Đánh giá thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên đại học sư phạm ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Trang 164 - 178)

CHƯƠNG 4 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.3. Đánh giá thực nghiệm sư phạm

Kết quả TN cho thấy:

Kết quả kiểm định independent T-test cho thấy trước TN hai nhóm ĐC và TN có điểm trung bình đánh giá tương đương ở cả ba nội dung đánh giá là Nhận thức, Thái độ, Hành động liên quan đến các GTVHTT, sau TN, có khác biệt trong điểm trung bình đánh giá của nhóm TN và nhóm ĐC trong Nhận thức, Thái độ và Hành động; trung bình đánh giá của nhóm TN cao hơn nhóm đối chứng.

Kết quả kiểm định Pair Samples Test cho thấy, sau TN, trung bình mức độ đánh giá trong Nhận thức về GTVHTT của cả nhóm TN và nhóm ĐC đều tăng, nhưng mức tăng của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Ở các nội dung Thái độ, Hành động ở nhóm ĐC, kiểm định Pair Samples Test khơng cho thấy sự khác biệt. Ở nhóm TN có sự tiến bộ trong Nhận thức, thái độ, hành động liên quan đến GTVHTT, thể hiện ở trung bình đánh giá ở các nội dung này sau TN có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước TN. Sự tiến bộ này thể hiện các tác động sư phạm tới nhóm TN trong thời gian TN là có kết quả rõ rệt.

Kết luận chương 4

Thực nghiệm sư phạm được tổ chức nhằm kiểm chứng tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp và một số thành tố của mơ hình đã đề xuất.

Quy trình thực hiện tổ chức thực nghiệm sư phạm, phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả thực nghiệm cho thấy các biện pháp tích hợp giáo dục GTVHTT truyền thống vào nội dung học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng và các học phần KH-XH trong chương trình SPNN (trong đó có sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình) và biện pháp đa dạng hóa các loại hình hoạt động của Đồn thanh niên và Hội SV có tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của SV SPNN một cách tích cực. Điểm trung bình đánh giá của nhóm TN cao hơn nhóm đối chứng ở cả ba nội dung nhận thức, thái độ, hành vi cho thấy tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

Sau thực nghiệm, cả nhóm ĐC và nhóm TN đều có sự phát triển trong nhận thức, thể hiện ở điểm trung bình đánh giá của nội dung nhận thức của cả hai nhóm đều tăng, nhưng nhóm TN tăng cao hơn nhóm đối chứng. Nhóm TN cũng thể hiện sự phát triển trong thái độ, hành động liên quan đến các GTVHTT thể hiện qua điểm trung bình đánh giá nội dung Thái độ và Hành động của nhóm này sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm trong khi nhóm ĐC trước và sau TN khơng có sự khác biệt đáng kể trong hai nội dung này. Như vậy có thể khẳng định tính hiệu quả và khả thi của các biện pháp đã đề xuất thông qua kết quả thực nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

1. Giáo dục GTVHTT cho sinh viên ĐHSPNN là một việc làm vô cùng cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu mới của thời đại, của xã hội và đáp ứng cơng cuộc đổi mới căn bản, tồn diện của GD, đào tạo. giáo dục GTVHTT cho SV ĐHSP NN là nhằm nâng cao nhận thức của SV về các GTVHTT, bồi dưỡng tình cảm, thái độ và hình thành các hành vi thể hiện các GTVHTT, góp phần tạo nên người GV ngoại ngữ trong tương lai vừa có đức, vừa có tài, vừa có thể dạy “người” vừa có thể dạy “chữ”. Bên cạnh đó, giáo dục GTVHTT cho SV đại học SPNN còn tác động đến hoạt động nghề nghiệp sau này của SV bởi chính họ sẽ là những người có nhiệm vụ GD, trao truyền lại các GTVHTT cho các thế hệ học trò mai sau.

2. Theo tiếp cận hệ thống, giáo dục GTVHTT cho SV là một quá trình GD với đầy đủ các thành tố như: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, con đường, phương pháp, hình thức GD, phương pháp đánh giá. Các thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại lẫn nhau.

3. Kinh nghiệm giáo dục GTVHTT của một số nước trên thế giới cho thấy các nước đều chú trọng công tác giáo dục GTVHTT cho thế hệ trẻ bằng nhiều cách thức khác nhau. Khảo sát thực trạng giáo dục GTVHTT ở một số trường ĐH có chuyên ngành SPNN cho thấy giáo dục GTVHTT có được thực hiện trong các trường qua các hình thức hoạt động khác nhau nhưng chưa được tiến hành một cách thường xuyên, việc tích hợp giáo dục GTVHTT vào các học phần KH-XH trong chương trình SPNN có được tiến hành song kết quả chưa như mong đợi.

