LƯỢC DUYỆT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý hệ tiết niệu trên chó (Trang 38 - 75)

Lê Việt Bảo (2002) khảo sát 108 chó có dấu hiệu bệnh liên quan đến hệ niệu. Bằng kỹ thuật siêu âm tác giảđã ghi nhận 75 trường hợp bệnh thận (chiếm tỷ lệ 69,44

%). Trong đó, bệnh lý ở bao thận là 8 %. Tác giả cũng ghi nhận bệnh lý thận ứ nước chiếm tỷ lệ 21,33 %, thận mất cấu trú chiếm 6,67 % và sỏi thận chiếm 2,67 %. Về lứa tuổi và nhóm giống mắc bệnh thận, tác giả khẳng định độ tuổi mắc bệnh là mọi lứa tuổi nhưng bệnh trở nên phổ biến đối với các thú từ 5 tuổi trở lên và với nhóm giống

(chó tầm vóc nhỏ 34,67 %, chó tầm vóc trung bình 44 %, chó tầm vóc lớn 21,33 %).

Về giới tính chó cái bị bệnh thận cao hơn chó đực (53,3 % so với 46,7 %).

Huỳnh Thanh Ngọc (2004) ghi nhận được 750 trường hợp rối loạn hệ niệu trên 3965 ca khảo sát (chiếm tỷ lệ 18,62 %). Trong 18,62 % đó suy thận mãn chiếm tỷ lệ

cao nhất (8,52 %), kế đến là suy thận cấp (4,04 %); sỏi niệu xảy ra nhiều (2,98 %), bệnh ở bàng quang chiếm tỷ lệ 0,88 %, tiểu không kiểm soát chiếm tỷ lệ 0,83 % và bệnh ở tuyến tiền liệt chiếm tỷ lệ 0,76 %.

Khương Trần Phúc Nguyên (2006) ghi nhận chó có bệnh lý hệ tiết niệu là 7,1

% trên chó mang đến khám. Tỷ lệ chó bệnh hệ tiết niệu tăng theo độ tuổi nhưng không có sự khác biệt theo giống và giới tính. Trong các cơ quan thuộc hệ tiết niệu chó, tỷ lệ

bệnh cao nhất ở bàng quang (60,76%), kế dến là thận (20,97%) và thấp nhất là ở niệu quản (0,41%). Dạng bệnh lý phổ biến nhất là sỏi niệu (65,76%), kế đến là bệnh thận ứ

nước (10,96%) và viêm bàng quang (8,66%), các dạng bệnh lý khác chiếm tỷ lệ không

đáng kể.

Nguyễn Đoan Trang (2006) ghi nhận được 260 trường hợp bệnh lý hệ tiết niệu nhờ

kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh siêu âm. Trong đó dấu hiệu bệnh lý ở thận chiếm tỷ

lệ 12,48 % bao gồm viêm thận cấp, việm thận mãn, sỏi thận, ứ nước ở thận, xuất huyết thận, khối u thận, suy thận mãn và hư thận, đồng thời tác giả cho rằng chó trên 6 năm tuổi mắc bệnh cao hơn chó dưới 6 năm tuổi, trong khi giữa nhóm giống ta và nhóm giống ngoại cũng như giữa phái tính đực và cái không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh. Các dấu hiệu bệnh lý ở bàng quang chiếm tỷ lệ 25,7 % bao gồm viêm bàng

quang, sỏi bàng quang, cặn bàng quang, polype bàng quang và huyết khối bàng quang.

Nhóm chó ngoại, phái tính đực và chó trên 2 năm tuổi có nguy cơ mắc bệnh ở bàng

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 3.1 Địa đim và thi gian kho sát

- Địa điểm khảo sát: Trạm Chẩn đoán- Xét nghiệm và Điều trị (trực thuộc Chi cục

Thú y TP. HCM), 151 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận 11, TP. HCM.

- Thời gian thực hiện: từ ngày 22/01/2007 đến ngày 22/05/2007.

