KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên Đại học Thương Mại (Trang 38 - 41)

5.1. Kết luận

Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố tác động đến quyết định chọn chuyên ngành của sinh viên ĐHTM, xây dựng và kiểm định thang đo các yếu tố này. Với mục tiêu đó, nghiên cứu trọng tâm vào các nội dung sau:

- Tổng kết lý thuyết và ý định thực hiện hành vi , các nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố tác động đến ý định thực hiện hành vi; đồng thời phân tích các đặc điểm của các chuyên ngành

- Xây dựng , kiểm định mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên, từ đó định vị cường độ tác động của những yếu tố này. Nhóm đưa ra mơ hình và nghiên cứu thì 5 nhân tố của mơ hình trước là 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên là: cơ hội việc làm, định hướng gia đình, cá nhân, xu hướng, chất lượng đào tạo chuyên ngành. Sau khi phân tích và loại bỏ các biến không phù hợp với tổng thể, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố : cơ hội việc làm , cá nhân , chất lượng đào tạo chun ngành là những nhân tố chính có tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên ĐHTM:

+ Cơ hội việc làm là nhân tố ảnh hưởng thuận chiều và ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của SV ĐH Thương Mại + Cá nhân là nhân tố thứ 2 ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định chọn chuyên ngành của sinh viên ĐHTM

+ Chất lượng đào tạo chuyên ngành là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định chọn chuyên ngành của sinh viên ĐHTM

- So sánh mơ hình trước và sau xử lý

Mơ hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập (cơ hội việc làm, định hướng gia đình, cá nhân, xu hướng, chất lượng đào tạo chuyên ngành) và 1 biến phụ thuộc (quyết định lựa chọn chuyên ngành).

Sau khi phân tích dữ liệu qua SPSS: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Nhóm các biến độc lập, kết quả rút ra được 05 nhóm nhân tố đạt yêu cầu. Như vậy, mơ hình đánh giá chất lượng dịch vụ mới bao gồm 05 nhân tố mới với 15 biến được chấp nhận cho các phân tích tiếp theo. Sự xuất hiện mơ hình mới với các nhân tố khơng

trùng với các nhân tố gốc của mơ hình khẳng định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành thay đổi theo từng cá nhân và từng mơi trường.

Kết quả phân tích tương quan và hồi quy

- Phân tích ma trận tương quan cho thấy mối tương quan giữa biến phụ quyết định lựa chọn và các biến độc lập cơ hội việc làm, định hướng gia đình, cá nhân, xu hướng, chất lượng đào tạo chuyên ngành .Tất cả các yếu tố trên đều được đưa vào phân tích hồi quy tiếp theo để nghiên cứu độ phù hợp của mơ hình.

- Phân tích ANOVA cho thấy giá trị Sig của thông số F rất nhỏ (Sig = 0,000) và nhỏ hơn mức ý nghĩa 0,05. Điều này chứng tỏ rằng mơ hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập được và các biến đưa vào đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5%. Như vậy, các biến độc lập trong mơ hình có quan hệ đối với biến phụ thuộc.

Mơ hình khơng vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến do hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập (VIF) đều nhỏ hơn 2. Phân tích hồi quy cho thấy: Mơ hình này giải thích được 92,2% sự thay đổi của biến quyết định lựa chọn là do các biến độc lập trong mơ hình tạo ra, cịn lại 7,8% biến thiên được giải thích bởi các biến khác ngồi mơ hình. Mơ hình cho thấy các biến độc lập đều ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ thoả mãn của người sử dụng ở độ tin cậy cao.

Theo phương trình hồi quy, thứ tự quan trọng của các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành là: đặc điểm chuyên ngành 0,315; cơ hội nghề nghiệp 0,202; bản thân 0,114; xu hướng 0,102; định hướng gia đình 0.019

Như vậy, nghiên cứu đã trình bày kết quả đánh giá, phân tích và hồn chỉnh các mơ hình, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên đại học Thương Mại. Kết quả đánh giá cho thấy rằng các mơ hình đều đạt độ tin cậy cần thiết, đồng thời cũng trình bày kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết đặt ra.

- Đóng góp của đề tài

Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng lý thuyết từ các nghiên cứu trước về vai trò của ý định đối với hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định. Đóng góp của đề tài là kết hợp với lý thuyết từ các nghiên cứu trước để xây dựng mơ hình và kiểm định thực tế đối với các sinh viên Đại học Thương Mại. Thơng qua phương pháp phân tích nhân tố, nghiên cứu đã xây dựng được 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương Mại:

Đặc điểm chuyên ngành, cơ hội việc làm, xu hướng, bản thân, định hướng gia đình. Những điểm hạn chế của nghiên cứu và những định hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Hạn chế:

Nghiên cứu còn nhữn hạn chế và mức độ tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu chưa cao. Điều này có thể được giải thích bởi các nguyên nhân sau đây:

+ Nhóm nghiên cứu mới tiếp xúc với học phần, chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, việc xây dựng câu hỏi khảo sát và mơ hình nghiên cứu cịn có phần thiếu sót so với những nghiên cứu đã được thực hiện trước đó

+ Nghiên cứu định lượng chỉ mới thực hiện trên nhóm nhỏ sinh viên trường ĐHTM mà chưa có điều kiện kết hợp với các nhà quản lý

+ Mẫu nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện tại một số ít sinh viên trên tổng số hàng nghìn sinh viên nên tính đại diện mẫu cho tổng thể nghiên cứu là khơng cao

+ Có những đối tượng khảo sát chưa thực sự nghiêm túc trong việc trả lời câu hỏi khiến độ chính xác của nghiên cứu cũng bị ảnh hưởng.

+ Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, nên chưa kiểm định được tương quan giữa các yếu tố tác động đến ý định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên ĐHTM. Vì thế, chưa xác định được tác động gián tiếp qua lại giữa các yếu tố này.

5.2. Khuyến nghị (đề xuất)

+ Cần tổ chức nghiên cứu định tính bằng nhiều nhóm nhỏ, kết hợp tổ chức các hội thảo, hội nghị

+ Cải tiến phương pháp chọn mẫu (xác suất hoặc phân tầng)

+ Đồng thời sử dụng các kỹ thuật cao cấp hơn SPSS (chẳng hạn kỹ thuật AMOS) để phân tích dữ liệu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên Đại học Thương Mại (Trang 38 - 41)