4. Luận án đề xuất mơ hình giáo dục GTVHTT cho SV chuyên ngành đại học SPNN và bốn biện pháp giáo dục GTVHTT cho SV đại học SPNN, các biện pháp này tác động chủ yếu đến một số thành tố trong mơ hình giáo dục GTVHTT, giúp cho mơ hình có thể vận hành trong thực tiễn. Các biện pháp nhằm giúp SV có được nhận thức, thái độ, hành vi tích cực, đúng đắn đối với các GTVHTT. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong thực hiện nhiệm vụ, nội dung giáo dục GTVHTT cho SV đại học SPNN.

5. Kết quả thực nghiệm sư phạm là minh chứng cho tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. Hai biện pháp được lựa chọn để sử dụng trong tổ chức thực nghiệm là biện pháp tích hợp giáo dục GTVHTT vào nội dung các học phần KH-XH trong nhà trường và đa dạng hóa các loại hình hoạt động giáo dục GTVHTT (cụ thể là tổ chức diễn đàn cho SV đại học SPNN).

KIẾN NGHỊ

Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau: - Về phía lãnh đạo nhà trường:

+ Cần coi trọng việc giáo dục GTVHTT cho SV chuyên ngành SPNN. Nhà trường có thể xây dựng bộ quy tắc ứng xử VH trong nhà trường, quy định những quy tắc ứng xử giữa lãnh đạo nhà trường với cán bộ GV và với SV, giữa cán bộ GV với nhau, giữa cán bộ, GV với SV và giữa SV với SV để góp phần xây dựng mơi trường VH học đường trong nhà trường.

+ Dựa trên khảo sát, nghiên cứu ý kiến của GV, SV, dựa trên yêu cầu của xã hội, lãnh đạo nhà trường có thể đưa mục tiêu, nội dung giáo dục GTVHTT có gắn với đặc trưng đào tạo nghề nghiệp của SV trong chuẩn đầu ra đào tạo chuyên ngành SPNN.

+ Các trường ĐH có chương trình SPNN cũng có thể cân đối điều chỉnh thời lượng trong mỗi học phần theo hướng tiếp cận năng lực, để SV có cơ hội trải nghiệm các GTVHTT và hình thành các biểu hiện hành vi liên quan đến GTVHTT.

+ Nhà trường cũng có thể nghiên cứu xây dựng chương trình giáo dục GTVHTT như là một học phần học riêng biệt dành cho SV đại học SPNN và là học phần học bắt buộc trong chương trình SPNN.

+ Lãnh đạo nhà trường cần tuyên truyền phổ biến đến toàn thể cán bộ, GV, SV trong trường các GTVHTT cốt lõi cần được hình thành ở SV trong bối cảnh hội nhập quốc tế để giúp SV đinh hướng GT bản thân một cách rõ ràng.

+ Nhà trường cần quán triệt vai trò làm gương của lãnh đạo nhà trường, của toàn thể CB, GV trong công tác giáo dục GTVHTT.

- Đối với GV:

+ Nâng cao nhận thức của SV về vai trò của các GTVHTT trong việc giúp SV học tập, rèn luyện nghề nghiệp tương lai, trong việc hình thành nhân cách của người GV ngoại ngữ trong tương lai đáp ứng yêu cầu của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

+ Kết hợp với nhà trường, với cán bộ lớp, cán bộ chi đoàn xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong lớp học nhằm xây dựng mơi trường VH học đường trong lớp học, trong mỗi tiết học.

+ Luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ln có ý thức hành động tương ứng với chuẩn

mực các GTVHTT của dân tộc, xứng đáng là tấm gương mẫu mực cho SV SPNN noi theo.

+ Khơng ngừng học tập nâng cao hiểu biết nói chung và hiểu biết về các GTVHTT nói riêng, chủ động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong giáo dục GTVHTT cho đồng nghiệp và tự rút ra những bài học kinh nghiệm để điều chỉnh hoạt động giáo dục GTVHTT cho SV SPNN. Trong giảng dạy nói chung và trong giáo dục GTVHTT nói riêng, GV cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực thường xuyên để tăng tính chủ động, tích cực tham gia của SV, và tạo điều kiện cho SV có thể vận dụng để thể hiện các GTVHTT nhiều hơn.

- Đối với SV:

+ SV cần ý thức được tầm quan trọng của GTVHTT trong việc xây dựng nhân cách bản thân tương xứng với mong đợi của xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế, trong hoạt động nghề nghiệp tương lai cũng như trong việc tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và mang lại những giá trị cho cộng đồng.

+ SV cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng các GTVHTT vào thực tiễn, tự rút ra các bài học cho bản thân qua việc vận dụng, trải nghiệm này.

+ Không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện, hoàn thiện bản thân dựa trên định hướng GT được xây dựng bởi các GTVHTT kết hợp với các GT tinh hoa của nhân loại.

