Giải pháp về công tác nhân sự

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (Trang 60)

3.2 Các giải pháp

3.2.2 Giải pháp về công tác nhân sự

3.2.2.1 Kế hoạch đào tạo cán bộ

Theo tôi, để xây dựng một đội ngũ cán bộ tín dụng chun nghiệp ngồi việc chú trọng đến công tác tuyển dụng cán bộ SCB cịn phải có một kế hoạch đào tạo thích hợp.

Do hoạt động tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với hầu hết các nghiệp vụ khác của ngân hàng nên cán bộ tín dụng cần phải có một kiến thức tổng quát về kế toán, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, tiếp thị,... Vì thế, khi cán bộ tín dụng mới tuyển dụng không nên cho làm công tác thực tế ngay mà phải có một khoảng thời gian (ít nhất là 03 tháng) học tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng và luân chuyển cho cán bộ tín dụng thực tập tại các phòng nghiệp vụ của ngân hàng.

Khi cán bộ tín dụng làm cơng tác thực tế, cần có các lớp bồi dưỡng kiến thức về phân tích tài chính và thẩm định dự án. Ngồi ra, SCB cần thiết đào tạo cho cán bộ tín dụng kiến thức chuyên ngành về một số ngành chiếm tỷ lệ dư nợ cao như: kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn.

SCB cần thiết phải liên kết với các tổ chức, trung tâm đào tạo các nghiệp vụ chuyên ngành ngân hàng như trường Đại học Ngân hàng, BTC (Bank training Center),.. để các trung tâm này tìm hiểu các lỗ hỏng trong kiến thức của cán bộ tín dụng, sau đó thiết kế các lớp đào tạo cho phù hợp.

3.2.2.2 Thực hiện việc luân chuyển cán bộ

Theo tôi, luân chuyển cán bộ cũng là một trong những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro đạo đức cán bộ. Để thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, SCB cần đáp ứng được yêu cầu sau:

- Cán bộ làm cơng tác tín dụng phải có tính chun nghiệp cao, thích ứng nhanh môi trường công tác mới.

- Hoạt động tín dụng cũng phải mang tính chuyên nghiệp, hồ sơ tín dụng phải được lưu giữ đầy đủ và khoa học.

Thời hạn luân chuyển cán bộ: 06 tháng 01 lần. Việc luân chuyển cán bộ trong cơng tác tín dụng, tập trung chủ yếu vào hai đối tượng sau:

- Cán bộ tín dụng: đây là cán bộ trực tiếp đề xuất cho vay và quản lý các khoản vay. Nếu một cán bộ quản lý một khách hàng trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến tình trạng thơng đồng với khách hàng làm lệch lạc các tiêu chuẩn tín dụng.

- Cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh: nếu các cán bộ này làm việc tại một chi nhánh trong thời gian dài thì tính độc lập và khách quan trong cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng sẽ giảm dần.

3.2.2.3 Tổ chức các buổi tập huấn, các buổi nói chuyện chun đề về cơng tác cho vay dự án đầu tư tác cho vay dự án đầu tư

Các buổi tập huấn, các buổi nói chuyện chun đề về cơng tác tín dụng chính là cơ hội tốt cho những người làm cơng tác tín dụng chia sẽ với nhau những kinh nghiệm thực tế. Đồng thời cũng là cơ hội để những người làm cơng tác tín dụng được giải đáp mọi khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơng tác tín dụng. Đặc biệt, đối với các cán bộ tín dụng mới ra trường có điều kiện hiểu rõ hơn về cơng tác tín dụng thực tế. Vì thế, họ sẽ nhanh chóng thích ứng với hoạt động tín dụng chung.

Theo tơi, định kỳ ít nhất mỗi tháng 01 lần, SCB nên tổ chức một buổi nói chuyện chuyên đề về cơng tác tín dụng. Phịng tín dụng và Đầu tư trực tiếp của Hội sở chịu trách nhiệm phụ trách việc này. Trước mỗi buổi trao đổi, Phịng tín dụng và Đầu tư trực tiếp sẽ đưa ra chuyên đề cần trao đổi để các thành viên tham gia chuẩn bị nội dung.

