm lượng cây bụi thảm tươi cũng tạo lượng mùn lớn.

4.3.2. Hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất

Trong đất hàm lượng N – P – K dễ tiêu là các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất quyết định sinh trưởng và phát triển của thực vât, quyết định đến năng suất cây trồng. Tuy nhiên những nguyên tố này luôn biến đổi

3.17 3.24 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 Rừng 1 tuổi Rừng 5 tuổi Mùn (%)

nhanh chóng trong đất và phụ thuộc vào đá mẹ, thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, mùn, biện pháp kỹ thuật canh tác, hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi sinh vật đất…

Kết quả phân tích hàm lượng N – P – K dễ tiêu trong đất ở khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất tại khu vực nghiên cứu

Tuổi Độ sâu NH4 + (mg/100gđ) P2O5 (mg/100gđ) K2O (mg/100gđ) RT BĐ tuổi 1 0 - 20 0,53 0,39 3,98 20 - 40 0,78 0,13 3,92 TB 0,66 0,26 3,95 RT BĐ tuổi 5 0 - 20 0,53 0,21 5,36 20 - 40 0,54 0,13 4,07 TB 0,54 0,18 4,71

4.3.2.1. Hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất (NH4+)

Đạm là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, có vai trị quan trọng nhất đối với sinh trưởng và phát triển của thực vật. Hàm lượng đạm trong đất phụ thuộc chặt chẽ vào hàm lượng chất hữu cơ và mùn. Phần lớn chúng tồn tại ở dạng N – hữu

cơ mà thực vật chủ yếu sử dụng đạm ở dạng vô cơ – NH4+, 𝑁𝑂3− ). Theo nhiều

nghiên cứu về đất rừng ở Việt Nam thì hàm lượng NH4+ chiếm ưu thế hơn NO3-,

do đất thường có phản ứng chua, Al3+ lớn, anion NO3- có khả năng hấp phụ kém,

dễ bị rửa trơi nên hàm lượng hầu như rất ít. Q trình amon hóa diễn ra mạnh hơn q trình nitrat hóa nên đạm dễ tiêu trong đất hình thành chủ yếu dưới dạng NH4+.

Kết quả tại bảng 4.5 cho thấy: hàm lượng đạm dễ tiêu tại khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng 0,53 – 0,78mg/100g đất, thuộc mức nghèo. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích hàm lượng mùn trong đất tại bảng 4.4. Hàm lượng đạm dễ tiêu giảm theo tuổi của rừng, ở tuổi 1 trung bình đạt 0,66 mg/100gđ giảm xuống 0,54mg/100gđ ở tuổi 5. Hàm lượng đạm dễ tiêu ở 2 tuổi

có sự khác nhau, tuổi 5 hàm lượng NH4+ nhỏ hơn so với tuổi 1 là do khi tuổi cây tăng thì nhu cầu sử dụng đạm nhiều hơn, đồng thời đạm là nguyên tố dễ dàng bị rửa trơi, đặc biệt là nơi có độ che phủ của thực vật thấp.

4.3.2.2.Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất(P2O5)

Cùng với đạm, lân có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, thiếu lân hạt thường lép hoặc quả khơng có hạt, rễ kém phát triển, cây sinh trưởng chậm. Hiệu quả của lân tốt nhất đối với đa số cây trồng là trong mơi trường có pH nằm trong khoảng 5,5 –7,0. Tuy trong đất lân không nhiều bằng kali nhưng do thực vật hấp phụ nhiều nên lân được tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt – hấp phụ sinh vật.

Qua bảng 4.5 cho thấy: hàm lượng lân dễ tiêu trong đất dao động trong khoảng 0,13 – 0,39mg/100gđ, thuộc mức rất nghèo lân theo Oniani. Hàm lượng lân trong đất ở tuổi 5 thấp hơn nhiều so với tuổi 1: ở tuổi 5, lân dao động từ 0,13 – 0,21mg/100g đất. Ở tuổi 1 trung bình là 0,26mg/100g đất đến tuổi 5 giảm xuống còn 0,18mg/100g đất.

Theo các cấp độ sâu 0 - 20cm ở rừng tuổi 1 và tuổi 5 đều có hàm lượng lân dễ tiêu thấp hơn độ sâu 20 – 40cm. Sự biến động hàm lượng lân trong đất theo cấp tuổi là chưa có quy luật, sự biến động theo cấp độ dốc được giải thích là do bón phân cục bộ (theo gốc) khơng đồng đều về lượng tại các cấp độ dốc kết hợp với lấy mẫu một cách ngẫu nhiên.

