CÁC BỆNH LÝ HỆ NIỆU THƯỜNG GẶ P

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý hệ tiết niệu trên chó (Trang 28 - 75)

2.4.1. Si niu

Hình 2.12: Minh ha si niu

Nguồn: Welcome to James Tan Centre For Urology & Robotic Surgery.htm

Thành phn

Theo Nguyễn Như Pho, sỏi niệu gồm các tinh thể khoáng chiếm hơn 90 %

trọng lượng viên sỏi, nước chiếm 5 %, còn lại là nhân protein và mucoprotein.

Theo Nelson và Couto (1992) (dẫn liệu của Nguyễn Đoan Trang, 2006) có 5

loại sỏi niệu với tỷ lệ xuất hiện trên hệ tiết niệu chó như sau: Magnesium ammonium phosphate (Struvite): 57 % Calcium oxalate: 19 %

Silicate và Cystine: < 2 % Sỏi hỗn hợp: 15 %

Nguyên nhân hình thành si

- Tinh thể khoáng: nước tiểu bị bảo hòa do số lượng khoáng chất vượt qua giới hạn, các khoáng chất dần dần tích tụ thành viên sỏi. Thông thường nước tiểu có chứa

citrate, magnesium, pyrophosphat ngăn chặn hình thành sỏi. Hàm lượng thấp những

chất ức chế này (đặc biệt là citrate) góp phần hình thành sỏi.

- Khẩu phần: khẩu phần và cách cho ăn uống có thể làm thay đổi độ pH của nước tiểu, lượng nước tiểu và khả năng cô đặc làm nước tiểu bị bão hòa với một số

khoáng.

- pH của nước tiểu: nước tiểu chó có tính hơi acid (5,5-6). Nước tiểu acid hoặc kiềm

- Vi khuẩn: thường là Leptospira spp, Echerichia coli, vi khuẩn sinh men

urease như Staphylococcus spp và Proteus spp hình thành một môi trường kiềm tính

dễ tạo sỏi.

- Dược phẩm có thể là nguyên nhân tạo sỏi, có thể gây tăng mức calcium trong nước

tiểu, có khi làm tăng hoặc làm giảm pH nước tiểu. Vài loại dược phẩm gây sỏi

khi sử dụng một thời gian dài như: Lasix, Corticoide, Ascorbic acid, Sulfonamide và

Tetracyline

- Nguyên nhân khác: thú không được đi tiểu tự do trong một thời gian dài, thiếu

nước uống, stress. Vi khuẩn hiện diện cùng với lượng nước tiểu cô đặc quá mức sẽ làm tăng khả năng tạo sỏi.

Triu chng

- Sỏi thận: đau vùng bụng, tiểu có máu, thận ứ nước hay sưng thận nếu sỏi gây nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Ngoài ra cũng có thể miễn cưỡng khi chạy nhảy, lừđừ

và mất tính thèm ăn, có thể sốt nếu có vi khuẩn xâm nhập.

- Sỏi bàng quang: tiểu són đau, tiểu ra máu, tiểu dắt hay bàng quang nhỏ do bài tiết

thường xuyên nhưng không tắc nghẽn và không có dấu kết toàn thận.

Chn đoán lâm sàng

- Thú đi tiểu khó khăn, co rúm người, oằn lưng khi tiểu, tiểu máu.

- Vùng bụng sau căng cứng.

Chn đoán phi lâm sàng

- Siêu âm: phương pháp rất hữu hiệu cho việc phát hiện sỏi ở thận và bàng quang kể cả sỏi không cản quang.

- X-quang: là một trong những cách tốt nhất để chẩn đoán sỏi bàng quang. Nó chỉ ra sự hiện diện của sỏi: kích thước, hình dáng, vị trí.

- Xét nghiệm nước tiểu: huyết niệu, mủ niệu, protein niệu, tinh thể niệu hoặc có vi khuẩn, pH (liên quan đến loại sỏi hiện diện).

Điu tr

- Điều trị nội khoa:

+ Khuyến cáo chủ nuôi cung cấp cho chó khẩu phần ăn thích hợp tùy theo loại sỏi mà chó mắc phải, cho chó uống nhiều nước.