Mặt khác, khi Ngân hàng Nhà nước hoặc SCB có văn bản mới về cơng tác tín dụng, Phịng Tín dụng và Đầu tư trực tiếp cần chủ động đưa ra kế hoạch tập huấn cho toàn hàng để thống nhất cách hiểu và cách làm.

3.2.2.4 Chế độ thưởng phạt đối với cán bộ tín dụng

Chế độ thưởng phạt phù hợp và rõ ràng trong cơng tác tín dụng sẽ làm hạn chế các sai sót trong tác nghiệp, giúp cán bộ tín dụng có trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ của mình. Chế độ này có thể được cụ thể hóa như sau:

- Trả lương cao cho những người làm cơng tác tín dụng. Trước hết sẽ giúp cho nhân viên ổn định được cuộc sống, n tâm tập trung vào cơng tác của mình và vì thế sẽ giảm các sai sót trong tác nghiệp.

- Nghiêm khắc xử lý các sai phạm bằng các hình thức kỹ luật, kể cả buộc thôi việc và truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này sẽ làm cho nhân viên phải cân nhắc đối với mọi hành động của mình. Vì thế, sẽ làm giảm thiểu các rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía cán bộ tín dụng.

- Giao kế hoạch và chỉ tiêu chất lượng tín dụng cụ thể cho từng cán bộ tín dụng (bao gồm dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, xử lý các khoản nợ xấu,...). Khi cán bộ tín dụng đạt kế hoạch thì có mức thưởng xứng đáng, khi khơng đạt kế hoạch và làm giảm thấp chất lượng tín dụng thì phải phân tích ngun nhân và có biện pháp xử lý nghiêm khắc. Điều này sẽ nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng và nâng cao được chất lượng tín dụng.

3.2.3 Giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ

3.2.3.1 Điều chỉnh cơ cấu cho vay dự án đầu tư và thực thi chính sách tín dụng của Hội đồng quản trị dụng của Hội đồng quản trị

Theo nội dung trình bày trong phần các hạn chế trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, chính sách tín dụng là một trong những giải pháp giúp họat động tín dụng phát triển đúng hướng nhằm hạn chế rủi tín dụng. SCB tuy có xây dựng

chính sách tín dụng nhưng thực tế họat động khơng đúng theo chính sách tín dụng. Vì thế, chính sách tín dụng của SCB chưa phát huy được tác dụng. Để thực thi chính sách tín dụng và điều chỉnh lại cơ cấu dư nợ theo hướng giảm thiểu rủi ro cần phải thực hiện các giải pháp sau:

- Đẩy mạnh các họat động, các dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu như: thiết lập thêm các đại lý của SCB tại nước ngoài; xin gia nhập hệ thống SWIFT để thực hiện việc thanh tốn xuất nhập khẩu trực tiếp mà khơng phải thực hiện qua Vietcombank và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển như hiện nay; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

- Chấp nhận lợi nhuận thấp, giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng vay vốn thuộc định hướng phát triển tín dụng của SCB. Mức lãi suất cho vay phải bằng hoặc cao hơn không quá 0,05%/tháng so với mức lãi suất bình quân của các ngân hàng quốc doanh trên địa bàn.

- Tăng lãi suất cho vay đối với các ngành có khả năng xảy ra tình trạng tập trung tín dụng như: kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Lãi suất tối thiểu áp dụng đối với các ngành nghề này phải cao hơn 0,15%/tháng so với các ngành thuộc định hướng phát triển tín dụng của SCB.

