Do hệ thống đã được trang bị tự động hóa nên việc vận hành rất đơn giản. Vào những ngày nắng đẹp, ta sử dụng chủ yếu là năng lượng mặt trời. Khi đó ta sẽ đóng VCD cấp gió lấy từ bơm nhiệt và mở VCD đường cấp gió từ dàn năng lượng mặt trời. Sau đó ta tiến hành bật CB cấp điện cho hệ thống hoạt động. Trong những ngày không có nắng, hoặc phải làm việc vào ban đêm, không thể sử dụng năng lượng mặt trời. Khi đó, ta đóng VCD cấp gió từ dàn năng lượng mặt trời đồng thời mở VCD cấp gió từ thiết bị bơm nhiệt. Sau đó đóng CB cấp điện cho hệ thống hoạt động.
CHƯƠNG IV: SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG SO VỚI PHƯƠNG PHÁP SẤY TRUYỀN THỐNG (PHƠI NẮNG) 4.1. Chủ quan đánh giá các phương pháp sấy
Theo đánh giá chủ quan, thì việc sấy bằng hệ thống này so với phương pháp phơi sấy truyền thống có nhiều ưu điểm hơn.
4.1.1. Về mặt cảm quan.
Phương pháp sấy sử dụng dàn collector hoặc bơm nhiệt nung nóng không khí rồi đưa vào hệ thống sấy, khác với phương pháp sấy truyền thống sử dụng trực tiếp năng lượng mặt. Khi đó các tia bức xạ chiếu trực tiếp vào sản phẩm sẽ làm sản phẩm thay đổi màu sắc.
4.1.2. Mặt bằng sản xuất
Với phương pháp sấy truyền thống ta phải sử dụng diện tích lơn để phơi sấy. Trong khi hệ thống sấy sử dụng xe goòng ta sẽ tiết kiệm được diện tích hơn so với sấy truyền thống. Các bộ thu năng lượng mặt trời có nối ống gió, nên ta có thể để phía trên mái phân xưởng, tiết kiệm tối đa diện tích.
4.1.3. Nhân công lao động
Việc phơi sấy truyền thống với sản lượng lớn sẽ tốn rất nhiều nhân công lao động để thu gom cũng như phơi sấy sản phẩm. Khác với việc sử dụng phòng sấy, ta có thể sử dụng ít nhân công hơn do sản phẩm được xếp trên xe goòng dễ dàng vận chuyển.
4.1.4. Về mặt chất lượng
Việc phơi sấy sản phẩm theo cách truyền thống do tiếp xúc trực tiếp với gió bụi bên ngoài nên về mặt vệ sinh sẽ không đảm bảo.
Trong những ngày mưa gió thất thường, nếu không kịp thời thu gom thì sản phẩm dễ bị mốc làm hư hại sản phẩm.
Việc sử dụng dụng collector mặt trời gia nhiệt cho TNS rồi đưa vao hầm sấy, sản phẩm sẽ không bị ảnh hưởng bởi mưa gió ngoài môi trường, chúng ta dễ dàng mang sản phẩm sấy đi bảo quản mà không sợ bị hỏng do thời mưa gió.
Sử dụng bơm nhiệt để gia nhiệt cho sản phẩm hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của môi trường nên chúng ta có thể sấy liên tiếp mà không phải lo ngại thời tiết.
4.1.5. Thời gian sấy
Phơi sấy bằng phương pháp truyền thống chủ yếu là đối lưu gió tự nhiên với vận tốc nhỏ nên thời gian sấy chậm.
Sấy bằng hệ thống có bộ thu năng lượng mặt trời có nhiệt độ cao, kết hợp với quạt ly tâm nên thời gian sấy sẽ được giảm hơn nhiều so với sấy truyền thống.
4.1.6. Nhược điểm của hệ thống sấy so với sấy truyền thống
Bên cạnh những ưu điểm của hệ thống thì vẫn còn những nhược điểm hơn so với phương pháp sấy truyền thống.
- Tốn kém cho việc lắp đặt hệ thống, vốn đầu tư nhiều.
- Hệ thống sấy phức tạp hơn so với phương pháp sấy truyền thống. - Tuy không đáng kể nhưng hệ thống sấy sẽ tốn thêm điện năng để hoạt động.
