0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BƯỚU THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ - CHI CỤC THÚ Y TP HỒ CHÍ MINH (Trang 34 -63 )

- Tỷ lệ chó bị bướu trên tổng chó được đem đến khám. - Tỷ lệ chó bị bướu theo nhóm giống.

- Tỷ lệ chó bị bướu theo lứa tuổi. - Tỷ lệ chó bị bướu theo giới tính. - Tỷ lệ chó bị bướu theo hệ thống cơ thể.

- Tỷ lệ chó bị bướu theo tính chất của bướu: bướu lành, bướu độc. - Thời gian lành vết thương sau khi cắt bỏ bướu.

- So sánh hiệu quả giữa phẫu trị và hoá trị. 3.6 PHƯƠNG PHÁP THC HIN 3.6.1 Ti phòng khám • Hi bnh - Tên chủ gia súc: - Giống, tuổi, giới tính chó: - Thời gian phát hiện bướu:

- Những biểu hiện trên thú khi phát hiện bướu:

• Khám lâm sàng:

- Thú được rọ mõn hay được chủ ôm.

- Quan sát tình trạng tổng quát của thú, vị trí bướu, ước lượng màu sắc, kích thước, hình dạng của bướu.

- Dùng tay đã đeo găng sờ nắn vị trí bướu và các vùng xung quanh, quan sát phản

ứng của thú. Sờ nắn các mô xung quanh và các hạch kế cận, xác định độ cứng chắc, độ di động và gốc của bướu.

- Nếu bướu ở trong âm đạo, dùng tay đeo găng thoa chất bôi trơn Vaseline đưa vào trong âm hộ thăm dò các tổn thương mà bướu có khả năng gây ra.

PHIẾU THEO DÕI

Ngày...tháng ...năm: 2007 Mã số: Tên chủ chó: Địa chỉ: Điện thoại: Nhóm giống chó: Nội Ngoại Giới tính: Đực Cái Tuổi: Thể trạng thú: mập bình thường ốm Vị trí bướu: Kích thước bướu: ≤ 2cm > 2cm Tai biến: Trong phẫu thuật:

Sau phẫu thuật: Nhiễm trùng Đứt chỉ Xuất huyết Chết

Ngày lành vết thương:

3.6.2 Ti phòng phu: tiến hành phu thut ct bbướu3.6.2.1 Bướu có đường kính t2 cm trxung 3.6.2.1 Bướu có đường kính t2 cm trxung

• Tiến hành

- Thú đã được cầm cột chắn chắn và đã được vệ sinh vùng mổ, sát trùng cẩn thận. - Gây tê cục bộ bằng lindocain 2%.

- Cách gây tê: 2

4 3

1

- Mở rộng bao da bao quanh bướu bằng dao mổ.

- Dùng kéo đầu tù tách lớp mô liên kết bao quanh khối u.

- Vừa tách vừa quan sát các mạch máu để cầm máu ngay bằng cách cột các mạch máu bằng chỉ catgut chromic 4.0 hay bằng cách đốt điện trước khi cắt đứt.

- Tiếp tục tách khối u ra khỏi mô liên kết phía dưới chân bướu và da phía trên bề

mặt để lấy khối u đó đi.

- Dùng dao cạo sạch các mô xung quanh khối u.

- Kiểm tra lại xem có rỉ máu từ các mạch máu do cột còn sót hoặc đã cột mà không chặt. - Rửa vết thương bằng oxy già.

- Khâu vết thương lại bằng chỉ cotton với các đường may gián đoạn đơn giản hoặc

đường may nệm nằm dựng gián đoạn.

- Sát trùng ngoài vết thương bằng cồn iod 5%. - Băng bó vết thương.

• Hu phu

- Cấp kháng sinh kháng viêm liên tục từ 5-7 ngày. - Vitamin C, vitamin K, B-complex.

