Nhận định chung

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên đại học sư phạm ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Trang 27 - 28)

1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về giáo dục giá trị văn hóa truyền

1.1.4. Nhận định chung

Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước và trong nước liên quan đến đề tài cho thấy:

Trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu về GT, hệ GT, văn hóa và GTVH, cũng

như GTVH TT. Các nghiên cứu này đã khái quát một cách hệ thống và khoa học các khái niệm về GT, hệ GT, văn hóa, GTVH và GTVH TT. Đó là những căn cứ lí luận quan trọng để tham khảo và vận dụng vào vấn đề nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên còn chưa đề cập đến một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, nghiên cứu về GD GT trên thế giới rất đa dạng, tuy vậy, các cơng trình chủ yếu tập trung vào nghiên cứu GD các GT, GT đạo đức cụ thể ở trường học cho SV, các nghiên cứu về giáo dục GTVH TT cho SV ít được đề cập đến.

Thứ hai, các nghiên cứu mới tập trung vào GD GT hay GD GT đạo đức (chưa phải là giáo dục GTVHTT) thông qua việc đưa vào chương trình học các mơn học như Đạo đức, hoặc GD Đạo đức. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra phương pháp nêu gương của người thầy hay vai trò của người thầy trong GD GT. Tuy nhiên, các phương pháp GD GT trong đó cá nhân người học đến với GT một cách chủ động, tự giác, xem GT như

một nhu cầu tự thân được hình thành trong quá trình sống, q trình học tập tại trường, tại nhà, ngồi xã hội mặc dù đã được đề cập đến trong một vài nghiên cứu, nhưng cũng chưa thực sự trở thành vấn đề nổi bật được tập trung nghiên cứu.

Đối với các nghiên cứu trong nước, các nhà nghiên cứu cũng đã xác lập được khái niệm GT, văn hóa, GTVH, GTVH TT; đặc biệt, một số cơng trình nghiên cứu đã tìm hiểu về hệ GTVH TT Việt Nam và hệ GTVH Việt Nam trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cũng có nhiều nghiên cứu đi sâu phân tích những biến đổi của GTVH TT trong bối cảnh này. Những nghiên cứu này thực sự là những tài liệu quý báu cho nghiên cứu sinh tham khảo, sử dụng cho đề tài nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, có một số điều mà những cơng trình nghiên cứu trên chưa đề cập đến: Thứ nhất, nghiên cứu ở trong nước mới bàn đến việc GD GT, GTVH nói chung mà thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về GD GTVH và đặc biệt là GTVH TT cho SV. Thứ hai, trong số khơng nhiều các nghiên cứu về GD GTVH nói chung và GTVH TT ở Việt Nam nói riêng, trọng tâm của các nghiên cứu này lại thiên về mối liên hệ giữa GTVH TT và phát triển nhân cách thanh niên, SV; hoặc nhiều nghiên cứu đề cập đến mối liên hệ giữa GTVH TT và lối sống của thanh niên nói chung và SV nói riêng, hiện chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về việc giáo dục GTVH TT và đặc biệt là GTVH TT cho SV đại học sư phạm ngoại ngữ.

Thứ ba, các nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc chỉ ra vai trò của GTVH TT với việc phát triển nhân cách hay lối sống của thanh niên mà chưa đi sâu vào việc chỉ ra cụ thể các biện pháp nhằm giáo dục GTVH TT cho SV. Các cơng trình nghiên cứu cũng chưa đề xuất được một cách rõ ràng, cụ thể một quy trình dạy các GTVH TT cho SV.

Thứ tư, các nghiên cứu về giáo dục GTVH TT cho thanh niên, SV ở Việt Nam đã đề cập đến yêu cầu GD GTVH cho thanh niên, SV trong bối cảnh hội nhập quốc tế, xác định một số GTVH TT cần đưa vào GD trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơng trình nêu lên phương hướng giáo dục GTVH TT cho SV trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nói chung, các cơng trình vẫn chưa đề cập nhiều đến vấn đề làm thế nào để đưa các GTVH TT vào thực tiễn cuộc sống và học đường mà mới thường dừng ở việc nghiên cứu khá chuyên sâu về lí thuyết và những vấn đề mang tính định hướng.

Thứ năm, các vấn đề lí luận về GTVH TT cũng chưa được xác định một cách đầy đủ; chưa có những cơng trình nghiên cứu đi chun sâu vào việc đề xuất phương thức giáo dục GTVH TT cho SV đại học sư phạm ngoại ngữ.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên đại học sư phạm ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Trang 27 - 28)