4.2. So sánh sơ bộ giá thành sản xuất
Việc đánh giá sơ bộ giá thành sản xuất rất phức tạp, nó liên quan đến rất nhiều chi phí như: Chi phí đầu tư cho thiết bị, khấu hao tài sản cố định, thuế, vận chuyển, quảng bá sản phẩm…vì vậy, với mục đích so sánh sự tối ưu về mặt kinh tế khi đã đi vào hoạt động của hệ thống nên ta chỉ tính toán các yếu tố sau:
- Chi phí điện năng
- Nhân công
3. Sấy bằng phương pháp truyền thống (phơi nắng):
Việc phơi nắng sử dụng năng lượng mặt trời nên không có chi phí về điện năng. Số nhân cho việc phơi sấy 400kg sản phẩm 5 công nhân. Với tiền nhân công lao đông 100.000 đồng/người/ngày (do việc phơi sấy lâu).
Như vậy chi phí nhân công 5x100.000 = 500.000 đồng/mẻ
4. Sấy sử dụng hệ thống sấy năng lượng mặt trời:
Chi phí điện năng sử dụng cho thiết bị gồm 2 quạt ly tâm với công suất 0,55 kW/quạt
Với giá điện công nghiệp 2000 đồng/1kWh, như vậy thì chi phí điện năng cho cả quá trình sấy sẽ được tính như sau:
Chi phí = (tổng điện năng tiêu thụ)x(giá điện kWh)x(thời gian sấy)
Số nhân công làm việc trong mẻ sấy là 4 người với tiền công là 60.000 đồng/người/mẻ.
Như vậy chi phí nhân công 4x60.000=240.000 đồng/mẻ
Tổng chi phí phục vụ sản xuất là: 240.000 +13200 =253.200 đồng/mẻ
5. Sấy sử dụng bơm nhiệt:
Chi phí điện năng gồm các thiết bị sử dụng điện: máy nén, quạt. Bảng 4.1: Điện năng tiêu thụ của hệ thống sấy bơm nhiệt
Máy nén 11,03 kW
Quạt ly tâm 1,1 kW
Quạt dàn ngưng 0,14 kW
Tổng cộng 12,25 kW
Chi phí =12,25x2000x6 =147.000 đồng/mẻ
Số công nhân làm việc trong mẻ sấy là 4 người, với tiền công là 60.000 đồng/người/mẻ.
Chi phí nhân công 4x60000 = 240.000 đồng/mẻ
Tổng chi phí phục vụ sản xuất là 240.000 + 147000 =387.000 đồng/mẻ
6. Sấy sử dụng điện trở:
Chi phí điện năng sử dụng gồm các thanh điện trở với công suất 52 kW Chi phí =52x2000x6 =624.000 đồng/mẻ
Số công nhân làm việc trong mẻ sấy là 4 người, với tiền công là 60.000 đồng/người/mẻ.
Chi phí nhân công 4x60000 = 240.000 đồng/mẻ
Tổng chi phí phục vụ sản xuất là 240.000 + 624000 =864.000 đồng/mẻ Bảng 4.2: So sánh chi phí các hệ thống sấy Phơi nắng (đồng/mẻ) Điện trở (đồng/mẻ) Bơm nhiệt (đồng/mẻ) Sấy NLMT (đồng/mẻ) Điện năng 0 624.000 147.000 13.200 Nhân công 500.000 240.000 240.000 240.000 Tổng 500.000 864.000 387.000 253.200
Như vậy ta thấy việc sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời tiết kiệm hơn so với các hệ thống sấy nêu trên và cũng vừa đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm.
KẾT LUẬN
Với những ưu điểm của hệ thống sấy trên, cần có những nghiên cứu và những hướng đầu tư để hoàn thành một hệ thống sấy, vừa có thể tận dụng được tối đa nguồn năng lượng mặt trời miễn phí vô tận vừa có thể tạo ra sản phẩm sấy có chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Văn Chước, Thiết kế hệ thống thiết bị sấy, NCBKH&KT, 2006 2. Trần Văn Phú, Tính toán và thiết kế hệ thống sấy, NXBGD, 2002 3. Lê Chí Hiệp, Máy lạnh hấp thụ trong kĩ thuật điều hòa không khí, NXB
ĐHQG TP.HCM, 2004
4. Nguyễn Công Vân, Năng lượng mặt trời quá trình nhiệt và ứng dụng, NXBKHKT, 2006
5. Nguyễn Đức Lợi, Hướng dẫn thiết kế hệ thống điều hòa không khí, NXBKHKT, 2007
6. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Kĩ thuật lạnh cơ sở, NXBGD, 2005 7. Nguyễn Đức Lợi, Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh, NXBKHKT, 2005 8. Trần Đại Tiến, Bài giảng tự động hóa máy lạnh
9. Nguyễn Văn May, Kỹ thuật sấy nông sản, NXB KH &KT,2006 10.Phần mềm chọn quạt Fantech
11.Phần mềm Guentner, Bitzer 12.http://tailieu.vn/