3.6.2.2 Bướu có đường kính t2 cm trlên• Tiến hành: • Tiến hành:

Cách tiến hành tương tự như phần mổ bướu nhỏ: cầm cột, làm vệ sinh vùng mổ, sát trùng vùng mổ.

- Phải cho thú nhịn ăn ít nhất 6 tiếng, nhịn uống 2 tiếng trước khi mổ, tiêm thuốc tiền mê atropine trước khi gây mê 15 phút.

- Gây mê thú bằng Zoletil với liều 5 – 7 mg/kgP tiêm tĩnh mạch.

- Tiến hành cũng giống như bướu nhỏ, nhưng với các trường hợp này phải lượng

định da đủđể khi lấy khối u đi thì phần da còn lại dễ dàng đóng được vết thương.

- Cắt đường chung quanh khối u tuỳ theo hình dạng cấu trúc của khối u mà vết thương có hình dạnh khác nhau.

- Dùng kéo đầu tù tách các mô liên kết bao quanh khối u.

- Dùng kẹp và chỉ để kẹp và cột tất cả các mạch máu đến nuôi dưỡng khối u. trường hợp bướu có chân cắm vào mô cơ, xương, phải hết sức nhẹ nhàng cẩn thận bóc tách chúng ra. Đối với các khối u tuyến vú dạng hỗn hợp hay bám chặt vào xương sườn vùng ngực, đôi khi cắm sâu vào phúc mạc, cơ hoành của thành bụng.

- Nạo vét các phần khối u còn sót, các mô xung quanh bướu. Kiểm tra lại sự rò rỉ

mạch máu, xem xét và cạo sạch các vết tích còn lại của khối u. - Rửa vết thương bằng oxy già.

- Đối với các khối u khi can thiệp lấy nó đi ảnh hưởng đến xoang bụng thì phải

đóng thành bụng lại với chỉ catgut chromic 4.0 bằng đường may liên tục đơn giản. Khâu các lớp cơ bằng chỉ tiêu sau đó đóng miệng vết thương ở lớp da bằng chỉ cotton.

- Sát trùng lại vết thương bằng cồn iode 5%. Sau đó băng bó vết thương lại.

• Hu phu

- Cấp kháng sinh liên tục 7 – 10 ngày - Vitamin C, B complex, vitamin K…

3.6.2.3 Bướu đường sinh dc cái

Bướu bung trng, tcung, cccung • Tiến hành:

Thường các khối u ở bộ phận này phải can thiệp bằng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ. Kỹ

thuật tiến hành phẫu thuật thì tương tự như thiến chó cái:

- Cầm cột, vệ sinh, sát trùng vùng giải phẫu (vùng bụng) sau khi đã chẩn đoán khối

u bằng siêu âm, X quang.

- Tiêm thuốc tiền mê, sau đó gây mê thú bằng Zoletil.

- Mở ổ bụng theo đường giữa bụng sau cách rốn khoảng 1 cm kéo dài về phía sau khoảng 6 – 8 cm. Tuỳ theo kích thước khối u nằm ở vị trí nào và độ lớn của nó mà chiều dài đường mổ khác nhau.

- Tách mô liên kết bộc lộđường trắng, dùng kẹp có mấu kéo cơ bụng lên tạo một lỗ thủng trên đường trắng sâu đến phúc mạc và mở rộng đường mổ theo chiều dài bằng kéo. Sau khi xoang bụng bộc lộ rõ cho ngón tay trỏ hoặc dùng cây móc tử cung cho vào xoang bụng để tìm và kéo tử cung ra ngoài. Như vậy, một nhánh của sừng tử cung

đã được kéo lên hoàn toàn.

- Dùng một kẹp để kẹp ngang qua giữa sừng tử cung và buống trứng.

- Dùng chỉ tiêu thực hiện mối cột ngay vị trí của kẹp gần với buồng trứng, sau đó cột một mối nữa ở xa buồng trứng để ngăn ngừa sự chảy máu.

- Cắt toàn bộ buồng trứng.

