chúng của Vietinbank
2.3.1 Thuận lợi
IPO đã mang lại những kết quả tích cực cho Vietinbank:
Huy động vốn và tiềm năng tài chính khá nhanh sau cổ phần hóa:
Sau đợt IPO, Vietinbank cũng thu về được hơn 1.086 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, con số này đã tăng lên gấp 72 lần lên 79.122 tỷ đồng cao hơn so với BIDV tăng 70 lần và Vietcombank tăng 26 lần.
Cơ chế sở hữu thay đổi:
Có sự tham gia của nhiều thành phần sở hữu và đặc biệt là các đối tác chiến lược nước ngoài sẽ cải thiện văn hóa kinh doanh, cơng tác quản trị Ngân hàng phù hợp với tình hình mới, tăng tính cạnh tranh của NHTMCPCT trên thị trường đồng thời mở ra nhiều cơ hội được tiếp cận công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong kinh doanh ngân hàng Phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh:
Hoạt động kinh doanh của Vietinbank được mở rộng và nâng cao hiệu quả rõ rệt, sức cạnh tranh: quy mô tổng tài sản, huy động vốn và tín dụng tăng; tỷ lệ nợ xấu giảm và lợi nhuận tăng mạnh. Mở ra cơ hội hợp tác, Vietinbank đã làm việc với 2 đối tác chiến lược ngoại là Cơng ty tài chính quốc tế- IFC và Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ (BTMU)
Mạng lưới giao dịch được mở rộng:
phòng giao dịch nâng mạng lưới kinh doanh lên 150 chi nhánh, 1 sở giao dịch, 2 văn phòng đại diện, 793 phòng giao dịch.
Bộ máy tổ chức nhân sự được chuyển đổi, sắp xếp gọn nhẹ:
Bộ máy tổ chức nhân sự được chuyển đổi, sắp xếp gọn nhẹ tạo diều kiện cho Vietinbank đổi mới và củng cố cơ cấu tổ chức. Thực hiên tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ, cơ chế sử dụng và trả lương lao động được hoàn thiện, thực hiện hệ thống trả lương theo từng vị trí, gắn với chất lượng,
Cơng nghệ hiện đại được đẩy mạnh đầu tư :
Nền tảng phát triển đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng mới và hiện đại hơn: dịch vụ thẻ, internet banking, phone banking,…
2.3.2 Khó khăn
Tiến hành IPO là biện pháp hiệu quả để tăng tiềm lực tài chính, tái cơ cấu và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMNN, tuy nhiên tiến trình cổ phần hố Vietinbank triển khai cịn chậm so với kế hoạch do gặp những khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, cụ thể như :
Khó khăn trong vấn đề xác định giá trị ngân hàng:
Do phần lớn tài sản của Vietinbank là những loại tài sản mà giá trị sau mà giá trị của chúng rất khó xác định. Đó là giá trị thương hiệu, là các khoản tín dụng, là các tài sản vơ hình khác... và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như: tình hình kinh doanh của ngân hàng, mực độ rủi ro, tính thanh khoản, mức sinh lời dự tính, tỷ giá hối đối…
Việc tìm được đối tác thẩm định giá trị ngân hàng và tư vấn cho quá trình cổ phần hố là khá khó khăn:
Trên thực tế, việc lựa chọn nhà tư vấn cổ phần hóa cho ngân hàng thương mại nhà nước đều thực hiện chậm trễ so với dự kiến.
Vướng mắc trong xác định cơ cấu sở hữu vốn điều lệ:
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà nước trong ngân hàng Vietinbank là 80%. Tuy nhiên, việc nhà nước nắm giữ tỷ lệ vốn cổ phần sẽ gây khó khăn trong việc đổi mới một cách căn bản mơ hình quản trị, thu hút nhà đầu tư chiến lược.
Khi phát hành cổ phiếu ra công chúng:
Làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm sốt cơng ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thơn tín cơng ty. Bên cạnh đó cơ cấu về quyền sở hữu của công ty sẽ luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày.
Chi phí phát hành cổ phiếu ra công chúng thường rất là cao:
Chiếm đến 8-10% khoản vốn huy động bao gồm các chi phí như: bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm tốn, chi phí niêm yết,…
Quy định pháp luật chặt chẽ:
Công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn. Hơn thế nữa việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động cũng sẽ nguy cơ rủi ro bị rị rỉ thơng tin bí mật ra bên ngồi và có thể dẫn đến những bất lượi cho cơng ty trên thị trường cạnh tranh.
Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng khốc liệt:
Địi hỏi NHTMCPCT phải có các chính sách phù hợp, linh hoạt về sản phẩm, lãi suất cũng như phải không ngừng đổi mới từ hoạt động kinh doanh đến quản lý điều