3.2 Đối tượng kho sát

Chó bệnh với những biểu hiện: tiểu máu, thiểu niệu, vô niệu, nước tiểu vàng

đậm có mùi khai nồng, đội khi có mùi hôi, động thái đi tiểu bất thường, sốt hoặc nôn mửa…được chỉđịnh siêu âm tổng quát.

3.3. Thiết b-vt liu

Trang thiết b, dng c

- Máy siêu âm chuyên biệt dùng cho gia súc hiệu Aquilla do công ty Dynamic

Imaging (Anh) sản xuất.

- Đầu dò Convex có tần số 6.5MHz.

- Máy đo nồng độ cơ chất và động học RA-50.

- Que thử nước tiểu 10 thông số của hãng Bayer và máy phân tích nước tiểu.

Clinitek 100. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hóa cht

Gel dẫn âm

3.4. Ni dung kho sát và chtiêu kho sát

Nội dung 1: Xác định hình ảnh bệnh lý trên các cơ quan thuộc hệ tiết niệu bằng kỹ

thuật siêu âm.

Chtiêu kho sát

- Tỷ lệ % chó có biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu.

- Tỷ lệ % chó bệnh hệ tiết niệu theo nhóm giống, lứa tuổi và giới tính. - Tỷ lệ % các dạng bệnh lý trên các cơ quan của hệ tiết niệu.

Nội dung 2: Kết hợp sử dụng các phương pháp chẩn đoán khác như khám lâm sàng,

xét nghiệm máu, nước tiểu để xác định chính xác các bệnh ở hệ tiết niệu chó (nếu có). Đồng thời ghi nhận phương thức và kết quảđiều trị.

3.5. Phương pháp tiến hành

Bước 1: khám lâm sàng và ghi thông tin điều tra vào bệnh án.

Bước 2: chỉ định siêu âm vùng bụng trên những thú có dấu hiệu bệnh tiết niệu

Đọc kết quả hình ảnh.

Bước 3: lấy mẫu máu và nước tiểu xét nghiệm (nếu có).

3.5.1. Khám lâm sàng

Chúng tôi tiến hành lập bệnh án đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường trên đường tiết niệu như: vô niệu, thiểu niệu, đa niệu, tiểu không kiểm soát, nước tiểu vàng đậm có mùi hôi, tiểu máu, động thái đi tiểu bất thường, sốt nôn mửa,... Tiến hành đo nhiệt độ trực tràng, ghi nhận những thông tin về giống, tuổi, giới

tính và triệu chứng lâm sàng (do quan sát và hỏi chủ nuôi).

3.5.2. Tiến hành siêu âmChun bthú Chun bthú

- Cho thú nhịn ăn tối thiểu 6 giờ trước khi thực hiện thao tác.

- Cho thú uống nước (không quá nhiều) trước khi siêu âm khoảng 30 phút đến

1 giờđể tạo lượng nước tiểu vừa đủ trong bàng quang.

- Cạo lông vùng bụng và bôi lớp gel dẫn âm.

Tưthếthú

- Tư thế nằm ngửa: tư thế này được xem là chuẩn mực cho khám nghiệm siêu âm bụng phù hợp với tình trạng sinh lý cơ thể, cho phép sự giãn cơ và làm dẹt lại khoang bụng, từ tư thế này có thể bộc lộ hầu hết các tạng trong ổ bụng.

- Tư thế nghiêng phải và nghiêng trái: lúc này mặt phẳng vành của cơ thể

vuông góc với mặt giường.

- Đội khi cần thiết phải khám ở tư thếđứng.

Tiến hành siêu âm ở tư thế thú đứng, nằm ngửa hoặc nằm nghiệng tùy trường hợp. Tuy nhiện, tư thế thú nằm ngửa là tư thếđược sử dụng phổ biến và thích hợp cho hầu

Động tác quét đầu dò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.1. Minh ha quét rqut

A- Quét đầu dò hình rẽ quạt

B- Nhờđộng tác quét mà người khám nhận biết sự hiện diện của cấu trúc ống

Động tác quét đầu dò được liên tưởng gần giống nhưđộng tác sử dụng chiếc quạt tay. Khi chiếc quạt chuyển động nhờ lắc cổ tay thì mặt phẳng của chiếc quạt tay làm nên hình khối dạng kim tự tháp. Tương tự như vậy, thay vì giữđầu dò cốđịnh ở một vị trí và

ta sẽ chỉ nhận được thông tin trên mặt phẳng cắt của đầu dò, việc quét đầu dò giúp nhận

được lượng thông tin từ nhiều mặt cắt. Nhờđó, có thể thăm dò không những toàn bộ khối thể tích mô trong khoảng thời gian ngắn mà còn nhận được những thông tin về mối liên hệ trong không gian ba chiều của các thành phần trong cơ quan thăm dò.