- Giữ sừng tử cung đó để dễ tìm sừng tử cung còn lại. Kéo nhánh còn lại của sừng tử cung ra ngoài và tiến hành tương tự để cắt bỏ.

- Tiến hành cắt phần thân tử cung cũng tương tự như cắt bỏ sừng tử cung. Như vậy, ta đã cắt bỏ toàn tộ tử cung, sừng tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng trong đó có cả

khối u.

- Đóng ổ bụng:

+ Khâu phúc mạc bằng đường may liên tục đơn giản bằng chỉ vicryl.

+ Khâu lớp cơ bằng đường may liên tục đơn giản hay gián đoạn đơn giản bằng chỉ

+ Khâu da bằng chỉ cotton với đường may gián đoạn đơn giản hoặc đường may nệm nằm gián đoạn.

- Sát trùng vết thương, băng bó vết thương lại.

• Hu phu

- Cấp kháng sinh liên tục 7 – 10 ngày.

- Vitamin C, B complex, vitamin K… đối với chó yếu truyền tĩnh mạch glucose 5%.

- Vết thương được rửa sạch hàng ngày đến khi lành thì cắt chỉ.

Bướu âm hvà âm đạo chó cái • Tiến hành:

- Thú nhịn ăn ít nhất 6 tiếng, nhịn uống 2 tiếng trước khi mổ. - Cầm cột, vệ sinh, cạo lông vùng âm hộ và vùng xung quanh.

- Sát trùng: cồn 90%, iod 5%.

- Chích thuốc tiền mê bằng atropine,15 phút sau chính thuốc mê Zoletil.

- Dùng kẹp thẳng loại kẹp ruột để kẹp vào phần cao âm đạo, với một nhánh đưa vào trong và một nhánh ở bên ngoài.

- Dùng dao cắt một đường giữa hai kẹp để tách rời phần mô ở giữa.

- Đường mổ da được thực hiện kéo dài từ mặt lưng của mép môi âm hộ cho tới phần rộng của môi âm hộ.

- Kiểm soát sự xuất huyết bằng cách dùng kẹp mạch máu, buộc hoặc đốt điện.

- Dùng kéo đầu tù tách mô chung quanh bướu, khối bướu bộc lộ hoàn toàn ta cắt một

đường cuối cùng xuyên qua màng niêm để lấy khối bướu đi.

- Cắt bỏ lớp dưới màng niêm thường được áp dụng cho những bướu lớn hoặc bướu phức tạp.

- Đóng vết thương:

+ Đóng màng niêm bằng chỉ catgut chromic 4.0.

+ Khâu phần mô được tách ra giữa hai kẹp bằng chỉ catgut 4.0 với đường may gián

đoạn đơn giản.

- Dùng ống thông tiểu gắn vào ống dẫn tiểu để tránh nước tiểu làm bẩn vết thương dẫn tới sự nhiễm trùng.

- Rửa vết thương bằng oxy già.

• Hu phu

- Cấp kháng sinh liên tục 7 – 10 ngày.

- Vitamin C, B complex, vitamin K…trợ sức bằng truyền tĩnh mạch glucose 5%. - Vết thương được rửa sạch hàng ngày đến khi lành thì cắt chỉ.

Hình 3.1: Ct đường xung quang khi u bng dao

Hình 3.2: Dùng kéo đầu tù tách mô liên kết và cm máu bng nhit

3.6.3 Ti phòng thí nghim

Mẫu bướu sau khi được tách ra khỏi cơ thể thú sau phẫu thuật thì được ngâm trong dung dịch formol 10% có dung dịch đệm và được đưa đến phòng Vi thể - Trạm Chẩn

Đoán Xét Nghiệm và Điều Trịđể tiến hành làm tiêu bản vi thể.

Phương pháp làm tiêu bn vi thể:

- Cắt từng miếng nhỏ có kích thước từ 1 – 2 cm ở nhiều vị trí khác nhau của mẫu. - Cốđịnh chúng trong dung dịch bouine 24 h.

