Thanh tra ngân hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 37 - 38)

- Mơ hình ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ được hình thành trên cơ sở lý luận coi chính chính sách tín dụng – tiền tệ là một bộ phận trong chính sách phát triển

3. HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 1 Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

3.6. Thanh tra ngân hàng

Thanh tra ngân hàng là bộ phận quản lý nhà nước về ngân hàng. Do đó, hoạt động thanh tra có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, hoạt động thanh tra ngân hàng mang tính quyền lực nhà

nước, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

Thứ hai, thanh tra ngân hàng gắn liền với hoạt động quản lý nhà

nước về ngân hàng.

- Đối tượng thanh tra ngân hàng: Theo quy định tại Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:

+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngồi khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;

+ Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thơng tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn khơng phải là ngân hàng;

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

- Nội dung thanh tra ngân hàng: Theo quy định tại Điều 55 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 bao gồm:

+ Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

+ Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng.

+ Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.

+ Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật.

+ Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lịng tin của cơng chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Ngân hàng (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)