4.3.2.3. Hàm lượng Kali dễ tiêu trong đất (K2O)

Kali là một nguyên tố dinh dưỡng đa lượng có vai trị quan trọng trong sự phát triển của cây trồng.Thực vật yêu cầu một lượng lớn kali. Nguồn kali cung cấp chủ yếu cho thực vật là kali trao đổi.

Kết quả tại 4.5 cho thấy: Hàm lượng kali trong đất tại khu vực nghiên cứu nằm trong khoảng 3,95 – 4,71(mg/100gđ) thuộc mức rất nghèo. Hàm lượng kali trung bình ở tuổi 1 là 3,95mg/100gđ tăng lên 4,71mg/100gđ ở tuổi 5.

Từ kết quả bảng 4.5 có thể thấy được hàm lượng kali tỷ lệ nghịch với sự tăng của độ sâu. Hàm lượng kali ở hai tuổi đều thấp ở độ sâu từ 0 – 20cm đều thấp hơn độ sâu từ 20 – 40cm.

4.3.3. Phản ứng chua của đất

Phản ứng chua của đất là do nồng độ H+ và Al3+ trong dung dịch đất gây

nên, nồng độ của chúng càng lớn thì đất càng chua.Xác định độ chua của đất có vai trị quan trọng trong việc lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp, đồng thời là căn cứ để xác định mức độ cẩn thiết phải bón vơi cải tạo đất và tính lượng vơi cần bón cho một diện tích canh tác cụ thể.

Đề tài tiến hành phân tích độ chua hoạt tính của đất dưới rừng trồng Bạch đàn tại khu vực được trình bầy ở bảng sau:

Bảng 4.6. Độ chua hoạt tính của đất tại khu vực nghiên cứu

Tuổi Độ sâu pHH2O pHKCl

RT BĐ tuổi 1 0 - 20 7,20 3,70 20 - 40 7,10 3,60 TB 7,15 3,65 RT BĐ tuổi 5 0 - 20 7,10 3,60 20 - 40 7,40 3,50 TB 7,25 3,55

Hình 4.2. Biến động pHH2O và pHKCl của đất dưới rừng Bạch đàn ở tuổi 5 so với tuổi 1 của khu vực nghiên cứu

7.15 3.65 7.25 3.55 0 1 2 3 4 5 6 7 8 pHH2O pHKCl Rừng 1 tuổi Rừng 5 tuổi

4.3.3.1. pHH2O

Độ chua hoạt tính do những ion H+ tự do trong dung dịch đất gây nên và

nó được biểu thị bằng pHH2O. Loại độ chua này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hịa tan các chất dinh dưỡng, từ đó quyết định đến khả năng cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu cho thực vật của đất. Hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng đều tan tốt trong mơi trường trung tình pH = 6, 0 – 7,5. Đồng thời xác định độ chua hoạt tính của đất là cơ sở để lựa chọn cây trồng phù hợp thông qua yêu cầu sinh thái của loài.

Theo kết quả nghiên cứu trong bảng 4.6: pHH2O của đất dưới tán rừng Bạch đàn dao động từ 7,15 – 7,25 thuộc mức chua ít. Giá trị pHH2Otăng theo tuổi của cây, tức là tuổi càng lớn thì đất càng ít chua: ở tuổi 1 đạt 7,15 đến tuổi 5 tăng lên 7,25. Sự biến động pHH2O ở tuổi 5 so với tuổi 1 là 1,38%.

4.3.3.2. pHKCl

pHKCl là một phần của độ chua trao đổi. pHKCl ln nhỏ hơn pHH2O vì

ngồi lượng H+ có trong dung dịch đất cịn có cả lượng H+ và ion Al3+bám hờ

trên bề mặt keo đất cũng góp phần gây chua cho đất.

Kết quả nghiên cứu sự thay đổi của pHKCl tại khu vực nghiên cứu cho

thấy: pHKCl dao động trong khoảng 3,55 – 3,65.Như vậy, đất ở khu vực nghiên

cứu thuộc nhóm đất rất chua. Tính trung bình pHKCl ở tuổi 1và tuổi 5 nhận thấy pHKCl giảm theo tuổi từ 3,65 ở tuổi 1 xuống còn 3,55 ở tuổi 5. Qua hình 4.6 cho thấy pHKCl ở tuổi 5 giảm 2,74% so với tuổi 1.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ – HÓA HỌC ĐẤT DƯỚI RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN (EUCALYPTUS) TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH (Trang 27 - 32)