- Điều trị ngoại khoa: phẫu thuật lấy sỏi là lựa chọn tối ưu. Sau đó chăm sóc hậu phẫu để ngăn ngừa nhiễm trùng.

2.4.2. Viêm thn

Theo Nguyễn Như Pho (2000), bệnh gây xuất huyết ở quản cầu thận với các

đặc điểm đau vùng thận, bí tiểu, nước tiểu có albumin, máu, trường hợp nặng sẽ có triệu chứng phù thủng.

Nguyên nhân gây bnh

Nguyên nhân nguyên phát

- Sử dụng Sulfamide với liệu trình dài mà không lưu ý đến việc tăng cường lượng nước uống.

- Do tác nhân dịứng.

- Thận bị chấn thương do yếu tố cơ học.

- Vi trùng trực tiếp xâm nhập vào máu đến thận gây bệnh.

Nguyên nhân kế phát

- Kế phát từ các bệnh nhiễm trùng trong cơ thể như viêm xoang ngực, viêm

phúc mạc.

- Kế phát từ các trường hợp ngộđộc cấp tính, các chất độc qua thức ăn hoặc các chất độc do vi sinh vật sản xuất trong quá trình gây bệnh trước đó.

- Sự trào ngược nước tiểu lên thận gây viêm thận cấp do chèn ép niệu quản (thú mang thai), do sỏi niệu quản, sỏi thận hoặc do tắc niệu đạo.

Triu chng

- Chó có dấu hiệu sốt cao.

- Vùng thận bị đau, ấn tay vào vùng thận chó có phản ứng đau. Quan sát trên chó thấy chó đi khó khăn, lưng cong.

- Vùng thận sưng to, có thể quan sát bên ngoài hay khám qua trực tràng.

- Lượng nước tiểu giảm, nhiều khi thú hoàn toàn không tiểu, tuy vậy vẫn có dấu hiệu rặn tiểu

- Hàm lượng uré máu tăng cao (2-3 gam %).

- Protein niệu khoảng 2 %.

- Vào giai đoạn cuối của bệnh, do tình trạng ứ máu ở thận nên chó bị phù thủng toàn thận.

- Tình trạng huyết áp cao kéo dài làm tim tăng cường hoạt động, dẫn đến giãn

tâm thất trái sau cùng làm tim suy yếu.

Chn đoán lâm sàng

- Thú ít đi tiểu.

- Thú có phản ứng đau ở vùng thận khi sờ vào. - Vùng thận sưng to có thể quan sát .

Chn đoán phi lâm sàng

- Xét nghiệm nước tiểu: albumin niệu, huyết niệu, cặn nước tiểu, bao gồm các tế bào máu, hoặc tế bào thượng bì, ống dẫn trụ niệu, huyết cầu.

- Xét nghiệm máu: thường bị nhiễm khuẩn huyết, tiểu cầu giảm, BUN và

creatinine tăng cao.

Điu tr

Chăm sóc nuôi dưỡng

- Không cho ăn mặn vì ăn mặn NaCl không bài thải được qua nước tiểu, gây phù thủng nặng.

- Nếu thú ít đi tiểu, có dấu hiệu uré máu, cần hạn chế tỷ lệđạm trong thức ăn để

tránh ngộđộc uré.

Điều trị nội khoa

Kháng sinh: Streptomycine, Kanamycine

Thuốc lợi tiểu: Diuretin, Lasix hoặc dùng thuốc nam như mã đề, rễ tranh, râu bắp sắc lấy nước cho uống.

Tăng cường giải độc bằng Serum glucose.

2.4.3. Thn nước

Nguyên nhân

- Do tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn niệu quản làm cho nước tiểu ứđọng lại trong thận.

- Nếu chỉ tắc nghẽn một niệu quản thì chỉ có thận cùng bên ứ nước.

- Nếu tắc nghẽn ở đường niệu dưới (bàng quang, ống thoát tiểu) thì cả hai thận bị ứ nước.

