Thay đổi chương trình quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (Trang 68 - 69)

3.2 Các giải pháp

3.2.4.2 Thay đổi chương trình quản lý tín dụng

Như đã phân tích ở các phần trên, chương trình quản lý tín dụng hiện tại của SCB ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm không đáp ứng được yêu cầu quản trị tín dụng. Việc cải tiến để nâng cấp chương trình được thực hiện nhiều lần nhưng chỉ mang tính chấp vá. Chính vì thế, SCB cần phải thay chương trình quản lý tín dụng hiện tại bằng một chương trình mới đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau:

Tính bảo mật của chương trình phải cao.

Chương trình phải quản lý và giám sát được các quy định về an tồn trong hoạt động tín dụng của SCB như:

- Hạn mức cấp tín dụng tối đa cho mỗi khách hàng. - Mức ủy quyền phán quyết tín dụng cho từng người. - Mức cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo,

- Mức cho vay tối đa của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng so với vốn chủ sở hữu của SCB.

- Tỷ lệ các nhóm nợ trong tổng dư nợ

- Tỷ lệ cho vay đầu tư dự án trung dài hạn so với tổng dư nợ. - Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư trung dài hạn.

- Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Ngồi ra, chương trình phải quản lý được hoạt động tín dụng theo từng phương thức cho vay, theo từng loại sản phẩm, theo từng thành phần kinh tế,

theo từng ngành nghề kinh doanh, theo từng loại tiền,… Có như vậy, lãnh đạo SCB mới quản trị được hoạt động tín dụng một cách dễ dàng.

3.2.4.3 Cơng tác thống kê, báo cáo và phân tích, xử lý thơng tin từ báo cáo

Hiện tại, việc báo cáo thống kê về cơng tác tín dụng của SCB chủ yếu phục vụ cho chế độ báo cáo thống kê của các ban ngành và cho Ngân hàng Nhà nước định kỳ theo quy định. SCB hầu như chưa chú trọng đến việc phân tích báo cáo định kỳ về cơng tác tín dụng để đo lường mức độ rủi ro tín dụng và cảnh báo các khả năng xảy ra rủi ro. Tôi cho rằng SCB cần thiết phải thành lập Ban quản lý tài sản nợ – tài sản có (như đề xuất ở phần trên) để làm công tác này. Nội dung phân tích và xử lý thơng tin từ báo cáo như sau:

- Thời gian phân tích: ít nhất mỗi tháng 01 lần

- Các báo cáo cần thiết cho việc phân tích: tình hình hoạt động tín dụng phân theo ngành kinh doanh, theo thành phần kinh tế, theo nhóm khách hàng có liên quan, theo phân loại tài sản đảm bảo, theo sản phẩm tín dụng,..

- Nội dung phân tích các báo cáo: tìm ra các biến động trong kỳ, so với định hướng phát triển chung, kiểm tra các hệ số an toàn theo quy định của SCB; kiểm tra các danh mục tín dụng và việc tập trung tín dụng.

- Xử lý thông tin từ kết quả báo cáo: điều chỉnh hướng phát triển tín dụng, tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát tín dụng; điều chỉnh chính sách lãi suất cho phù hợp,

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)