Động tác lia đầu dò

Nhược điểm của phần lớn thiết bị siêu âm ngày nay là chỉ tạo trường khảo sát nhỏ

và giới hạn. Để khắc phục nhược điểm này, ngoài động tác quét người ta có thể dùng

động tác lia đầu dò sang hai phía của mặt cắt (nghĩa là hướng chuyển động của đầu dò lúc này vuông góc với chuyển động của động tác quét) để mở rộng diện khảo sát đối với đầu

dò loại rẽ quạt và cong, còn đối với đầu dò thẳng thì di chuyển trượt đầu dò sang hai phía.

3.5.2.1. Phương pháp siêu âm thn

Tại sụn mấu kiếm, di chuyển đầu dò về phía phải. Dùng gan làm cửa sổ siêu âm

đểđánh giá độ hồi âm của thận. Sau khi có cái nhìn tổng quát thận phải, di chuyển đầu

dò về phía trái và dùng lách làm cửa sổ siêu âm cho thận trái. Để tiện cho việc quan sát,

nghiên cứu và định vị chính xác bệnh tích, cần chú ý 5 đường cắt cơ bản sau:

Đường ct dc gia thn

Đường cắt dọc là đường cắt ưu tiên để quan sát tổng quả thận. Quan sát từ

ngoài vào trong, ta thấy:

- Bao thận tạo nên bờ phân cách với gan (thận phải) và lách (thận trái) bằng một đường tăng âm mảnh, trơn láng và đều. Nhờ hình ảnh này ta thấy được hình dạng elip hoặc bầu dục của quả thận.

- Vỏ thận liền sau bao thận, có độ hồi âm hỗn hợp, mịn và đồng nhất. Độ hồi

âm của vỏ thận ngang bằng hoặc giảm âm hơn độ hồi âm của gan nhưng lại tăng âm hơn độ

hồi âm của lách.

- Tủy thận có độ hồi âm kém, đội khi không nhận thấy hồi âm (echo trống). - Xoang thận ở trung tâm quả thận, có độ hồi âm rất tăng, gần như bằng bao thận.

Đường ct lưng bên ca mt ct dc gia thn

Hình ảnh siêu âm của mặt cắt này gần giống hoàn toàn mặt cắt dọc giữa thận

tức là cũng có đường bao thận bên ngoài có cấu trúc tăng âm và vùng vỏ thận có độ

hồi âm đồng nhất. Tuy nhiện, ta cũng quan sát thấy sự khác biệt của vùng tủy thận và vùng

xoang thận.

- Vùng tủy thận có sự xuất hiện của cấu trúc tháp thận - là những vùng có độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hồi âm rất kém (echo trống), có dạng hình tháp hoặc tam giác, nằm tiếp ngay sau vùng

- Vùng xoang thận không thể nhận thấy trên hình ảnh siêu âm ở mặt cắt này vì

không thấy rõ vùng hồi âm trung tâm sáng.

- Ngách bể thận có hình dạng những hạt tròn nhỏ, tăng âm nằm nối tiếp với vỏ

thận và chia cắt tháp thận-tủy thận.

Đường ct ngang qua cc trên thn

Đây là đường cắt ngang. Để có được đường cắt này, thú được đặt nằm ngửa hoặc nghiêng sang phải hoặc trái tùy bên thận muốn khảo sát. Trên hình siêu âm, cực trên thận có hình oval hoặc hình tròn. Những cấu trúc được mô tả trên mặt cắt dọc

(bao thận, vỏ thận, tủy thận, xoang thận) cũng được nhận thấy ở mặt cắt này.