- Mức độ ứ nước tùy thuộc vào độ tắc nghẽn. Chướng ngại vật làm tắc nghẽn

đường niệu có thể là do sỏi ở đài thận, điểm nối ở giữa đài bể thận, sỏi niệu quản, bướu hoặc núm thận bị hoại tử gây nên. Ngoài ra còn do hẹp niệu quản bẩm sinh hay viêm, phình tuyến tiền liệt...

Triu chng lâm sàng

- Nếu một thận bị chấn thương thì thận còn lại sẽ triển dưỡng để bù đắp. Khi có vi trùng xâm nhập sẽ gây viêm thận, thận ứ mủ.

- Thận ứ nước một bên một phần hay hoàn toàn mà thận kia vẫn còn chức năng thì một thời gian dài không biểu hiện triệu chứng.

- Thận ứ nước hai bên không hòan tòan gây tổn thương ống thận kẽ hình thành

sỏi. thú có biểu hiện chán ăn, ói, đa niệu.

- Thận ứ nước hai bên hoàn toàn thì thận trở nên phình đại, mất chức năng. Thú có biểu hiện thiểu niệu, vô niệu.

Chn đoán phi lâm sàng:

- Xét nghiệm nước tiểu: có hồng cầu (nếu tắc nghẽn do sỏi), protein niệu (nếu viêm thận kết hợp).

- Xét nghiệm máu: BUN, creatinine tăng (tắc nghẽn hoàn toàn)

- X-quang: bóng thận nở to, tròn đều, nhu mô mỏng đi (nếu ứ nước kéo dài), giãn

đài bể thận.

- Siêu âm: bề dày nhu mô thận hẹp lại phụ thuộc vào mức độ ứ nước của thận, bể thận giãn rộng, mức độ nặng không phân biệt được vùng vỏ và vùng tủy.

Điu tr

- Nếu tắc nghẽn do sỏi ở đường niệu dưới, thú vô niệu, cần can thiệp ngoại khoa sớm mổ lấy sỏi, thông tiểu sau đó điều trị kháng sinh và hồi sức.

- Nếu do nguyên nhân khác cần điều trị bảo tồn: phục hồi chức năng thận, giải quyết nguyên nhân ứ tắc đường niệu, dùng thuốc lợi tiểu, kháng sinh, trợ

lực...(Nguyễn Văn Khanh 1999).

2.4.4.Viêm bàng quang Nguyên nhân

- Do nhiễm trùng bàng quang: E.coli, Staphylococcus, Streptococcus.

- Do sỏi ở bàng quang hoặc thông tiểu không đúng kỹ thuật làm xây sát niêm mạc bàng quang.

- Thủng bàng quang do tiêm chích.

- Do kế phát sau các bệnh viêm thận cấp do vi trùng, viêm thận-bể thận, viêm niệu

đạo, viêm tuyến tiền liệt trên chó đực, viêm tử cung, viêm âm đạo trên chó cái. - Do sỏi trong niệu đạo làm ứđọng nước tiểu trong bàng quang.

Triu chng

- Thú sốt vừa hoặc sốt cao

- Thú rặn tiểu liên tục, thường chỉ có vài giọt nước tiểu, nước tiểu đục. - Sờ nắn vùng bụng dưới thú có phản ứng đau.

- Thú bỏăn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt.

- Khi vi khuẩn nhiễm đủ lâu và tạo ổ cho việc hình thành sỏi có thể làm cho thú tiểu có máu.

- Trường hợp viêm cơ vòng gây bí tiểu, nếu để lâu có thể có triệu chứng tăng

urê máu, gây ngộđộc urê

Chn đoán phi lâm sàng

- Xét nghiệm nước tiểu: nước tiểu đục có nhiều dịch nhầy, có thể có máu hoặc màng giả, tùy thuộc vào thể viêm. Cặn nước tiểu có tế bào hồng cầu, bạch cầu, xác vi

sinh vật và tế bào thượng bì bàng quang.

- Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính.