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Thu Huyền (2019), Một số giá trị văn hóa truyền thống cần giáo dục cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 24, tháng 12/2019

2. Nguyễn Thị Thu Huyền (2021), Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ - kinh nghiệm thế giới và một số khuyến nghị, Tạp chí Giáo dục, số 504, 7-12

3. Nguyễn Thị Thu Huyền (2021), Một số biện pháp nhằm giáo dục giá trị văn hóa cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam, số 44, tháng 8/2021

4. Nguyen Thi Thu Huyen & Tran Huy Hoang (2021), Current Situation of Educating Students Majoring in English Language Teacher Education in Hanoi, Viet Nam about Traditional Cultural Values, Journal of Advances in Education and Philosophy, 5(6), 153-159

5. Nguyễn Thị Thu Huyền (2021), Cơ sở lí luận của giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên đại học sư phạm ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tạp

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội

2. Đức Anh (2018), “Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống: chiến lược ưu tiên hàng đầu của Hàn Quốc”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 14/9/2018

3. Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (2014), Giá trị văn hóa truyền thống dân tộc

với việc xây dựng nhân cách SV Việt Nam hiện nay, NXB Chính Trị Quốc Gia-

Sự Thật, TP Hồ Chí Minh

4. Hồng Chí Bảo (2009), “Hệ GTVH TT Việt Nam trong đổi mới và hội nhập”,

Tạp chí cộng sản, số 7 (175).

5. Bộ GD-ĐT (2010). Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy

học. Dự án Việt-Bỉ, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT - thông tư ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ngày 22 tháng 8

năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

7. Bộ GD-ĐT. Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 về Ban hành

các chương trình mơn lí luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng, dành cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác –Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh

8. Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (2002), Tìm hiểu GTVH TT

trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà

Nội.

9. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (2002), GT TT trước thách thức của

tồn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đặng Thị Phương Duyên (2015), Giá trị văn hóa truyền thống và lối sống của

11. Đặng Thị Phương Duyên, Dương Thị Thanh Xuân (2017), Kế thừa và phát huy

giá trị văn hoá truyền thống trong việc phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

12. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết trung ương 09 Bộ Chính trị, khóa VII

13. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết trung ương TW5, khóa VIII

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị Quyết số 22-NQ/TW ngày 10-4-2013 về “Hội nhập quốc tế”.

17. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW-Khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia.

19. Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội (2019), Chương trình đào tạo

chuẩn trình độ Đại học, ngành sư phạm Tiếng Anh, mã số 7140231

20. Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội, Tóm Tắt nội dung học phần - ngành Sư phạm Tiếng Anh

21. Đại học Sư phạm Hà Nội, Đề cương học phần - chuyên ngành sư phạm Tiếng Anh

22. Đại học Sư phạm Hà Nội, Khung chương trình chuyên ngành Sư Phạm Tiếng

Anh, mã ngành 701, ĐHSP Hà Nội

23. Đại học Sư phạm Hà Nội, Chuẩn đầu ra chương trình Sư Phạm Tiếng Anh, mã ngành 7140231, ĐHSP Hà Nội

24. Trần Văn Giàu (1987), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

25. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công

26. Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm (2003), Về phát triển văn hóa và xây

dựng con người thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội

27. Phạm Minh Hạc (2013), Giá trị học – cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng hệ

giá trị chung của người Việt Nam thời nay, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

28. Phạm Minh Hạc (2015), Định hướng GT con người Việt Nam thời kì đổi mới và

hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Lương Đình Hải (2015), “Xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế: Góp thêm một vài ý kiến nhỏ”, in trong: Trần Ngọc Thêm, Một số vấn đề về hệ GT Việt Nam trong giai đoạn hiện

tại, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh.

30. Cao Xuân Hạo (2001), “Về tính hiếu học của người Việt xưa và nay”, Tạp chí

xưa và nay, số 86 (134) II

31. Dương Phú Hiệp (2010), Văn hóa và con người Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Lê Văn Hiệp (2009) “Văn Hóa truyền thống ở Nhật”, Tạp chí Tia Sáng, ngày 16/9/2009

33. Nguyễn Văn Hiếu (2015), “Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên”, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 372

34. Trần Bá Hoành (1995), Đánh giá trong giáo dục, NXB Giáo dục

35. Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức (2002), Giáo dục học đại cương, tập 2, NXB Giáo dục

36. Đỗ Huy, Trường Lưu (1993), Sự chuyển đổi các giá trị trong văn hóa Việt

Nam, NXB Khoa học-xã hội, Hà Nội

37. Nguyễn Thị Lan Hương (2016), “Ở Mỹ, người ta dạy đạo đức thế nào?”, Tạp

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên đại học sư phạm ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Trang 164 - 178)