- Rửa dung dịch bouine dưới vòi nước sạch. - Khử nước bằng alcool: + Ethylic 700C/2 h. + Ethylic 800C/2 h. + Ethylic 900C/2 h. + Xylen 1 : 1h. + Xylen 2 : 2h.

- Ngâm mẫu trong parfin lỏng để trong tủấm 500C/8 – 12 h. - Đúc block parafin.

- Cắt mẫu bằng dụng cụ cắt chuyên dùng ởđộ dày 2 – 5 µ m.

- Nhuộm HE.

- Dán lên lam bằng keo lòng trắng trứng. - Đưa lam vào tủấm 560C/12 h.

- Nhuộm mẫu bằng hematoxylin qua các bước: + Tẩy paraffin bằng toluene 3 lần, mỗi lần 5 phút. + Rửa toluene bằng alcool ethylic absolute. + Rửa bằng nước sạch và cọ rửa bằng sáp.

+ Nhuộm Hematoxylin/3 phút.

+ Rửa bằng nước sạch và để khô.

+ Tẩy nước bằng dung dịch isopropylic 1000 lặp đi lặp lại 3 lần, 5 phút cho mỗi lần.

+ Nhuộm Eosine (Y) trong 2 phút.

+ Để khô sau đó dán lên lam bằng keo chuyên dụng.

+ Mẫu được quan sát và chẩn đoán tế bào trên kính hiển vi ở độ phóng đại 100 và 400.

- Đọc, ghi kết quả, mô tả bệnh tích và chụp tiêu bản vi thể tại Phòng Giải phẫu

Bệnh Lý – Khoa Chăn Nuôi-Thú Y – Trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM.

3.7 PHƯƠNG PHÁP XLÝ SLIU

Số liệu được xử lý bằng trắc nghiệm Chi bình phương χ2

(phần mền minitab 12.21).

PHN IV. KT QUVÀ THO LUN

4.1 TLCHÓ BBƯỚU TRÊN TNG SCHÓ TI KHÁM

Qua thời gian khảo sát thực tế các trường hợp bướu trên chó tại Trạm Chẩn Đoán Xét Nghiệm và Điều Trị - Chi Cục Thú Y Tp. Hồ Chí Minh từ ngày 26/02/2007 đến 26/06/2007, chúng tôi ghi nhận được 63 trường hợp chó bị bướu và 79 trường hợp chó bị mộng mắt trong tổng số chó tới khám và điều trị tại trạm là 3204 con.

Theo kết quả xét nghiệm của Trần Thị Hồng Vân (2003) thì những trường hợp mộng mắt trên chó là do sự triển dưỡng của tuyến Meibomain (tuyến bã nhờn) quá mức kèm theo viêm tuyến lệ và xung huyết, tích dịch… các trường hợp khác do viêm mãn tính. Ngoài ra các yếu tố gây kích ứng như bụi, lông mi đâm vào mắt… lâu ngày cũng gây nên mộng mắt. Do đó tỷ lệ bướu trên chó chúng tôi khảo sát được là 1,97%.

Kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn kết quả khảo sát của Trần Thị Hồng Vân (2003) đã ghi nhận được tỷ lệ bướu trên chó là 1,58% và Đặng Lê Thanh Hồng (2005) là 1,32% khảo sát tại Trạm Phòng Chống Dịch và Kiểm Dịch Động Vật, đồng thời thấp hơn kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Hoàng Yến (2003) là 2,26% tại cùng một

địa điểm khảo sát.

Trên thực tế các trường hợp bướu trên chó còn có thể cao hơn nữa do các loại bướu bên trong nội quan ít được phát hiện.