- Siêu âm: bàng quang chứa đầy nước tiểu, thành bàng quang dầy

Điu tr

- Chăm sóc: cho ăn thức ăn ngon miệng, cho uống nước tự do nếu thú đi tiểu

được, trường hợp thú bí tiểu do viêm cơ vòng phải hạn chế uống nước. - Sử dụng thuốc:

Sát trùng đường tiểu: Urotropin 30 mg/kg P.

Kháng sinh: nhóm Quinolone thế hệ III, hoặc β-lactam.

Kháng viêm: dexamethasone.

Trường hợp thú bí tiểu, nên tiến hành thông tiểu rửa bàng quang (chó cái).

2.5. CÁC TRIU CHNG THÔNG THƯỜNG CA BNH HTIT NIU

2.5.1. Nhng biu hin nước tiu

Đa niu

Là hiện tượng chó tiểu thường xuyên với lượng lớn nước tiểu do đó chó có biểu hiện uống nhiều nước. Nguyên nhân là do tăng lọc ở cầu thận hoặc do giảm tái hấp thu

ở ống thận. Đây là biểu hiện thường gặp trong các bệnh lý như: viêm thận cấp trong giai

đoạn đầu, xơ thận, tiểu đường, hội chứng Cushing, u năng tuyến giáp và ngộđộc.

Thiu niu

Là lượng nước tiểu giảm dưới mức bình thường với biểu hiện: bàng quang căng, chó oằn lưng để tiểu nhưng không tiểu được hoặc tiểu khó, tiểu gắt. Có thể do các nguyên nhân sau:

Giảm lọc ở cầu thận nhưng ởống thận vẫn tái hấp thu bình thường. Giảm lọc ở cầu thận đồng thời tăng tái hấp thu ởống thận Viêm bàng quang Huyết khối bàng quang Sỏi bàng quang (nhất là đối với thú đực) Nghẽn sỏi ởống thoát tiểu Vô niu

Bàng quang hầu như không có nước tiểu (6 giờ sau khi cho chó uống nước thì

Viêm thận cấp Huyết khối mạch thận Sỏi bể thận Sỏi niệu quản Dị vật hay do khối u chèn ép niệu quản Tiu không kim soát

Lâm sàng, chó thường có biểu hiện tiểu không tự ý, cảm giác căng tức muốn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu không nhiều. Thường thấy ở chó bị viêm

đường niệu, chó có dị tật bẩm sinh ống dẫn tiểu lạc chỗ.

Tiu són

Lâm sàng, chó có biểu hiện đau đớn trong lúc đi tiểu, muốn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu nhỏ giọt. Thường thấy ở chó có bệnh lý như: viêm bàng quang, khối u ở bàng quang, sỏi thận, sỏi to ở bàng quang.

Tiu ra máu

Máu xuất hiện trong nước tiểu lúc chó bắt đầu tiểu là dấu hiệu của rối loạn trong

ống dẫn tiểu, dương vật, tuyến tiền liệt, tử cung hay âm đạo

Máu xuất hiện khi thú tiểu gần xong có thể do xuất huyết ở bàng quang hay tuyến tiền liệt.

Một màu máu đồng nhất trong nước tiểu từ đầu đến cuối là biểu hiện rối loạn của thận, ống dẫn tiểu và bàng quang

Máu xuất hiện nhưng không có biểu hiện đau là dấu hiệu của bệnh thận

Tiu có m

Nước tiểu có màu trắng đục, có vẩn mây thường gặp trong các bệnh nhiễm trùng

đường tiểu dưới, nhiễm trùng bàng quang và kể cả trong viêm thận.

2.5.2. Phù thũng

Theo Nguyễn Như Pho (2002), phù thũng thường xảy ra vào giai đoạn 2 của bệnh về thận do các yếu tố sau:

Mất nhiều albumine, làm giảm áp lực keo trong máu, môi trường máu trở thành

Sự bí tiểu sẽ làm sự bài thải nước khó khăn, đồng thời các ion Na, K không bài thải

được, tích tụ trong máu sau đó vào kẽ gian bào, kéo theo nước gây phù thũng.

