Hoàn thiện quy định về quy hoạch, bổ nhiệm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương Từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn (Trang 71 - 73)

3.2. Các giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của tổ

3.2.3. Hoàn thiện quy định về quy hoạch, bổ nhiệm

Trung ương cần nhanh chóng hồn thiện các quy định về bổ nhiệm lãnh đạo cấp sở, phòng dựa trên cơ sở bộ tiêu chuẩn theo khung thống nhất và sẽ không tổ chức thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo các đề án do địa phương, đơn vị tự xây dựng.

Bộ tiêu chuẩn bao gồm nhiều vị trí chức danh, mỗi chức danh có các tiêu chuẩn khác nhau, gồm một hệ thống những tiêu chí về phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống; trình độ chun mơn; kiến thức và kinh nghiệm công tác; năng lực lãnh đạo, kỹnăng quản lý; thái độ trong thực thi nhiệm vụ. Ngoài ra, tiêu chuẩn cho mỗi chức danh cịn mang tính phù hợp với hồn cảnh và mơi trường thực tế nên việc xây dựng bộ tiêu chuẩn này cần phân định được các tiêu chí trọng tâm cho mỗi cấp độ chức danh lãnh đạo và quản lý đối với công

chức trong cơ quan hành chính nhà nước, nhất là các vị trí chức danh thường xuyên được bổ nhiệm và đang có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng hỗ trợ, bao gồm: cấp sở và cấp phòng.

Xét ở phạm vi địa phương, cấp sở thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, hiện bao gồm các đối tượng là cấp trưởng, phó ở các sở, chi cục, quận, huyện, viện, trường tương đương. Cấp độ cho mỗi vị trí chức danh, ngồi yếu tố chuyên môn, chun ngành cịn có những đặc thù gắn với mơ hình địa phương thuần t (đơ thị và nông thôn, trung du và miền núi, biển đảo và đất liền hay khu vực chuyên biệt về kinh tế, lịch sử). Vì vậy, các tiêu chí cho tiêu chuẩn chức danh cũng phải có thêm các yếu tốđặc thù.

Cấp phịng có số lượng đông và đa dạng nhất ở các cơ quan trung ương cũng như các cấp hành chính nhà nước ở địa phương. Hiện nay, khi hiệu trưởng trường cơng lập được xếp vào ngạch cơng chức thì số lượng các vị trí tương đương cấp phịng tại các cơ quan chuyên môn và giáo dục của huyện là rất lớn và cũng có nhiều biến động. Có thể coi đây là những chuyên gia trong lĩnh vực chun mơn mà họ phụ trách. Vì vậy, cần chú trọng đến trình độ, kỹ năng chuyên sâu ở các vị trí vừa nêu. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, địa bàn cũng cần chú trọng đến tính đặc thù và yếu tố phong tục, tập quán liên quan đến vị trí chức danh.

Như vậy, xây dựng bộ tiêu chuẩn chức danh phải được thực hiện thống nhất ở các cấp hành chính, vừa gắn giữa mơ tả cơng việc, chức trách, quyền hạn vị trí chức danh với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của bộ máy đơn vị, vừa thống nhất giữa những tiêu chí chung của cấp độ vị trí lãnh đạo, quản lý với đặc thù cần được coi trọng cho mỗi chức danh.

Xây dựng bộ tiêu chuẩn chức danh cũng chính là cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức thuộc diện quy hoạch các chức danh lãnh đoạ trong hoạt động tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị và là mục tiêu phấn đấu rèn luyện trong hoạt động tuyển chọn công khai, minh bạch.

Như vậy, trong thời gian tới, trên cơ sở các quy định về bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý của Bộ Chính trị, Chính phủ, Bộ Nội vụ ban hành, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cần sớm cập nhật và ban hành Quy chế bổ nhiệm công chức phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, trong đó cần xác định rõ về: tiêu chuẩn bổ nhiệm cho từng chức danh; quy trình bổ nhiệm chung và quy trình bổ nhiệm cho từng nhóm chức danh; những loại giấy tờ cần có trong hồ sơ bổ nhiệm; mẫu các loại giấy tờ trong hồ sơ bổ nhiệm. Đồng thời, cũng cần tăng cường giám sát việc bổ nhiệm các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Bên cạnh đó, để tạo tính chủ động, trách nhiệm của cơ quan hành chính và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, trong thời gian tới, các quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức đối với công chức lãnh đạo ở tỉnh cần được điều chỉnh theo hướng: quy định người đứng đầu cơ quan hành chính có trách nhiệm đề xuất, giới thiệu nhân sự cấp phó và các thành viên của cơ quan hành chính để cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc đề xuất, giới thiệu của mình. Đồng thời, đảm bảo nguyên tắc, chỉ giao cho một cơ quan, một người chịu trách nhiệm chính trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức theo phân cấp quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức của chính quyền địa phương Từ thực tiễn tỉnh Lạng Sơn (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)