4.2 TLCHÓ BBƯỚU THEO HTHNG CƠTH

Khảo sát 63 trường hợp bướu trên cơ thể chó chúng tôi nhận thấy bướu xuất hiện trên 4 hệ thống cơ thể ở 16 vị trí khác nhau và những khối u trong xoang bụng không xác định rõ nằm trên cơ quan nào trong xoang bụng do kết luận từ việc siêu âm và chúng tôi không có điều kiện mổ để xác định vị trí chính xác của khối u đó. Kết quả các vị trí xuất hiện của bướu được trình bày qua bảng 4.1 sau:

Bng 4.1. Vtrí xut hin các trường hp bướu Số lượng Tỷ lệ Hệ thống Vị trí (con) (%) Sinh dục Âm đạo, tử cung 5 7,94 U nang buồng trứng 5 7,94 Dương vật 4 6,35 Tuyến tiền liệt 1 1,59 Tổng cộng 15 23,81 Bàng quang 4 6,35 Tiết niệu Tuyến thượng thận 1 1,59 Tổng cộng 5 7,94 Vú 13 20,63 Chân 7 11,11 Lưng, hông 6 9,52 Da Bụng, ngực 5 7,94 Cổ, vai 3 4,76 Tai 2 3,17 Mí mắt 1 1,59 Tổng cộng 37 58,73 Miệng 1 1,59

Tiêu hoá Hậu môn 1 1,59

Lách 1 1,59

Tổng cộng 3 4,76

Không rõ Xoang bụng 3 4,76

Tổng cộng 63 100

Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy bướu da là xuất hiện nhiều nhất trong các hệ

thống của cơ thể chiếm tỷ lệ 58,73%, bướu ở hệ thống tiêu hoá là thấp nhất chiếm tỷ lệ

Bướu da xuất hiện nhiều nhất (58,73%) nguyên nhân có thể là do da là cơ quan

bao bọc bên ngoài cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân có hại cho cơ thể nên dễ tiếp xúc trực tiếp hoặc cọ sát lâu ngày với các hoá chất gây ung thư. Do đó da dễ bị

bướu hơn so với các cơ quan khác. Mặt khác theo Andersen (1968) và một số nhà khoa học (trích dẫn Nguyễn Thị Hoàng Yến, 2003) cũng cho rằng các tia bức xạ điện từ như tia X, các chất phản xạ như Plutonium cũng là nguyên nhân gây nên bướu da trên chó.

Hình 4.1: Bướu c

Hình 4.2: Bướu chân

Trong các loại bướu da thì bướu vú chiếm tỷ lệ cao nhất 13 ca trong 37 ca bướu ở

da (chiếm tỷ lệ 35,16%).qua khảo sát chúng tôi nhận thấy bướu thường xuất hiện ở hai hàng vú sau cùng. Theo Warner (1976) và E. Moult (1990) (trích dẫn Huỳnh Thanh Giang, 2004) do các tuyến vú sau có nhiều nốt tăng sinh hơn các tuyến còn lại. Chúng

có thể là các nốt tiền tân bào. Kết quả khảo sát này tương đương với kết quả khảo sát

của Huỳnh Văn Hưu (1999) và Trần Thị Hồng Vân (2003).

Hình 4.3: Bướu vú

Bướu ở hệ thống sinh dục cũng chiếm tỷ lệ khá cao (15 trường hợp chiếm tỷ lệ

23,81%), chiếm vị trí thứ hai sau bướu da. Nguyên nhân có thể là do chó bị nhiễm virus tạo thành bướu lây qua đường sinh dục. Chúng tôi nhận thấy bướu trên hệ thống sinh dục chó cái cao hơn trên chó đực, nguyên nhân có thể là do chó cái mẫn cảm hơn chó đực. Kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát của Huỳnh Văn Hưu (1999) và Trần Thị Hồng Vân (2003).

Hình 4.4: Bướu dương vt

Bướu trên hệ thống tiết niệu chiếm tỷ lệ 7,945% trong đó có 4 trường hợp nằm ở

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP BƯỚU THƯỜNG GẶP TRÊN CHÓ TẠI TRẠM CHẨN ĐOÁN XÉT NGHIỆM VÀ ĐIỀU TRỊ - CHI CỤC THÚ Y TP HỒ CHÍ MINH (Trang 34 -63 )

×