- Một trong những giải pháp vừa hạn chế tình trạng tập trung tín dụng vừa đảm bảo an toàn cho việc thu hồi nợ vay khi cho vay dự án đầu tư chính là nâng cao tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án của chủ đầu tư. Thông thường khi cho vay một dự án, SCB yêu cầu khách hàng vay phải có vốn tự có tham gia tối thiểu 15% tổng giá trị đầu tư. Theo tôi, SCB cần giữ nguyên tỷ lệ này đối với các dự án thuộc các ngành SCB khuyến khích đầu tư và nâng tỷ lệ này lên 40% đối với các ngành cần hạn chế đầu tư thêm như kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

3.2.3.2 Xây dựng cẩm nang quản trị rủi ro tín dụng

Cẩm nang về quản trị rủi ro là một tài liệu không thể thiếu đối với công tác quản trị rủi ro của bất kỳ hoạt động kinh doanh nào; đặc biệt là hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện tại SCB vẫn chưa xây dựng cho mình cẩm nang quản trị rủi ro. Theo tôi, SCB cần thiết phải xây dựng cho mình một cẩm nang quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể như sau:

¾ Cách thức xây dựng và sử dụng

Cẩm nang tín dụng phải được quản lý bằng một phần mềm tin học và được những người làm cơng tác tín dụng khai thác trực tuyến thông qua mạng thông tin nội bộ. Cẩm nang này khơng phải là một dữ liệu chết mà nó ln được sửa đổi, cập nhật bởi một bộ phận có trách nhiệm.

¾ Các nội dung của cẩm nang quản trị rủi ro tín dụng

Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng:

- Ngân hàng phải xác định được mức độ rủi ro mà ngân hàng chấp nhận được có cân đối giữa lợi nhuận và mức độ rủi ro.

- Ngân hàng phải quản lý được những “rủi ro cho phép” mà không phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó.

- Trong các “rủi ro cho phép”, ngân hàng phải đảm bảo rằng chúng độc lập tương đối với nhau.

- SCB chỉ nên chấp nhận các rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra không được cao quá mức thu nhập phù hợp.

- Giá trị thiệt hại từ những khoản rủi ro phải phù hợp với phần vốn mà ngân hàng trích dự phịng.

- Chi phí mà ngân hàng bỏ ra để điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra phải thấp hơn giá trị thiệt hại do rủi ro gây ra.

- Khi cho vay dự án đầu tư có thời gian càng dài thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trội cần thiết khơng chỉ vì lợi nhuận mà cịn vì mục

đích bù đắp những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra.

- Ngân hàng phải có đầy đủ các hệ thống để đo lường và kiểm soát các rủi ro liên quan đến cho vay đầu tư dự án.

- Hệ thống quản lý rủi ro cần phải dựa trên những tiêu chí chung của chiến lược và chính sách phát triển cho vay dự án đầu tư.

- Ngân hàng phải đảm bảo được rằng nhân viên của mình đã có đủ kiến thức để quản lý rủi ro trong cho vay dự án đầu tư.

Quy chuẩn đạo đức trong hoạt động kinh doanh tín dụng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn chủ trương thực hiện nghiêm các quy chuẩn đạo đức trong hoạt động kinh doanh tín dụng, thơng qua đội ngũ nhân viên; cán bộ trực tiếp điều hành tác nghiệp cho vay đối với khách hàng. Quy chuẩn này thể hiện ở các nội dung sau:

- Hiểu và chấp hành đúng đắn, đầy đủ nội dung chính sách tín dụng của ngân hàng; nghiêm chỉnh thực thi những quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ tín dụng; tận tình truyền đạt, hướng dẫn khách hàng nắm vững và cùng thực hiện đúng chính sách, quy chế, quy trình tín dụng với tư cách là một chủ thể trong quan hệ tín dụng.

- Tuyệt đối khơng được vụ lợi cá nhân, lợi dụng quan hệ tín dụng với khách hàng để vòi vĩnh, kiếm chác quà cáp và tệ hại hơn nữa là đặt điều kiện để nhận hối lộ từ người vay dưới mọi hình thức, trực tiếp hay gián tiếp; dẫn đến hậu quả là làm sai lệch việc đánh giá thẩm định dự án đầu tư tín dụng do tiêu cực chi phối.