Đường ct ngang qua rn thn

Trên đường cắt này, thận được nhận thấy trên hình siêu âm có hình chữ C. Vỏ

thận, tủy thận, xoang thận, mỡ quanh xoang thận, bể thận, các mạch máu và niệu quản có thểđược thấy rõ trên mặt cắt này. Đường viền hồi âm cho thấy lưng và bụng của bể thận và mạch máu tỏa ra từ xoang trung tâm đến vỏ thận; tủy thận xuất hiện xen kẽ giữa những ngách bể thận. Đường kẽ này được dùng đánh giá mức độ giãn của bể thận, một số tắc nghẽn của hệ thống mạch máu và hệ thống thoát tiểu.

Đường ct ngang qua cc dưới thn

Tương tự như đường cắt ngang qua cực trên thận nhưng ở vị trí phần dưới của thận. Ứng dụng mặt cắt ngang qua cực trên thận và dưới thận để định vị bệnh một cách

chính xác hơn.

3.5.2.2. Phương pháp siêu âm bàng quang

Trong siêu âm bàng quang cần chú ý các mặt cắt sau đây:

Mt ct ngang

- Mặt cắt ngang của bàng quang căng là cấu trúc dịch không có hồi âm.

- Có dạng hình vuông (khi mặt cắt gần đáy bàng quang) hoặc dạnh hình tròn (khi mặt cắt gần với đỉnh bàng quang).

- Thành bên tương ứng với bó cơ thắt lưng chậu.

Mt ct dc

Mặt cắt dọc của bàng quang có dạng hơi giống hình tam giác. Đỉnh tam giac trên

3.5.3. Xét nghim sinh hóa máu và nước tiu htrcho siêu âm3.5.3.1. Cách ly mu máu 3.5.3.1. Cách ly mu máu

Vị trí lấy máu: Tĩnh mạch tứ chi hoặc đuôi.

Thời điểm lấy máu: nên lấy máu vào buổi sáng khi thú chưa ăn, không vận động là tốt nhất.

Vùng cần lấy máu được cắt lông, sát trùng sạch sẽ, dùng syringe vô trùng hút lấy 1-5ml máu bằng kim số 25 tùy yêu cầu xét nghiệm. Kế tiếp tháo đầu kim bơm nhẹ

nhàng máu vào thành lọ sạch. Tùy xét nghiệm, lọ chứa máu có hoặc không có chất

kháng đông.

Mẫu lấy được đánh mã số, ngày lấy mẫu.

Mẫu lấy xong được chuyển ngay về phòng xét nghiệm. Trường hợp mẫu ở xa phải bảo quản lạnh và được chuyển đến phòng xét nghiệm chậm nhất là trong ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những mẫu máu bị dung huyết thì không dùng làm xét nghiệm.

3.5.3.2. Ly mu nước tiu

Lấy nước tiểu vào buổi sáng khi thú chưa ăn là tốt nhất. Dùng lọ khô sạch hứng lấy tối thiểu 5ml nước tiểu thú cần kiểm tra và chuyển ngay về phòng xét nghiệm. Trường hợp mẫu lấy ở xa, để tránh tình trạng nước tiểu lên men NH3, thêm vào mẫu nước tiểu vài tinh thể Thymol để bảo quản khi vận chuyển.

3.5.3.3. Phương pháp xét nghim

Mẫu máu và nước tiểu được gửi đến phòng nội khoa của Trạm Chẩn đoán-Xét nghiệm và Điều trị thuộc Chi cục Thú y TP.HCM để xét nghiệm bằng phương pháp:

- Chỉ tiêu huyết học: dùng máy đo nồng độ cơ chất và động học RA-50 với bước

sóng đo chỉ tiêu BUN là 340 nm, Creatinine là 492 nm.

- Chỉ tiêu nước tiểu: dùng que thử nước tiêu 10 thông số của hãng Bayer đọc bằng máy phân tích nước tiểu Clinitek 100 rồi sau đó ly tâm, lắng cặn xem cặn nước tiểu trên kính hiển vi.

3.5.3.4. Mt schtiêu xét nghim Chtiêu máu

BUN (Blood urea nitrogen). Creatinine.