2.6. MT SCHTIÊU XÉT NGHIM SINH HÓA MÁU VÀ NƯỚC TIU

2.6.1. Chtiêu sinh hóa máuBUN (Blood urea nitrogen) BUN (Blood urea nitrogen)

Uré là sản phẩm chính cuối cùng của sự biến dưỡng nitrogen protein. Nó được tổng hợp trong gan từ amonia (chất có được từ sự khử amin của acid amin). Sự xác định BUN là một chỉ định quan trọng trong việc đánh giá chức năng thận. Chức năng thận suy giảm hoặc sự phân giải protein trong mô tăng đi đội với việc tăng nitrogen urea.

BUN tăng trong các trường hợp:

- Chếđộăn giàu đạm, tăng chuyển hóa đạm trong cơ thể.

- Giảm khả năng đào thải do bí đái, mất nước nhiều, bệnh cầu thận, viêm ống thận cấp hoặc mãn, tắc nghẽn ống tiểu, sỏi niệu.

Creatinine

Là một alhydride của một creatine, là sản phẩm thừa được tạo ra từ sự khử nước tự phát của thận. Hầu hết creatine được tìm thấy trong bắp cơ dưới dạng creatine phosphate là chất dự trữ năng lượng để biến đổi thành ATP. Không phụ thuộc vào thức ăn, nồng độ creatine huyết thanh phụ thuộc hoàn toàn vào vận tốc bài tiết của chúng qua thận. Vì vậy việc tăng creatinine rất đặc trưng cho bệnh ở thận.

Tăng trong các bệnh về thận: viêm thận bí đái, cắt bỏ thận, ngộ dộc Hg, chướng ngại đường tiết niệu.

2.6.2. Chtiêu nước tiu

ĐộpH

Nước tiểu kiềm hay toan là do tính chất của thức ăn, mức độ làm việc và trạng thái cơ thể quyết định. Nước tiểu của chó thường toan tính, thường có độ pH 6-7

Ttrng

Bình thường, tỷ trọng nước tiểu chó là 1,020-1,030.

Tỷ trọng tăng khi thú uống nước ít, mất nước nhiều (trong sốt cao, ói mửa , tiêu chảy nặng...), đái tháo đường, viêm thận cấp, suy tim. Tỷ trọng giảm là do chức năng hấp thu thận giảm.

Huyết niu

Bình thường nước tiểu không có máu

Nguyên nhân gây huyết niệu

Do viêm thận cấp tính, viêm bể thận do vi trùng.

Thận bị xuất huyết do tổ chức thận bị phá hủy. Các bệnh gây xuất huyết ở thận.

Có thể do viêm ống dẫn tiểu, sỏi bàng quang, viêm bàng quang..

Protein niu

Bình thường protein trong nước tiểu rất ít. Protein niệu chủ yếu là Albumine và Globuline từ huyết tương ra. Sự hiện diện của protein niệu được xem như dấu hiệu của bệnh lý: viêm thận, hư thận, thận xung huyết.

Bch cu

Trong nước tiểu nhiều tế bào bạch cầu là do viêm thận, viêm niệu đạo. Nếu viêm thận thì có tế bào thượng bì thận.

Kim tra cn nước tiu

- Tế bào thượng bì thận tróc ra từ tiểu quản cầu thận, xuất hiện trong nước tiểu khi thận bị viêm. Tế bào này có kích thước bằng hồng cầu, hình tròn, nhân tròn.

Tế bào thượng bì bàng quang: hình dáng to, nhân tròn, xuất hiện khi viêm bàng

quang.

- Bạch cầu: xuất hiện trong các bệnh viêm thận cấp, viêm niệu đạo. Trong nước tiểu bạch cầu thay đổi hình dạng. Nếu nước tiểu có tính acid (do bệnh) bạch cầu sẽ teo lại. Nếu nước tiểu kiềm tính bạch cầu sẽ trương to, nhiều khi vỡ.

- Hồng cầu: xuất hiện khi viêm đường tiểu thể chảy máu, có thểở riêng rẽ hoặc

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý hệ tiết niệu trên chó (Trang 28 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)