- Có thể khơng có động cơ vụ lợi cá nhân trong quan hệ với khách hàng nhưng thái độ làm việc qua loa, thiếu sâu sát, lười đi cơ sở để thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của quy chế cho vay; dẫn tới hậu quả chất

lượng đầu tư tín dụng thấp kém; cho vay không thu hồi được nợ. Đây cũng là hành vi trái với quy chuẩn đạo đức tín dụng cần phải nghiêm cấm.

- Che dấu những sai trái, tình hình bất lợi gây tiềm ẩn rủi ro tín dụng; không báo cáo đầy đủ và kịp thời về những phát sinh tiêu cực của khách hàng cho lãnh đạo ngân hàng để có giải pháp thích hợp thu hồi, bảo toàn vốn. Đây cũng là vi phạm nghiêm trọng về quy chuẩn đạo đức tín dụng.

- Quan hệ ứng xử với khách hàng vay vốn theo tư tưởng “xin – cho”; xử lý công việc không được khẩn trương; gây phiền hà đối với khách hàng; đi ngược lại với phương châm “Ngân hàng TMCP Sài Gịn hướng đến sự hồn thiện vì khách hàng”. Đây cũng chính là điều trái với quy chuẩn đạo đức tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gịn.

Một số nội dung chủ yếu khác

- Phương thức xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng trong các sản phẩm tín dụng của SCB

- Kỹ thuật kiểm tra và giám sát tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc nhận biết rủi ro tín dụng

- Mơ tả hệ thống tính điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo mức độ rủi ro.

- Chức năng của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt tín dụng

- Các bài học rút ra từ thực tiễn của hoạt động tín dụng để tham khảo và rút kinh nghiệm.

3.2.3.3 Hướng dẫn chi tiết quy trình cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực mà SCB tập trung cho vay mà SCB tập trung cho vay

Các ngành đầu tư mà SCB cần chi tiết quy trình cho vay: kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà hàng, khách sạn.

Các nội dung cần chi tiết trong quy trình tín dụng đối với các ngành này:

- Tính pháp lý của các dự án xây dựng khu dân cư, chung cư, cao ốc văn phòng, nhà hàng, khách sạn.

- Các khó khăn vướng mắc thường gặp trong công tác thẩm định cho vay đối với các ngành này.

- Các dấu hiệu rủi ro thường gặp trong quá trình theo dõi dự án

3.2.3.4 Chun mơn hóa cơng tác thẩm định và theo dõi cho vay dự án đầu tư đối với một số ngành chiếm tỷ trọng dư nợ cao trong tổng dư nợ. đối với một số ngành chiếm tỷ trọng dư nợ cao trong tổng dư nợ.

- Các ngành đầu tư hiện tại mà SCB cần chun mơn hóa: kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn.

- Phân cơng cho một nhóm cán bộ chun thẩm định và phụ trách tín dụng đối với các ngành này.

- Đào tạo kiến thức chuyên môn về kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn cho nhóm nhân viên này.

- Trong giai đoạn cán bộ của SCB chưa đáp ứng được yêu cần thẩm định các dự án thuộc ngành này, SCB cần phải liên kết với các tổ chức chuyên ngành để hỗ trợ thẩm định.

3.2.4 Giải pháp về thu thập và xử lý thông tin 3.2.4.1 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành 3.2.4.1 Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành

- Mục đích: tạo hệ thống cơ sở dữ liệu theo từng ngành kinh tế nhằm phục vụ cho công tác thẩm định dự án và quản lý tín dụng

- Phương thức xây dựng và quản lý: sử dụng một chương trình quản lý bằng mạng máy tính để cập nhật và khai thác dữ liệu theo ngành. Các ngành kinh doanh được quản lý theo dạng cây thư mục và có các cơng cụ tìm kiếm thật dễ dàng.

- Cập nhật thơng tin: phân cơng một hoặc một nhóm nhận sự chịu trách nhiệm thu thập thông tin theo ngành và cập nhật vào chương trình. Ngồi việc

cập nhật thông tin, bộ phận này cịn đưa ra các thơng tin cảnh báo đối với hoạt

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)