Chtiêu nước tiu Tỷ trọng. Độ pH. Protein niệu. Huyết niệu Bạch cậu. Cặn nước tiểu. 3.6. Xlý sliu

Các số liệu khảo sát và sự liên hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu được phân tích và xử lý thống kê theo trắc nghiệm χ2

PHẦN IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Trong thời gian thực hiện đề tài tại Trạm Chẩn Đoán-Xét Nghiệm và Điều Trị,Chi

cục Thú y TP.HCM, Trạm đã tiếp nhận 3917 ca chó bệnh trong đó có 715 ca chó bệnh

được chỉ định siêu âm tổng quát bao gồm các bệnh lý hệ tiết niệu, sinh dục, gan – mật, các

bệnh khác (chướng hơi, bón, tràn dịch màng phổi, u xoang bụng) còn lại là không phát

hiện bệnh lý. Số liệu cụ thểđược trình bày trong bảng:

Bng 4.1: Tlca bnh được chỉđịnh siêu âm tng quát

Số ca bệnh được chỉđịnh siêu âm

tổng quát Số ca Tỷ lệ (%) Phát hin bnh lý - Bệnh lý ở hệ tiết niệu - Bệnh lý ở hệ sinh dục - Bệnh lý ở gan-mật - Bệnh lý ở các cơ quan khác 582 297 122 110 53 81,40 41,54 17,06 15,38 7,42 Không phát hin bnh lý 133 18,60 Tổng 715 100

Như vậy, theo kết quả trên, 715 ca bệnh được chỉđịnh siêu âm tổng quát bao gồm

582 ca phát hiện bệnh lý chiếm 81,4 % và 133 ca không phát hiện bệnh lý chiếm 18,60

% . Bệnh lý ở hệ tiết niệu chiếm tỷ lệ cao nhất (41,54 %) với 297 ca bệnh. Kế tiếp là bệnh lý ở hệ sinh dục với 122 ca bệnh chiếm 17,06 %. 110 ca bệnh lý ở cơ quan gan- mật chiếm

15,38 %. Và cuối cùng là 53 ca bệnh lý ở các cơ quan khác chiếm 7,42 %. Bnh lý các cơ

quan thuc htiết niu

Qua khảo sát 715 ca bệnh được chỉ định siêu âm tổng quát, chúng tôi ghi nhận

được 297 trường hợp có bệnh lý trên hệ tiết niệu (chiếm tỷ lệ 41,26%) trong đó bao gồm các trường hợp bệnh lý trên thận và trên bàng quang. Kết quả được trình bày trên bảng 4.2

Bng 4.2: Tlbnh lí htiết niu

Bệnh lý hệ tiết niệu Số ca Tỷ lệ bệnh lý hệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiết niệu (%)

Tỷ lệ theo số ca được chỉđịnh

siêu âm tổng quát (%)

Bệnh lý ở thận 83 27,95 11.61

Bệnh lý ở bàng quang 214 72,05 29,93

Tổng 297 100 40,26

Qua bảng 4.2, cho thấy trong 715 ca được chỉ định siêu âm tổng quát có 83 ca

bệnh thận (chiếm 28,13%) và 212 ca có bệnh lý ở bàng quang (71,83%). Kết quả này cho thấy trong bệnh của hệ tiết niệu, bệnh lý ở bàng quang thường xuất hiện nhiều hơn bệnh lý ở thận. Kết quả khảo sát của chúng tôi phù hợp với kết quả khảo sát của

Nguyễn Đoan Trang (2006). Theo Khương Trần Phúc Nguyên (2006) bệnh lý ở bàng

quang chiếm tỷ lệ cao hơn bệnh lý ở thận có thể do các nguyên nhân sau:

- Bàng quang là nơi tập trung nước tiểu cuối cùng của quá trình bài tiết để thải các chất cặn bã ra ngoài, do đó sẽ là nơi chứa các bệnh lý phát sinh từ các cơ quan khác. Sỏi thận có xu hướng di chuyển xuống niệu quản, cuối cùng nằm ở bàng quang

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý hệ tiết niệu trên chó (Trang 38 - 75)